5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19
Các loại vắc xin COVID-19 hiện đang áp dụng tiêm hai liều cách nhau và chúng có một số tác dụng phụ như mệt mỏi đau đầu, buồn nôn,,,. Sau đây là 5 lời khuyên về ăn uống trước và sau khi tiêm giúp bạn khắc phục phần nào sự cố này.
1. Không tiêm vắc xin khi bụng đói
Thật ra, ăn trước tiêm dường như không liên quan gì đến hiệu quả của vắc xin, nhưng giúp bạn đủ năng lượng, tránh bị ngất xỉu hoặc cảm thấy chóng mặt, đặc biệt nếu bạn thuộc típ người hay sợ kim tiêm.
Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào. Trong khi các cơ sở tiêm chủng không cho phép bạn ăn đồ ăn nhẹ trong khu vực chờ theo dõi. Vì vậy, các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp bạn duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu bạn có cơ địa dễ hạ đường huyết.
2. Giữ đủ nước cho cơ thể
Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của tiêm vắc xin COVID-19 và việc bị mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn. Bạn cần uống nhiều nước như nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác không quá nhiều đường, nên có chai nước bên cạnh để có thể uống trong ngày đi tiêm. Thông thường bạn nên uống đủ 8 ly nước cho mỗi ngày.
Mất nước có thể làm cơn đau đầu trầm trọng hơn sau khi tiêm, vì vậy bạn nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, trà hoặc các chất lỏng khác.
3. Không uống bia rượu
Không uống bia rượu trước khi tiêm vắc xin COVID-19. Sự kết hợp bia rượu với các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm làm các triệu chứng nặng lên. Bia rượu cũng gây khó khăn cho việc phân biệt giữa tác dụng phụ của vắc xin và tác dụng phụ của uống quá nhiều bia rượu. Mặt khác, bia rượu có thể làm gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Cần tránh xa bia rượu để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch của mình sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Nói KHÔNG với bia rượu trước và sau tiêm vắc xin COVID-19 để hỗ trợ sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch.
4. Tăng cường các thực phẩm chống viêm
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều. Trong một bài báo xuất bản trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh, cho thấy, chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Theo website về sức khỏe của trường Đại học Havard, những thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua; dầu ô liu; Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; Trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.
Các thực phẩm chống viêm như cá béo, các loại hạt, rau lá xanh; quả dâu, cà chua… giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trong quá trình tiêm vắc xin COVID-19.
5. Dùng một số thực phẩm chống buồn nôn
Trong khi một số người sẽ cảm thấy khỏe mạnh bình thường sau khi tiêm vắc xin, nhưng một số người có thể cảm thấy mệt mỏi buồn nôn. Bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chống buồn nôn như trà gừng hoặc gừng tươi, bạc hà, hạt thì là…
Nhận biết dấu hiệu huyết khối, giảm tiểu cầu sau tiêm vắc xin Covid-19
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, Pfizer/BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất.
Thời gian theo dõi sau tiêm vắc xin Covid-19 là 30 ngày - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19" do Bộ Y tế ban hành, thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là biến cố hiếm gặp, được ghi nhận trong báo cáo của các cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại một số quốc gia.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin Covid-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não.
Miễn dịch cộng đồng là gì và vắc xin quan trọng ra sao trong đại dịch Covid-19?
Biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin Covid-19, cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4). Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hóa tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Để chẩn đoán, cùng với chẩn đoán bằng xét nghiệm máu, bệnh nhân (BN) cần được thực hiện thêm chẩn đoán hình ảnh, siêu âm doppler mạch vị trí nghi ngờ lâm sàng, chụp X-quang, cộng hưởng từ... giúp phát hiện huyết khối, chảy máu.
Tỷ lệ huyết khối sau tiêm vắc xin Covid-19 là hiếm gặp, cụ thể với AstraZeneca là 4,6/1 triệu liều tiêm thứ nhất, Pfizer/BioNTech là 0,2/1 triệu liều tiêm thứ nhất. Huyết khối sau tiêm vắc xin AstraZeneca chủ yếu gặp ở nữ.
Tỷ lệ đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca ở người trẻ cao hơn so với người lớn tuổi. Sau tiêm vắc xin AstraZeneca, tỷ lệ đông máu dường như ít xảy ra ở người trên 60 tuổi, khoảng 0,2/1 triệu liều tiêm đầu.
Biến chứng đông máu sau tiêm vắc xin AstraZeneca phụ thuộc vào yếu tố di truyền, bệnh nền, lối sống, thuốc đang dùng, yếu tố V Leiden. Cơ chế bệnh sinh được cho là sự hình thành các kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (PF4), gây tiêu thụ tiểu cầu dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp và hình thành huyết khối.
(Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM - HCDC)
Theo Bộ Y tế, cấp cứu điều trị, phụ thuộc vào điều kiện nhân lực các tuyến y tế. Trong đó, tại các cơ sở y tế xã, phường, trung tâm y tế quận/huyện, cần theo dõi người sau tiêm vắc xin Covid-19. Nếu xuất hiện ít nhất 1 trong các triệu chứng lâm sàng kể trên, cần chuyển tuyến cao hơn, xử trí cấp cứu nếu có.
Tại các bệnh viện tuyến quận/huyện, tiếp nhận, xử trí những người sau tiêm vắc xin Covid-19 xuất hiện triệu chứng: đau đầu dai dẳng; đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa); đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết dưới da. Với các BN có triệu chứng trên, nên được thực hiện các xét nghiệm: đếm số lượng tiểu cầu; các thăm dò khác như: siêu âm, X-quang; cộng hưởng từ (nếu có)... Trường hợp đánh giá BN có bất thường, cần chuyển tuyến cao hơn hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia.
Các loại vắc xin Covid-19 trên thế giới được sản xuất theo công nghệ nào?
Các triệu chứng thường gặp liên quan đến biến chứng huyết khối - giảm tiểu cầu:
- Huyết khối mạch máu não, nội tạng và phổi: Nhức đầu dữ dội; Đau bụng, đau lưng; Buồn nôn và nôn; Thay đổi thị lực; Thay đổi trạng thái tinh thần như cáu gắt, buồn rầu, giận vô cớ, ngủ gà và lơ mơ; Đau ngực và khó thở; Sưng chân và đau chân, tăng hơn khi vận động.
- Giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng: Vết bầm tím ngoài da có đặc điểm: Dạng chấm, dạng mảng, dạng u máu; Màu đỏ tươi, tím bầm, màu vàng nhạt; Khi ấn hoặc đè vào vết bầm không biến mất; Không đau và xuất hiện tự nhiên. Chảy máu răng, miệng tự nhiên hoặc sau chải răng. Chảy máu mũi, xuất huyết kết mạc mắt tự nhiên. Tiểu ra máu, đại tiện phân đen hoặc máu tươi. Kinh nguyệt bất thường và rong kinh kéo dài. Xuất huyết có thể biểu hiện cùng lúc dưới da, niêm mạc và nội tạng.
Khi có các dấu hiệu trên sau tiêm ngừa từ ngày thứ 4, cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc cơ sở y tế tiêm ngừa để được thăm khám, tham vấn và trị liệu.
Tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh/TP, khi tiếp nhận BN cần đánh giá tình trạng lâm sàng, các xét nghiệm cơ bản và chẩn đoán hình ảnh để đánh giá huyết khối, nguy cơ chảy máu. Nếu vượt quá khả năng, cần hỏi ý kiến chuyên gia hoặc chuyển tuyến.
Tại các tuyến T.Ư, nơi tiếp nhận người sau tiêm vắc xin Covid-19 có biến cố nặng do các tuyến chuyển đến, thực hiện tất cả các thăm dò cần thiết để chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế (về chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch). Tham vấn ý kiến chuyên gia khi cần (tim mạch, đột quỵ, thần kinh, huyết học...), đặc biệt lưu ý chẩn đoán và điều trị giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch khi BN có cả 2 yếu tố: sau khi tiêm vắc xin Covid-19 từ 4 - 28 ngày và xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ huyết khối. Đồng thời, thực hiện ngay các xét nghiệm chẩn đoán số lượng tiểu cầu, xác định huyết khối (chẩn đoán hình ảnh). Cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi nghi ngờ BN giảm tiểu cầu huyết khối do vắc xin.
Covid-19: Hội chứng "vắc xin hành" như dân mạng đặt tên có đáng ngại? Nhiều người sợ sau tiêm vắc xin Covid-19 bị sốt cao trên 39 độ, người đang nóng như hòn than bỗng dưng lên cơn rét run đắp 3 chăn không đỡ. Hội chứng "vắc xin hành" như dân mạng đặt tên có đáng ngại? Sau tiêm vắc xin Covid-19, nhiều người "cảnh báo" sẽ có một đêm "phê" vì sốt. Rất nhiều người...