5 lời khuyên hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch mùa hè
Nhiệt độ vào hè ngày một cao hơn đồng nghĩa với nguy cơ đột quỵ, sốc nhiệt ở người có tiền sử bệnh tim mạch càng cao hơn. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn bảo vệ sức khỏe tim mạch mùa hè này.
Việc bảo vệ sức khoẻ tim mạch mùa hè đúng cách giúp bạn tránh xa khỏi nguy cơ bị đột quỵ, sốc nhiệt thậm chí là tử vong do cơ thể không thích nghi kịp thời với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi hay những người đang có hoặc từng có tiền sử bị bệnh tim mạch.
1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Nhiệt độ tăng cao khiến tốc độ mất nước cũng tăng lên, nhất là những người hoạt động ngoài trời với tần suất cao hay các vận động viên. Lúc này cơ thể cũng cần nhiều nước hơn để tim có thể bơm máu nuôi các cơ quan trong cơ thể kịp “nhịp điệu” bình thường.
Nhất là khi điều này diễn ra khá suôn sẻ ở người có sức khoẻ tim mạch bình thường thì những người có trái tim yếu sẽ có nguy cơ cao bị say nắng, rối loạn nhịp tim. Theo Tiến Sĩ Sanjay, khi cơ thể bị mất nước – điều này sẽ trở thành nguy cơ gây ra bệnh lý rung nhĩ và đột quỵ. Nặng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Bổ sung nước đầy đủ vào mùa hè giúp phòng tránh đột quỵ, rối loạn nhịp tim (Ảnh: Internet)
Vì thế bổ sung đủ nước cho cơ thể là bí quyết bảo vệ sức khoẻ tim mạch mùa hè quan trọng cần nhớ.
Bạn có thể bổ sung nước bằng nhièu cách, chẳng hạn như uống nước lọc, nước ép, nước canh,… Đối với người trên độ tuổi 50 cần chú ý vì họ thường không có cảm giác đang khát nên dễ bị say nắng hay đột quỵ vì mất nước hơn nhóm khác.
2. Bảo vệ sức khoẻ tim mạch mùa hè nhờ chọn thuốc khôn ngoan
Với những người đang phải uống thuốc vì bệnh tim hay huyết áp cao sẽ hay được chỉ định một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mất nước vào mùa hè như thuốc lợi tiểu (còn được gọi là thuốc thải nước). Đôi khi thuốc chống trầm cảm hay những thuốc kháng histamine cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn khó đổ mồ hôi hơn.
Bảo vệ sức khoẻ tim mạch mùa hè nhờ chọn thuốc khôn ngoan (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Vì thế khi cần dùng thuốc cho mùa hè, dù là bất kì loại thuốc nào hãy hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ không mong muốn và liệu có thuốc nào hoạt chất tương tự có thể thay thế mà giảm tác dụng phụ mất nước hay không.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy bị hoa mắt chóng mặt khi sử dụng các loại thuốc kể trên cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ về việc giảm liều trong mùa hè có ảnh hưởng gì không?
3. Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffein hoặc cồn
Các thức uống có chứa caffein hay chứa cồn đều không được khuyến khích nếu bạn muốn bảo vệ sức khoẻ tim mạch mùa hè của mình.
Đồ uống có cồn không tốt cho sức khoẻ tim mạch vào mùa hè (Ảnh: Internet)
Những loại đồ uống này đều có thể gây ra hiện tượng mất nước và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn uống quá nhiều. Từ đó nguy cơ gặp các biến chứng tim cũng cao hơn. Bên cạnh đó điều này cũng không hề tốt với những người đang thực hiện các thủ thuật tim mạch như nong mạch hay đặt stent hoặc van tim nhân tạo.
Nguyên nhân được giải thích là do chất kích thích có thể khiến máu bị cô đặc và tắc nghẽn stent.
4. Hạn chế các hoạt động ngoài trời
Với nhiệt độ nắng nóng của mùa hè thì việc giảm bớt áp lực cho tim là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ tim mạch mùa hè được ổn định. Mặc dù hoạt động ngoài trời tốt cho sức khoẻ nhưng bạn chỉ nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối muộn – khi mà nhiệt độ đã hạ xuống.
Nên tập thể dục khi nhiệt độ đã hạ xuống (Ảnh: Internet)
Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài thì đừng quên trang bị các thiết bị bảo vệ bạn khỏi nắng nóng như quần áo chống nắng, găng tay, khẩu trang, kính mắt, bôi kem chống nắng,…
5. Khám bác sĩ nếu thấy bất thường
Nếu thấy xuất hiện các cơn đau thắt ngực, khó thở, tim đập nhanh,… đặc biệt là với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch thì ngay lập tức bạn cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Vào mùa hè, dưới tác động của nhiệt độ áp lực mà tim phải chịu sẽ cao hơn những ngày có nhiệt độ bình thường dẫn tới nhu cầu oxy của tim cũng cao hơn. Do đó, cần quan sát những biểu hiện bất thường để được can thiệp y tế kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Nhất là đối với những người có nguy cơ bị rung nhĩ hay suy tim sung huyết.
Nghiên cứu khoa học cho thấy mùa hè đang ngày càng nguy hiểm với nhân loại
Tính đến năm 2100, khoảng 1,2 tỷ người trên trái đất sẽ bị sốc nhiệt, cao gấp 4 lần so với hiện nay.
Theo hãng tin BBC, hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ sốc nhiệt, một tình trạng có thể khiến các chức năng trong cơ thể ngừng hoạt động. Phần lớn những nạn nhân này sống tại các nước đang phát triển hoặc đang làm những công việc phải phơi nắng quá nhiều.
Thậm chí, ngay cả những công nhân trong nhà máy hay y tá bệnh viện cũng có khả năng sốc nhiệt do nhiệt độ môi trường ngày một tăng cao trong mùa hè. Với sự ấm lên của trái đất, chẳng mấy mà mùa hè trở nên quá nóng, quá nguy hiểm (Too Hot, Too Dangerous) cho loài người.
Một trong những ví dụ của người làm việc trong nhà nhưng vẫn có nguy cơ sốc nhiệt là bác sĩ Jimmy Lee tại Singapore. Những căn phòng chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 tại đây thường không có điều hòa nhằm tránh việc thổi virus lây lan sang những nơi khác, bởi vậy những bác sĩ như Jimmy Lee luôn trong tình trạng nóng nực, đổ mồ hôi và mất nước liên tục.
Đồ bảo hộ cho các bác sĩ hiện nay không hề thoáng khí
Tồi tệ hơn, bộ đồ bảo hộ những nhân viên y tế này không hề thoáng khí nhằm tránh lây nhiễm, khiến những ca trực 8 tiếng của các bác sĩ, y tá trở nên vô cùng khó khăn trong những ngày hè nóng nực.
"Bạn sẽ bị sốc khi vào phòng chăm sóc đặc biệt lần đầu tiên. Chúng tôi thật sự không thoải mái chút nào với điều kiện làm việc thế này cho 1 ca trực 8 tiếng, nó ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần làm việc", bác sĩ Lee cho biết.
Nguy hiểm hơn, bác sĩ Lee cho rằng việc quá nóng khiến họ bị giảm sút khả năng ra quyết định trong những thời điểm sống còn của bệnh nhân. Ngoài ra, khả năng đột quỵ hay suy giảm thể lực do sốc nhiệt cũng đe dọa đến việc chăm sóc bệnh nhân của các bác sĩ.
Cái chết từ sốc nhiệt
Thông thường việc sống trong môi trường có nhiệt độ quá cao liên tục sẽ khiến cho cơ thể con người bị mất khả năng điều tiết, qua đó khiến cơ thể liên tục nóng lên đến mức độ làm suy giảm các chứng năng cơ quan.
Tình trạng này cũng có thể diễn ra khi cơ chế thoát nhiệt bằng mồ hôi trên da không thể tiến hành do không khí quá ẩm, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và khó điều tiết.
Nhiệt độ bình quân toàn cầu ngày càng tăng kể từ năm 1850
Theo bác sĩ Rebecca Lucas, việc sốc nhiệt hay mất khả năng điều tiết thân nhiệt có thể gây nên nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng, ví dụ như ngất xỉu, mất phương hướng, chuột rút hay thận và ruột ngừng hoạt động.
Từ lâu các nhà khoa học đã phát triển hệ thống WBGT đo lường không chỉ nhiệt độ mà còn độ ẩm cùng nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ thể con người.
Vào thập niên 1930, quân đội Mỹ đã sử dụng hệ thống này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho binh lính khi huấn luyện. Khi WGBT đạt 29 độ C thì người lính được đề nghị tạm dừng huấn luyện. Tuy nhiên đây là mức độ mà bác sĩ Lee cùng các đồng nghiệp ở Singapore luôn đối mặt khi chăm sóc các bệnh nhân Covid-19.
Khi WGBT đạt 32 độ C, cuộc huấn luyện của quân đội Mỹ được khuyến nghị dừng hẳn do đây đã là mức độ cực kỳ nguy hiểm cho cơ thể người.
Trớ trêu thay, đây lại là mức độ mà Giáo sư Vidhya Venugopal thường xuyên đo được tại bệnh viện Chennai-Ấn Độ. Thậm chí có những lúc chỉ số này lên đến 33 độ C dù các bác sĩ đứng ngay dưới quạt. Thông thường với mức nhiệt 41,7 độ C tại Ấn Độ vào mùa hè, việc sốc nhiệt là điều thường xảy ra.
Theo Giáo sư Venugopal, tình trạng nóng kéo dài có thể khiến mọi người mất nước, gặp các vấn đề về tim mạch, sỏi thận hay đơn giản là kiệt sức.
Điều nguy hiểm hiện nay là tình trạng sốc nhiệt đang ngày một tăng trên toàn cầu.
Giai đoạn 2009-2019 là thập niên nóng kỷ lục
Giáo sư Richard Betts của tổ chức Met Office tại Anh đã thực hiện một mô hình trên máy tính, qua đó cho thấy số ngày mà chỉ số WGBT vượt 32 độ C trên trái đất đang ngày một nhiều hơn do thay đổi khí hậu.
Hãng tin BBC cho biết tính đến năm 2100, khoảng 1,2 tỷ người trên trái đất sẽ bị sốc nhiệt, cao gấp 4 lần so với hiện nay.
Trên thực tế để đối phó với sốc nhiệt vô cùng đơn giản. Mọi người chỉ cần tránh nóng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước... Tuy nhiên bác sĩ Lee tại Singapore cho rằng điều này nói dễ hơn làm. Với những người bận rộn như bác sĩ Lee, việc có thời gian nghỉ ngơi đã là một điều xa xỉ. Thậm chí nhiều nhân viên y tế còn không muốn uống nước để hạn chế thời gian đi vệ sinh bởi mỗi lần phải thay đồ bảo hộ lại tốn quá nhiều thời gian cũng như phiền phức.
"Sự thay đổi khí hậu là thách thức rất lớn cho nhân loại và chúng ta cần hợp tác giữa các nước để chuẩn bị cho những điều tồi tệ sắp đến. Nếu không thì cái giá phải trả sẽ rất lớn", bác sĩ Lee nói.
Bí quyết để không mất sức khi chạy bộ trong mùa hè nóng nực Sự nóng nực của thời tiết dễ khiến bạn lười biếng chạy bộ, gián đoạn kế hoạch giữ gìn vóc dáng và rèn luyện sức khỏe. Dưới đây là một số bí quyết giúp việc chạy bộ trong mùa hè trở nên dễ dàng và hiệu quả. Việc chạy bộ trong mùa hè không hề dễ dàng. Nắng gắt có thể khiến quãng...