5 lời khuyên của bác sĩ cho chị em sau sinh bị ‘khô hạn’
Sau khi sinh em bé, nhiều chị em phàn nàn bị khô rát âm đạo. Vậy nguyên nhân là gì, làm thế nào để khắc phụ tình trạng trên?
Khô âm đạo là tình trạng bệnh lý thường gặp ở phụ nữ có nội tiết tố bị suy giảm. TS. Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có lời khuyên dành cho chị em gặp phải tình trạng đó như sau.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị “khô hạn”
Nguyên nhân âm đạo bị khô rất đa dạng nhưng đều gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát và đau khi thực hiện quan hệ tình dục.
Các nguyên nhân chính khiến phụ nữ sau sinh bị khô âm đạo:
Phụ nữ sau sinh, nồng độ nội tiết tố tăng mạnh trong quá trình mang thai để giúp cho sự phát triển nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Nồng độ hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể của người phụ nữ bắt đầu trở lại bình thường trong vòng 24 giờ sau khi sinh em bé. Sự thay đổi nồng độ hormone này là nguyên nhân chính gây khô hạn. Trong thời kỳ nuôi con, cho con bú, hormone Prolactin được sản xuất ra gây ức chế việc sản xuất hormone estrogen.Trong quá trình chăm sóc con nhỏ phụ nữ thường xuyên gặp tình trạng căng thẳng, stress, khi tình trạng này kéo dài sẽ gây ức chế Estrogen. Estrogen là một hormone rất quan trọng đối với phụ nữ giúp các tế bào tuyến ở cổ tử cung tiết chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo. Khi cơ thể thiếu Estrogen sẽ gây nên tình trạng khô hạn ở phụ sau sinh và một số triệu chứng giống phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, tóc khô xơ và gãy rụng.
Nguyên nhân âm đạo bị khô rất đa dạng nhưng đều gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, nóng rát và đau khi thực hiện quan hệ tình dục.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khô âm đạo sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu và đặc biệt ảnh hưởng tới việc quan hệ tình dục. TS. Nguyễn Cảnh Chương đưa ra các lời khuyên hữu ích sau:
1. Thực hiện bài tập Kegel
Bài tập Kegel ra đời từ năm 1948, do bác sĩ phụ khoa tên là Arnold Kegel Henry sáng tạo nên. Bài tập Kegel giúp kích hoạt cơ xương chậu và giúp cơ quan sinh dục của phụ nữ được săn chắc hơn. Vùng cơ này nằm ở dưới vùng chậu, giữa 2 chân ở vùng thắt lưng.
Bài tập Kegel tác động làm săn chắc cơ sàn chậu, giúp kiểm soát vấn đề vệ sinh lẫn độ khít của âm đạo. Đặc biệt phụ nữ sau khi sinh đẻ, hoặc ảnh hưởng của tuổi già, béo phì thì vùng cơ sàn chậu này cũng bị lão hóa theo, suy yếu và giãn rộng. Do đó, phụ nữ sau sinh nên áp dụng bài tập Kegel vì nó giúp lấy lại sự săn chắc và khỏe mạnh cho âm đạo
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm, bôi trơn cho vùng kín
Việc dưỡng ẩm cho vùng kín rất có hiệu quả trong việc hạn chế khô âm đạo. Bạn nên chọn các kem dưỡng ẩm uy tín, được chỉ định riêng cho vùng kín và được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng.
Nếu gặp phải chứng khô âm đạo, bạn có thể sử dụng thuốc bôi trơn khi quan hệ. Thuốc bôi trơn này sẽ làm ướt âm đạo trong nhiều giờ, giúp vợ chồng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bôi trơn cần phải thận trọng và lựa chọn sản phẩm chất lượng.
Video đang HOT
3. Chế độ ăn uống
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cũng khiến tình trạng khô hạn của bạn giảm. Bạn nên chọn các thực phẩm hằng ngày giàu vitamin nhóm B, A. Ở phụ nữ khi thiếu vitamin nhóm B2 cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiết chất nhờn ở âm đạo gây ra khô rát âm đạo, xuất huyết, viêm nhiễm vùng kín… Đó là các loại súp lơ, nấm, thịt, hạt hướng dương, sữa, ngũ cốc, hoa quả, rau xanh… chứa nhiều vitamin nhóm B.
Các thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, rau bina, cải xoăn và dưa đỏ, cà chua… Vitamin A là chất cần thiết cho hoạt động của biểu mô, làm bài tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hóa.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cũng khiến tình trạng khô hạn của bạn giảm. Ảnh minh họa.
Suy giảm nồng độ hormone Estrogen là nguyên nhân gây ra tình trạng khô hạn. Ở phụ nữ sau sinh, để cải thiện tình trạng này nên bổ sung Estrogen tự nhiên theo cách sau:
Bổ sung thực phẩm có hàm lượng cao Isoflavone – một loại flavonoid có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như hormone Estrogen ở nữ. Khi bổ sung thực phẩm có hàm lượng cao Isoflavones sẽ cải thiện được những tình trạng do suy giảm hormone Estrogen. Một số thực phẩm có hàm lượng Isoflavones cao như: anh đào, đậu nành, cần tây, các loại hạt và thực vật họ đậu…
4. Rèn luyện sức khỏe
Bạn hãy thường xuyên thể dục thể thao, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi. Hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng, chơi các môn thể thao nhẹ, phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe của mình như chạy bộ, đi xe đạp, đánh cầu lông, bơi lội.
5. Trao đổi cởi mở với chồng
Việc “hạn hán” của bạn là điều không mong muốn. Nhất là sau khi sinh em bé vốn đã hạn chế về thời gian, sắc vóc và việc cả ngày lăn lộn với bỉm sữa, tã lót… thì việc cần trao đổi những suy nghĩ, quan điểm sống với chồng là rất cần thiết.
Trao đổi để chồng hiểu và thông cảm với bạn hơn. Điều đó việc sẽ giúp chị em bớt đi một số những căng thẳng và lo lắng không cần thiết vì sự căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến sự điều tiết hóc môn.
13 dấu hiệu tự nhận biết trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh thường khởi phát trong vòng 30 ngày sau khi sinh. Cần nhận biết sớm để có cách ứng phó hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ thầy thuốc.
Trầm cảm có thể khỏi hoàn toàn, nhanh chóng. Nhưng nó sẽ tái phát khi bệnh nhân sinh con lần sau. Các bà mẹ hay người thân có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sau:
Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Trầm uất: Bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn bã, hay muốn khóc phần lớn thời gian trong ngày. Ở một vài thời điểm nhất định trong ngày như buổi sáng hoặc buổi tối bạn có thể cảm thấy tệ hơn nhiều. Người nhà có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu này thông qua vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ của bệnh nhân.
Cáu gắt: Bạn cảm thấy mình dễ nổi giận, hay gắt gỏng với chồng, con bạn hay những người khác, một số bà mẹ không kiềm chế được cảm xúc, đánh con sau đó lại cảm thấy mình vô dụng.
Mệt mỏi: Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức và thiếu năng lượng, thậm chí việc chăm sóc con, chăm sóc bản thân, cũng trở nên quá sức.
Trầm cảm có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn kiệt sức. Ảnh minh họa
Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Mất ngủ thường gặp ở người mới sinh con. Mặc dù rất mệt mỏi nhưng bạn không thể ngủ được, bạn nằm đó thao thức và lo lắng đủ thứ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình tỉnh giấc hoặc dậy rất sớm. Một số trường hợp có thể ngủ rất nhiều.
Bồn chồn: Bạn vẫn thấy bồn chồn không yên, không thể ngồi yên một chỗ mà phải đi lại, tuy vậy chỉ một vài cử động nhỏ cũng khiến bạn cảm thấy mất nhiều sức lực.
Thay đổi khẩu vị: Bạn không muốn ăn uống hoặc mất khẩu vị, quên ăn. Một số người ăn để xả stress nhưng lại lo lắng nhiều việc mình có thể tăng cân.
Không thích thú bất kỳ thứ gì: Bạn cảm thấy không thích thú hay tận hưởng bất kỳ điều gì. Bạn có thể không cảm thấy vui sướng khi ở chung với con của mình.
Mất hứng thú với tình dục: Trầm cảm sau sinh có thể lấy đi bất kỳ sự ham muốn nào, có thể là vì quá đau hay bạn quá mệt mỏi. Người bạn đời có thể không hiểu điều này nếu bạn không chia sẻ cảm xúc thực của mình và cảm thấy bị bỏ rơi.
Suy nghĩ tiêu cực và hay cảm thấy tội lỗi: Trầm cảm có thể tác động đến cách suy nghĩ của bạn theo chiều hướng tiêu cực, chẳng hạn:
- Bạn có thể muốn gây tổn thương bản thân mình hoặc con hoặc cả hai.
- Bạn có thể có những suy nghĩ như "mình không phải là người mẹ tốt" hay "con mình không thương mình"
- Bạn có thể cảm thấy có lỗi vì nghĩ như vậy hoặc cho rằng mọi vấn đề đều do lỗi của bạn
- Bạn có thể mất tự tin
- Bạn có thể cảm thấy mình không chống đỡ nổi nữa
Lo âu quá mức - Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường gặp: Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn mắc trầm cảm sau sinh, nỗi lo sợ này có thể trở nên quá mức chịu đựng. Bạn có thể lo lắng:
- Con mình quá yếu
- Cân nặng của con không đủ
- Con khóc quá nhiều và bạn không thể làm con nín khóc
- Con quá im ắng và có thể ngừng thở
- Bạn có thể tổn thương con
- Bạn gặp vấn đề về sức khỏe
- Bạn lo chứng trầm cảm sau khi sinh của mình sẽ không bao giờ khá lên được
- Bạn lo lắng sợ hãi khi ở một mình với con và cần sự trấn an liên tục từ chồng, người thân trong gia đình.
- Khi cảm thấy lo âu, bạn có thể có một vài triệu chứng sau: Tim đập mạnh, mạch đập nhanh, không thở được, đổ mồ hôi, sợ rằng mình sẽ ngất xỉu hoặc bị trụy tim.
- Bạn tránh những nơi đông đúc hoặc các tình huống tương tự, vì bạn lo rằng mình sẽ có triệu chứng hoảng sợ.
Cảm giác lo lắng mọi thứ khi mới làm mẹ có thể trở nên quá mức chịu đựng.
Tránh né những người khác: Bạn lựa chọn tránh gặp gỡ gia đình, bạn bè hoặc cảm thấy khó khăn khi phải đi gặp những nhóm hỗ trợ giúp trầm cảm sau khi sinh.
Tuyệt vọng: Mọi chuyện bế tắc với bạn và sẽ chẳng bao giờ khá hơn. Bạn cũng có thể cảm thấy cuộc sống này chẳng đáng nữa, thâm chí bạn có suy nghĩ về gia đình sẽ tốt hơn khi bạn không còn.
Suy nghĩ tự tử: Ở trầm cảm sau sinh thường có những ý định và hành vi tự sát, cùng hành vi giết đứa con, điều này rất nguy hiểm.
Nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ muốn tổn thương bản thân hoặc người khác thì bạn nên đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
9 lời khuyên giúp giảm triệu chứng mãn kinh Những triệu chứng mãn kinh như bốc hoả, căng thẳng, mất ngủ gây nhiều phiền toái đối với phụ nữ trung niên. Cách nào để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ mãn kinh? Các triệu chứng mãn kinh thường gặp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh là quy luật tự nhiên đối với phụ...