5 lợi ích tuyệt vời của chanh ngâm
Nhiều người thích dưa chua (nói chung các loại rau củ ngâm), nhưng nhiều người lại cho rằng dưa chua không tốt cho sức khỏe.
Chanh có thể chế biến thành món chanh ngâm, rất có lợi cho sức khỏe – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trong một bài đăng trên Instagram, nhà dinh dưỡng học nổi tiếng Rujuta Diwekar (Ấn Độ) đã phá vỡ quan điểm lâu đời rằng dưa chua không tốt cho sức khỏe.
Cô Diwekar cho biết: Những ông bố bà mẹ của chúng tôi đã sử dụng mọi thứ tự nhiên có sẵn xung quanh họ – muối, gia vị và ánh sáng mặt trời để đảm bảo rằng không chỉ các sản phẩm theo mùa không bị lãng phí mà giá trị dinh dưỡng của chúng cũng được nâng cao.
Vì vậy, họ đã sử dụng thử và không thành công. Nhờ bền bỉ, kiên trì qua năm tháng, họ đã thành công, cho chúng tôi món quà vô giá được gọi là dưa chua. Dưa chua rất giàu vitamin A, vitamin K và vi khuẩn probiotic, theo Times of India.
Nói về các loại dưa chua thì chanh ngâm là một trong những lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là 5 lý do tại sao bạn nên đưa chanh ngâm vào chế độ ăn uống của mình, theo Times of India.
1. Giúp điều chỉnh lượng đường trong máu
Kiểm tra lượng đường trong máu – SHUTTERSTOCK
Video đang HOT
Lưu lượng máu tốt là vô cùng quan trọng để có một cuộc sống lành mạnh. Sự dao động trong lưu lượng máu có thể gây ra huyết áp cao hoặc thấp, cả hai đều có thể nguy hiểm. Thêm một lượng nhỏ chanh ngâm vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cải thiện lưu lượng máu. Chanh ngâm chứa nhiều đồng, kali, sắt và canxi.
2. Tăng cường sức khỏe xương của bạn
Theo tuổi tác, sức khỏe xương của chúng ta bắt đầu kém đi, đặc biệt là ở phụ nữ. Điều này xảy ra do thiếu sắt và canxi. Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, A, kali có thể giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh.
3. Giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh
Do đại dịch Covid-19, nhiều người đã được khuyên giữ cho khả năng miễn dịch của bản thân được duy trì và chặt chẽ. Bên cạnh việc uống thuốc bổ sung, cách tốt nhất để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh là ăn uống lành mạnh.
Có nhiều loại thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, bao gồm cả dưa chua và chanh ngâm. Chanh ngâm cũng có các vitamin B phức tạp.
4. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Chanh ngâm không có chất béo và cholesterol. Nhờ hương vị, nó trở thành một bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống của bạn. Nhưng đừng quên, điều độ chính là chìa khóa, do đó, đừng ăn quá nhiều dưa chua hoặc ăn thường xuyên trong mỗi bữa ăn.
5. Giữ cho các vấn đề tiêu hóa được an toàn
Chanh ngâm có các enzym cho phép giải độc cơ thể. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh có thể giúp ích theo nhiều cách, như giảm mụn trứng cá và thúc đẩy giảm cân, theo Times of India.
Chất béo xấu và nguy cơ với sức khỏe
Chất béo trong chế độ ăn uống, còn được gọi là axit béo, có thể được tìm thấy trong thực phẩm từ thực vật và động vật.
Một số chất béo có liên quan đến tác động tiêu cực đến sức khỏe của tim...
Đâu là chất béo xấu?
Chất béo trong chế độ ăn uống có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật. Chất béo rất cần thiết trong chế độ ăn uống bởi chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa, thúc đẩy cơ thể hấp thu protein cũng như carbohydrate và là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. Một số cơ quan muốn hoạt động bình thường cũng cần chất béo. Một số vitamin như vitamin A, vitamin D, vitamin D và vitamin K cần chất béo để hòa tan thì cơ thể mới hấp thu được...
Tuy nhiên, một số loại thực phẩm chứa chất béo xấu, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hai loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là có khả năng gây hại cho sức khỏe. Khi nắm rõ danh sách chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm nào sẽ giúp chúng ta chủ động kiểm soát bữa ăn hợp lý và thực đơn khoa học. Từ đó hạn chế tối đa những nguy cơ rủi ro tác hại đến sức khỏe của chính bản thân và gia đình, đặc biệt là những người thuộc nhóm dễ mắc các bệnh: Mỡ máu, tim mạch, huyết áp, đái tháo đường...
Thực phẩm chứa chất béo xấu.
Chất béo bão hòa
Hầu hết chất béo bão hòa có trong các loại thịt và các sản phẩm từ sữa. Trong chế độ ăn hàng ngày nên hạn chế sử dụng chất béo bão hòa. Khối lượng tiêu thụ nhóm thực phẩm chứa chất béo bão hòa gia tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu đặc biệt là cholesterol xấu (LDL-cholesterol), qua đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, béo phì. Chất béo bão hòa thường có trong các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu đạm: Thực phẩm giàu đạm và một số chế phẩm từ thịt động vật chứa hàm lượng chất béo bão hòa khá cao: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt gà sẫm màu... Các loại thịt chế biến sẵn: Thịt nguội, thịt đóng hộp, xúc xích...
Theo đó, trên mỗi 100g thịt nạc chứa 4,5g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Còn trên mỗi 100g thịt siêu nạc chứa 2g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do đó, để có chế độ ăn lành mạnh, cả hai loại thịt này nên được cân nhắc khi đưa vào thực đơn dinh dưỡng. Tốt nhất để giảm lượng chất béo bão hòa là hạn chế các loại thịt kể trên hoặc giới hạn số lượng thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là đối với những người có cholesterol máu cao.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Mặc dù sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là nguồn dinh dưỡng thơm ngon hấp dẫn, tuy nhiên các chất béo bão hòa cũng có mặt rất nhiều trong loại thực phẩm này, trong đó là các loại: Phô mai, kem tươi, kem lạnh, kem chua, sữa bò tươi, sữa nguyên kem, sữa chứa 2% chất béo
Trong một ly sữa bò tươi 220ml, có chứa 146 calo, 5g chất béo bão hòa và 24mg cholesterol. Đây được xem là mức chất béo khá lớn, xấp xỉ bằng tổng lượng chất béo nên cung cấp cho cơ thể một ngày (dưới 7g). Do đó nên tránh uống quá nhiều sữa bò tươi hoặc nếu có uống thì phải chủ động cắt giảm những nguồn cung cấp thêm chất béo bão hòa khác.
Các loại dầu và mỡ: Nhóm thực phẩm này hiếm khi được ăn riêng lẻ mà thường được sử dụng trong chế biến hoặc làm chất gia vị, do đó nhiều người lầm tưởng không tiêu thụ nhiều dầu mỡ. Nhưng trên thực tế, quá trình chế biến các bữa ăn để ngon miệng và đậm đà thường được thêm vào khá nhiều dầu mỡ. Ngay cả món thường được cho là lành mạnh như salad trộn cũng có thể đi kèm với nước sốt và dầu ăn. Những loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa từ dầu và mỡ bao gồm: Mỡ bò, mỡ lợn, da của gia cầm, bơ động vật, mayonnaise, bơ ca cao, các loại dầu có nguồn gốc thực vật như dầu cọ và hạt cọ, dầu dừa và một số cây nhiệt đới khác.
Những phương pháp nấu ăn như nướng, chiên, xào đều mang đến hàm lượng chất béo bão hòa khá lớn cho cơ thể. Nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng nên thay đổi trong cách chuẩn bị bữa ăn bằng luộc và hấp, đa dạng thành phần tốt để chế độ ăn trở nên lành mạnh, đồng thời cắt giảm được hàm lượng chất béo bão hòa dư thừa.
Ngoài những thực phẩm nêu trên thì đồ ăn vặt, thức ăn nhanh như: Khoai tây chiên, bánh quy, thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn... rất giàu chất béo bão hòa.
Theo khuyến nghị từ các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, lượng chất béo bão hòa người trưởng thành tiêu thụ nên ít hơn 7% tổng lượng calo trong thức ăn hàng ngày. Điều này tương đương với việc không nên ăn nhiều hơn 11 - 14g chất béo bão hòa mỗi ngày khi đang thực hiện theo chế độ dinh dưỡng ở mức 2.000 calo/ngày.
Thực phẩm chứa chất béo tốt.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa còn được gọi là chất béo transfat - viết tắt tên của các axit béo trans. Đây là loại chất béo đặc biệt có hại cho cơ thể được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng, kể cả với hàm lượng nhỏ. Loại chất béo này xuất phát từ các loại dầu thực vật và bị hydro hóa trong quá trình chế biến thức ăn, đặc biệt là các món chiên xào: Khoai tây chiên, bánh rán, thức ăn nhanh; các loại bơ thực vật; bánh quy và bánh ngọt nướng; đồ ăn nhẹ được chế biến sẵn... Chất béo chuyển hóa được xem là có hại nhất cho cơ thể, vì nó làm giảm lượng cholesterol tốt HDL đồng thời gia tăng lượng cholesterol xấu LDL và triglyceride, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần so với chất béo bão hòa.
Ngoài ra, chất béo chuyển hóa còn có thể làm tăng nguy cơ viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm có thể gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe như: Mỡ máu, bệnh tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, đái tháo đường hoặc đột quỵ. Việc loại bỏ ra khỏi cơ thể còn khó hơn chất béo bão hòa.
Để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chúng ta nên sử dụng chất béo tốt trong thực đơn mỗi ngày. Trong đó là chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa là những loại chất béo tốt cho cơ thể và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chất béo không bão hòa đơn có trong nhiều loại thực phẩm như: Hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, hồ đào, các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu lạc, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, quả bơ.
Chất béo không bão hòa đa được gọi là chất béo thiết yếu của cơ thể vì cơ thể không thể tự tổng hợp được chúng mà cần cung cấp từ các loại thực phẩm trong chế độ ăn. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng như dầu thực vật là nguồn cung cấp chính của chất béo không bão hòa đa, omega-3: Cá béo (cá trích, cá hồi, cá mòi...), các loại quả và hạt (hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải...), đậu (đậu hũ, đậu nành rang và bơ đậu nành), vừng, hạt bí ngô, dầu mè, dầu hướng dương...
Quan trọng không kém estrogen, chất này có công dụng xóa nếp nhăn và trẻ hóa làn da, phụ nữ nhất định bổ sung thông qua 6 thực phẩm này Những loại thực phẩm này rất giàu axit hyaluronic, một chất cực kỳ quan trọng cho làn da, không thua kém gì estrogen. Ngày nay, phụ nữ chi rất nhiều tiền cho phẫu thuật thẩm mỹ hòng níu giữ tuổi thanh xuân. Trong đó, người ta thường sử dụng axit hyaluronic để giúp làn da đàn hồi và săn chắc hơn. Nhưng trên...