5 loại thảo mộc giúp ngăn ngừa viêm trong cơ thể
Viêm mạn tính có thể gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí nguy hiểm. Kiểm soát tình trạng viêm thông qua thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và lời khuyên y tế là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và tinh thần.
1. Viêm nguy hiểm như thế nào?
Viêm là một phần của quá trình chữa lành tự nhiên. Khi cơ thể phải đối mặt với chấn thương, bệnh tật hoặc độc tố có hại, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gửi các tế bào và chất gây viêm để tự vệ và khởi động quá trình chữa lành.
Có hai loại viêm:
- Viêm cấp tính:Là phản ứng phòng vệ nhanh của hệ thống miễn dịch gây ra mẩn đỏ và sưng quanh vết cắt (thương) hoặc đau… nhằm mục đích bẫy và vô hiệu hóa vi khuẩn, virus hoặc hóa chất độc hại. Tình trạng viêm cấp tính hiếm khi kéo dài quá hai tuần.
- Viêm mạn tính:Xảy ra khi cơ thể bắt đầu hoặc tiếp tục gửi ra các tế bào và chất gây viêm, mặc dù không có nhiễm trùng hoặc chấn thương. Do điều này xảy ra bên trong, các dấu hiệu của viêm mạn tính tinh vi hơn và có thể tăng dần theo thời gian dài.
Video đang HOT
Uống trà xanh mỗi ngày có tác dụng chống viêm.
2. Tại sao tình trạng viêm mạn tính lại nguy hiểm?
Các dấu hiệu rất khó phát hiện nên nhiều người không biết tình trạng viêm mạn tính là vấn đề của mình (vì đây là một thay đổi tinh tế diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm). Người bệnh chỉ cảm thấy mệt mỏi hàng ngày, hết ngày này qua ngày khác…
Nếu không được giải quyết, tình trạng viêm mạn tính có thể gây tổn thương các tế bào, mô và cơ quan khỏe mạnh, và có thể gây ra sẹo bên trong, chết mô và tổn thương DNA ở các tế bào khỏe mạnh trước đó.
Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh có khả năng gây tàn tật hoặc đe dọa tính mạng, chẳng hạn như ung thư hoặc tiểu đường loại 2.
3. Chống viêm bằng chế độ ăn uống
Cách tốt nhất để chống viêm là thay đổi chế độ ăn uống, kết hợp một số loại thực phẩm có thể tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Để giảm viêm, bạn phải thêm một số loại thảo mộc và gia vị vào bếp và tiêu thụ chúng hàng ngày:
- Nghệ: Nghệ có chứa curcumin, một thành phần chống viêm tuyệt vời có thể giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể. Từ lâu nghệ đã được sử dụng trong y học Ayurvedic để kiểm soát tình trạng viêm và đau.
Củ nghệ đã được sử dụng trong y học để kiểm soát tình trạng viêm và đau.
- Gừng:Gừng có chứa gingerol, có đặc tính chống viêm và chống co thắt, có thể giúp giảm đau trong cơ thể. Các hợp chất như 6-gingerol và 6-shogaol có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm.
- Húng quế:Húng quế còn được gọi là ‘tulsi’ có đặc tính chống viêm. Tinh dầu trong húng quế, bao gồm eugenol, linalool và citronellol, giúp chống viêm trong cơ thể bạn. Các đặc tính chống viêm này giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng viêm như viêm khớp, bệnh tim và các vấn đề về ruột.
- Ashwagandha:Ashwagandha là một loại thảo mộc phổ biến, có ‘đặc tính thích nghi’ và đặc tính chống viêm, làm giảm đau và sưng trong cơ thể, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Trà xanh:Cuối cùng, hãy uống trà xanh mỗi ngày, vì polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống viêm. Chỉ cần đun sôi nước, cho lá trà vào hãm rồi uống.
Bệnh tim mạch cần sử dụng trà như thế nào?
Mặc dù, uống trà có thể có lợi cho bệnh nhân tim mạch, nhưng cần phải uống với mức độ và cách thức phù hợp.
Theo bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội, trà là nguồn cung cấp chống oxy hóa và polyphenol tự nhiên, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng và nghiên cứu thực phẩm, uống trà xanh có thể giảm huyết áp, cholestorol và cải thiện chức năng mạch máu.
Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Đồng thời, trà cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Những người uống trà đã được chứng minh là có nồng độ Flavonoid hấp thụ vào cơ thể cao hơn 20 lần so với những người không uống trà. Việc sử dụng 2 tách trà không đường hằng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Mặt khác, uống trà có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các vấn đề tim mạch khác như đột quỵ, đau thắt ngực, đau tim và ngừng tim.
Một nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để kiểm tra điểm số vôi hóa động mạch vành. Kết quả chỉ ra rằng, những người uống 2 - 3 tách trà hằng ngày có chỉ số vôi hóa mạch vành thấp hơn so với người không bao giờ uống trà.
Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh tim mạch, nếu uống quá nhiều trà, đặc biệt trà đen hoặc trà có chứa caffein sẽ dẫn đến tăng huyết áp, gây khó ngủ và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân tim mạch nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu uống trà hoặc bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của mình.
Uống nước gừng khi bụng đói sẽ mang lại những lợi ích gì? Nước gừng là phương thuốc hoàn toàn tự nhiên, dễ làm mà mọi người có thể sử dụng cho mục tiêu giảm cân, tăng khả năng miễn dịch hay cải thiện tiêu hóa. Dưới đây là 5 lợi ích chính của việc sử dụng đồ uống này vào mỗi buổi sáng. Tác dụng uống nước gừng khi bụng đói Nước gừng giúp tăng...