5 loại rau cần bỏ ăn hoặc hạn chế vì độc chết người, ăn lượng nhỏ cũng ung thư
Rau là thực phẩm lành mạnh và an toàn nhưng có một số loại rau rất độc, có thể gây ung thư và thậm chí tử vong.
Với mức sống ngày càng được nâng cao thì sức khỏe đã trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người. Rau là thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày và cũng thường nhận được lời khuyên nên ăn ăn nhiều rau hơn để tốt cho sức khỏe.
Vì vậy trong mắt hầu hết mọi người, rau là thực phẩm lành mạnh và không thể gây hại. Tuy nhiên thực tế có những loại rau không hề tốt cho sức khỏe, chúng có chứa chất độc và có thể gây ung thư. Vì vậy, khi mua rau cần lưu ý tránh những loại rau như vậy, không nên mua về nhà ăn vì quá nguy hại cho sức khỏe.
1. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây có giá trị dinh dưỡng cao hơn trong các loại rau, có nhiều cách chế biến khoai tây, trong đó khoai tây chiên được nhiều người ưa chuộng hơn cả. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của khoai tây tương đối ngắn, chúng có thể mọc mầm sau khi bảo quản ở nhà vài ngày.
Nhiều người vì tiếc nên nghĩ rằng chỉ cần cắt bỏ phần mọc mầm vẫn có thể tiếp tục ăn nhưng điều này rất nguy hiểm. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Qua nghiên cứu, chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầm như sau: Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730 mg trong 100g; Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100 g; Trong ruột khoai: 4-7 mg trong 100g. Như vậy, lượng chất độc chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.
Ăn khoai tây mọc mầm nhiều sẽ dễ bị ngộ độc, gây hại cho gan, làm tăng gánh nặng cho gan và từ đó dễ dẫn tới các bệnh về gan, thậm chí ung thư gan.
2. D ưa cà muối xổi
Dưa cà muối hay những món ăn lên men như kim chi đều có thể gây ung thư nếu bạn không biết cách làm và ăn sao cho đúng.
Có nhiều người thích ăn những món ăn này khi nó chưa được lên men kĩ, không chua quá, vẫn còn vị hăng hăng, cay. Thực tế chính cách ăn này là nguyên nhân dẫn tới ung thư cho bạn. Bởi vì trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, nhất là mắm tôm và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Video đang HOT
Hơn nữa, trong các đồ ăn lên men này chứa rất nhiều vi khuẩn nếu không bảo quản kĩ và để lên men chua quá lâu. Vì sức khỏe của bạn và gia đình, nên hạn chế món ăn này.
3. Rau mốc
Rau dù bồ dưỡng thế nào nhưng khi chúng không còn tươi ngon và đã bị hư hỏng thì sẽ trở thành môi trường lý tưởng cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của rau mà còn sinh ra độc tố gây hại cho người dùng.
Cà chua, khoai lang, củ cải và các loại rau khác rất dễ bị mốc nếu bảo quản không đúng cách.
Một số loại rau củ bị mốc có thể sinh ra chất gây ung thư là aflatoxin, WHO đã cảnh báo, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng. Chỉ cần ăn 1 mg cũng có nguy cơ bị ung thư. Thường xuyên ăn một lượng nhỏ sẽ làm suy giảm khả năng giải độc của gan và cũng có thể gây ung thư gan.
Chất aflatoxin không thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Do đó, khi thấy rau hoặc bất cứ loại thực phẩm nào bị hư hỏng, nấm mốc bạn nên vứt đi ngay.
4. Măng tươi
Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.
Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) – 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.
6. Gừng thối
Gừng bị thối có chứa safrol, loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan và ung thư thực quản. Nhiều người có thói quen tiếp tục ăn gừng thối sau khi loại bỏ phần bị hỏng. Điều này là sai lầm. Dù bạn chỉ nhìn thấy một phần gừng bị thối nhưng các chất độc hại như safrol đã lan sang các khu vực khác.
Mặc dù đây là chất gây ung thư loại 2 nhưng nó cũng chỉ xuất hiện với lượng nhỏ trong gừng thối. Chỉ cần không ăn quá thường xuyên, nó cũng sẽ không gây ung thư gan.
6 loại rau củ chứa đầy độc tố có thể gây ung thư, thiệt mạng nhưng nhiều người vẫn ăn
Rau quả là những thực phẩm lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên có một số loại rau củ lại ẩn chứa độc tố nguy hiểm, có thể gây ung thư hay tử vong nếu chúng ta ăn quá nhiều.
1. Cà chua xanh
Tuyệt đối không nên ăn cà chua chưa chín. Bởi cà chua khi còn xanh có chứa lượng lớn các yếu tố "alkaloid" và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
2. Khoai tây mọc mầm
Nhiều người khi thấy khoai tây mọc mầm vì tiếc thường sẽ chỉ cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng. Tuy nhiên điều này là sai lầm, ăn khoai tây mọc mầm vào cơ thể sẽ dễ bị ngộ độc. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Qua nghiên cứu, chất solanin phân bố trong củ khoai tây mọc mầm như sau:
- Trong mầm khoai và chân mầm: 420-730mg trong 100g;
- Trong vỏ khoai: 30-50mg trong 100g;
- Trong ruột khoai: 4-7mg trong 100g.
Như vậy, lượng chất độc chủ yếu chứa trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít, chưa bằng 1% ở mầm.
Triệu chứng ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm thường có các biểu hiện như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt làm trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.
Tuy nhiên, do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên chuyện ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.
Dù vậy, mọi người tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm. Trường hợp củ khoai mới nảy 1-2 mầm nhỏ, nếu bỏ cả đi thấy phí thì phải bỏ hết mầm, khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ để loại bỏ hết chất solanin tập trung ở đây rồi mới được nấu ăn.
3. Gừng thối, dập
Gừng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy gừng bị thối, nhũn dập thì không nên ăn bởi khi ấy gừng đã không còn an toàn.
Khi gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên gọi safrole. Đây là loại độc tố mạnh, khi vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan. Nếu thường xuyên ăn gừng thối, dập có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
4. Lá đại hoàng
Mặc dù đại hoàng thường được bán với cả lá nhưng chỉ có thân cây là phần duy nhất ăn được. Một lần, trong Thế chiến I, những chiếc lá đại hoàng bị nhầm là nguồn thực phẩm ở Anh, dẫn đến người dân bị đầu độc.
Lá đại hoàng có chứa nhiều oxalate nhất trong cây. Cơ thể tích tụ quá nhiều oxalate sẽ dẫn tới tình trạng có tên là oxalate niệu, lúc này cơ thể sẽ bài tiết phần oxalate dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Bên cạnh đó việc dư thừa oxalate có thể khiến các tinh thể calci oxalate xuất hiện ở các cơ quan nội tạng, dễ dẫn tới sỏi thận và là một trong những nguyên nhân có thể gây ra suy thận sau này.
Các triệu chứng của ngộ độc lá đại hoàng nhẹ bao gồm nôn mửa và tiêu chảy, nhưng tự hết sau vài giờ. Những trường hợp ngộ độc nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện đau họng, khó nuốt, buồn nôn, nôn (thậm chí nôn ra máu), tiêu chảy, và đau bụng. Nếu ngộ độc rất nghiêm trọng sẽ dẫn tới suy thận, mất cảm giác, giật cơ, và co cơ.
5. Bí đỏ già, để lâu
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
6. Dưa muối còn xanh
Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
Chuyên gia chỉ rõ loại rau củ mọc mầm hại như thuốc độc và những loại quý hơn thuốc bổ Trái cây và rau củ có thể ăn được hay không sau khi chúng mọc mầm là vấn đề được nhiều người thắc mắc bấy lâu nay. Bác sĩ Wang Zhenyun, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y tế Dự phòng Lian'an, Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, loại rau củ quả duy nhất không được ăn sau khi nảy mầm là khoai...