5 loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe
Những loại cây này mọc đầy vườn, nhiều gia đình bỏ đi nhưng lại rất tốt, dưới đây là những loại cây nấu nước uống tốt cho sức khỏe.
Cây rau diếp cá
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau diếp cá không chỉ là loại rau được nhiều người yêu thích mà còn là cây giải độc gan rất hiệu quả.
Lá và thân cây rau diếp cá giàu vitamin A, B, chất đạm, chất xơ, sắt, canxi, kali, lipit, glucid, protit, cellulose, tinh dầu methyl nonyl ketone, tác dụng làm mát gan, rất phù hợp với những người bị nóng trong người, thường xuyên nổi mụn hay nhiệt miệng.
Với cây rau diếp cá, bạn có thể rửa sạch rồi ăn sống hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Ăn hoặc uống nước lá diếp cá mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt cơ thể mà còn hỗ trợ tiêu hóa, khắc phục chứng đầy bụng, khó tiêu.
Cây mã đề
Lá cây mã đề chứa nhiều vitamin A, C, K và rất giàu canxi. Còn thân cây mã đề chứa lượng lớn aucubin – một loại glucozit có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng phong nhiệt và giải độc gan, thận. Do đó, đây là cây thuố.c được sử dụng nhiều trong các bài thuố.c lợi tiểu và chống viêm loét.
Với cây mã đề, bạn có thể phơi khô rồi sắc lấy nước và uống như nước lọc. Ngoài ra, cũng có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch, cắt nhỏ và nấu canh cùng thịt lợn băm. Duy trì ăn 3 lần/ tuần và trong 2 – 3 tuần để mang lại hiệu quả.
Lá vối
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Lá diếp cá và lá vối rất tốt cho sức khỏe
Video đang HOT
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.
Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9. Chúng tác dụng mạnh nhất với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Chúng hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.
Ngoài ra, lá và nụ vối từ lâu được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, l.ở loé.t, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng. Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây nhỏ thường được trồng làm cây cảnh trước nhà.
Cây đinh lăng được mọi người dùng để ăn như rau làm gia vị và chữa nhức đầu. Nhiều nơi thường lấy lá đinh lăng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.
Lá tía tô
Thu hái vào lúc cây bắt đầu có hoa, phơi khô ở nơi râm mát, dùng dần, lLá tía tô được xếp vào loại thuố.c ‘tân ôn giải biểu’.
Theo Đông y, lá tía tô vị cay, tính ấm; vào các kinh phế và tỳ; có tác dụng hạ khí, tiêu đờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn, đầy bụng, tiêu hóa kém, thai động không yên, còn được dùng để giải độc tôm cua, mật cá.
Uống nước mã đề mỗi ngày có tốt?
Mã đề là loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền, vậy uống nước mã đề mỗi ngày có tốt không?
Cây mã đề có tác dụng gì?
Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là "mã tiề.n xá". Cây mã đề có sức sinh trưởng tốt, phân bố rộng rãi ở nước ta, từ lâu được coi là một vị thuố.c nam có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Trong y học hiện đại cũng nghiên cứu và chiết xuất các thành phần trong loại cây này để làm thuố.c chữa bệnh.
Theo Sohu, trong 100 gam lá mã đề chứa 3,3g chất xơ và 1g đường, 4g protein và khoảng 1g chất béo và các chất khác như 5,85mg caroten, 0,09 mg vitamin B1, 0,25mg vitamin B2, 23mg vitamin C. Theo Đông y, lá cây mã đề tính bình, vị ngọt, không độc, bổ thận và ruột.
Một số tác dụng của cây mã đề có thể kể đến như thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi tiểu, hỗ trợ cải thiện thị lực của mắt. Ngoài ra, loại lá này còn chứa choline, kali, axit citric, axit oxalic và các thành phần khác. Những chất này góp phần mang lại giá trị dược liệu phong phú cho cây mã đề.
Uống nước mã đã đúng cách sẽ có những tác dụng sau:
Cải thiện khả năng miễn dịch
Mã đề rất giàu vitamin C, vitamin E và nhiều khoáng chất khác nhau như canxi, sắt, kẽm. Những chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người.
Trong đó, vitamin C là chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, từ đó làm giảm căng thẳng oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Vitamin E giúp duy trì sự ổn định và toàn vẹn của màng tế bào, tăng cường hơn nữa khả năng phòng vệ của cơ thể.
Ngoài ra, các hợp chất trong mã đề có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus nhất định trong cơ thể con người, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các mầm bệnh ngoại lai, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.
Nước mã đề tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng
Thanh nhiệt và lợi tiểu
Từ xa xưa, nhiều người đã dùng lá mã đề phơi khô để ngâm nước uống, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu. Tác dụng này của mã đề đã được ghi nhận trong nhiều tác phẩm y học cổ truyền Trung Quốc và được xác nhận bởi các nghiên cứu khoa học hiện đại.
Uống nước lá mã đề tác dụng giảm bớt các triệu chứng khác nhau do nhiệt gây ra, chẳng hạn như khô miệng, đau họng, són tiểu.
Đồng thời, nước lá mã đề còn giúp thải độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho thận và tác dụng phụ trợ nhất định đối với các bệnh về hệ tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang.
Cải thiện tiêu hóa
Những chất trong lá mã đề, tác dụng chống viêm và chống oxy hóa nhất định, giúp giảm viêm và tổn thương đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình tiết dịch dạ dày và tăng nhu động ruột, từ đó giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
Giúp giảm cân
Lá mã đề có thể kích thích nhu động ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp thải chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giảm gánh nặng cho cơ thể và giúp giảm cân.
Ngoài ra, uống nước mã đề có cảm giác no nên có thể giảm bớt khẩu phần ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó đạt được mục đích kiểm soát cân nặng. Uống nước mã đề cũng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh tiến trình đốt cháy chất béo, giúp giảm sự tích tụ chất béo trong cơ thể.
Uống nước mã đề mỗi ngày có tốt không?
Theo Sohu, nước mã đề tuy tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý những điều dưới đây:
- Không uống quá nhiều nước lá mã đề, chỉ nên uống một lượng thích hợp.
- Không nên uống nước mã đề liên tục nhiều ngày
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng nước mã đề.
Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn "Uống nước mã đề mỗi ngày có tốt không?". Nước mã đề tuy tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không lạm dụng để uống hàng ngày. Nếu bạn muốn sử dụng lá mã đề chữa bệnh cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.
Ngộ độc cấp tính do uống nhầm rượu xoa bóp Do vô tình uống phải chai rượu ngâm củ ấu tẩu dùng để xoa bóp, người đàn ông nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn nhiều, tê bì toàn thân. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam (54 tuổ.i, ở phường Nam Khê, TP Uông Bí), nhập viện...