5 laptop có màn hình cảm ứng tốt nhất 2011
Những chiếc laptop có màn hình cảm ứng tuyệt vời, rất thích hợp để dùng như một chiếc tablet hoặc dùng để vẽ qua màn hình.
Cấu hình: CPU Intel Core I7 2620M 2.7 GHz (Turbo Boost 3,4GHz, 4 MB L3 cache), 4 GB DDR3 (max 8 GB), GPU Intel HD Graphics 3000, 320GB 5400RPM HDD, Wifi 802.11 a/b/g/n, Bluetooth 3.0, màn hình 12,5 inch 16:9 1366 x 768 pixel cảm ứng đa điểm hoặc đa điểm điện dung.
Có vẻ ngoài khá là cục mịch bởi cục pin lồi ra trông rất vô duyên, tuy nhiên Lenovo ThinkPad X220T lại có khả năng biến hình bằng cách xoay lật màn hình rất thú vị. Chiếc laptop này chạy tốt hầu hết các ứng dụng đồ hoạ xử lý dữ liệu bằng CPU, rất tiếc GPU tích hợp trên máy của Intel quá yếu ớt nên không thể chạy được những phần mềm chuyên dùng chip đồ hoạ.
Các thiết bị vào ra chính được trang bị trên Lenovo ThinkPad X220T là bàn phím, touchpad, màn hình đều rất tốt. Bàn phím gõ rất thích bởi các nút có khoảng cách và độ nảy hợp lý, touchpad rộng, nhám, nhạy, trackpoint tiện lợi.
Cần lưu ý rằng hãng Lenovo đưa ra 2 tuỳ chọn màn hình cho laptop này, một loại dùng trong nhà có lợi thế khi sử dụng được cảm ứng cả bằng tay lẫn bằng bút, một loại dùng ngoài trời với khả năng chống loá tốt hơn nhưng nếu muốn dùng cảm ứng trên màn hình thì bạn phải cầm bút. Chúng đều có độ sáng cũng như tương phản cao, sắc nét, góc nhìn rộng có điều màu sắc không được suất sắc cho lắm.
Cảm ứng của ThinkPad X220T 4298-2YG khá là mượt mà với độ trễ chỉ vào khoảng 0 – 1 giây, bạn có thể dễ dàng chọn các icon, khởi động chương trình, gõ bàn phím ảo… Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể vẽ hình trực tiếp vào máy tính thông qua các phần mềm đồ hoạ như Photoshop hoặc ArtRage.
Cấu hình: CPU Intel Core i5 470UM 1.33GHz (3MB L3 cache), 4 GB DDR3 (max 8 GB), 500GB 7200RPM HDD, GPU AMD Radeon HD 5450M, Wifi 802.11 b/g/n, màn hình 12,1 inch 1280 x 800 pixel công nghệ LED cảm ứng đa điểm điện dung.
Cũng có khả năng biến hình từ laptop thành tablet bằng cách xoay lật màn hình như ThinkPad X220T 4298-2YG nhưng HP TouchSmart TM2 2151nr có phần trội hơn ở vẻ bề ngoài với lớp vỏ kim loại màu bạc có vân cùng kiểu dáng vuông thành sắc cạnh khá bắt mắt.
Cấu hình phần cứng của HP TouchSmart TM2 2151nr khiến cho laptop này khá đa dụng, bạn có thể dùng nó trong hầu hết mọi công việc từ học tập, chạy ứng dụng văn phòng, lập trình, đồ hoạ (hơi đuối khi render) tới giải trí, lướt web, xem phim, nghe nhạc, chơi game.
Màn hình 12,1 inch tích hợp cả cảm ứng đa điểm lẫn điện dung nên bạn có thể dùng cả ngón tay lẫn bút một cách dễ dàng mà cảm giác vẫn mượt mà. Tuy nhiên với độ phân giải cao nhất 1280 x 800 pixel, các icon trên win 7 có vẻ hơi bé nên khó có thể chọn chính xác bằng ngón tay được nên dùng bút thích hơn. Ngoài ra, màn hình này có độ sáng, độ nét, màu sắc, tương phản tốt nhưng góc nhìn hơi hẹp.
ASUS Eee PC T101MT – EU27 – BK
Cấu hình: CPU Intel ATOM N455 1.66GHz (512KB L2 cache), 1GB DDR2, GPU Intel GMA 3150, 250GB 5400RPM HDD, Wifi 802.11 b/g/n, màn hình 10,1 inch 1024 x 600 pixel cảm ứng đa điểm (cảm ứng chỉ hoạt động khi cài Windows 7 Home Premium hoặc phiên bản cao hơn).
Thuộc dòng netbook cấu hình thấp Eee PC của Asus, khó có thể trông đợi ở mặt hiệu năng của T101MT – EU27 – BK, với chiếc máy này bạn chỉ có thể lướt web, chạy các ứng dụng văn phòng nhẹ nhàng, giải trí đơn giản như nghe nhạc. Nói chung là không hơn gì một chiếc tablet ngoài việc có bàn phím vật lý.
Với trọng lượng chỉ 1,3kg và sự cơ động ở khả năng xoay gập màn hình, ASUS Eee PC T101MT – EU27 – BK là sự lựa chọn thay thế tablet khá hữu hiệu cho những ai cần bàn phím cứng trong những một số tình huống cụ thể như sinh viên dùng ghi bài trên lớp, doanh nhân cần thảo hợp đồng… Khi không cần bàn phím vật lý, bạn có thể gập máy lại và sử dụng cảm ứng điện dung mượt mà trên màn hình 10,1 inch của laptop này.
Cấu hình: CPU Intel Atom N550 1.50 GHz (1MB L2 cache), 2 GB DDR3, GPU Intel Graphics Media Accelerator (GMA) 3150, 250GB 5400RPM HDD, Wifi 802.11 b/g/n, kết nối 3G, Bluetooth v3.0, màn hình 10.1 inch 1366 x 768 pixels cảm ứng điện dung.
Nhìn chung thì Dell Inspiron DUO không khác mấy so với ASUS Eee PC T101MT – EU27 – BK về tính năng và mục đích sử dụng. Chiếc máy này hơn đối thủ đến từ ASUS ở chỗ cấu hình cao hơn đôi chút cho phép chạy ứng dụng mượt mà hơn và kết nối 3G tiện lợi, chủ sở hữu có thể sử dụng internet ở bất kỳ nơi đâu. Nhưng cũng bất tiện hơn nếu dùng thuần cảm ứng ở dạng tablet bởi độ phân giải cao hơn, các icon trên window 7 khá bé, khó mà chạm chuẩn được.
Ngoài ra, Dell Inspiron DUO có lớp vỏ cao su chống trượt khi cầm, cách xoay lật màn hình khá độc đáo, khớp quay cứng cáp, chắc chắn, bàn phím chiclet đẹp gõ khá sướng.
Acer Iconia – 6120
Video đang HOT
Cấu hình: Intel Core i5 480M 2.66GHz (3MB L3 cache), 4GB DDR3, 640GB 5400RPM HDD, GPU Intel HD Graphics 3000, Wifi 802.11 b/g/n, 2 màn hình 14 inch 1366 x 768 pixels, cả hai đều được trang bị công nghệ cảm ứng đa điểm Gorilla Glass.
Cấu hình của Acer Iconia – 6120 thuộc dạng khá, bạn có thể chạy được hầu hết các ứng dụng thường dùng trong công việc vẽ vời như Photoshop, ArtRage, AutoCAD… tuy nhiên render thì sẽ khá là mất thời gian.
Chiếc laptop này có thiết kế khá độc đáo, một màn hình sẽ đóng vai trò hiển thị như bình thường, màn hình còn lại rất đa năng, nó thay đổi theo ý muốn của người sử dụng, khi thì đóng vai trò như một chiếc bàn phím, lúc lại là giá vẽ, bạn cũng có thể dùng nó để chứa những tuỳ chọn điều khiển cho một chương trình cụ thể.
Mặc dù cảm ứng trên màn hình thứ hai của Acer Iconia – 6120 khá tốt, tuy nhiên khi dùng nó với vai trò như một bàn phím bạn sẽ thấy khá là khó chịu bởi nó không có cảm giác phím nên không thể nhận biết bằng xúc giác làm cho bạn không thể nào gõ nhanh được mà chỉ có thể dò dò từng chữ cái. Bù lại, laptop này đem lại sự tiện lợi cho người dùng khi vừa vẽ trên màn hình song song mặt bàn vừa check được thông tin hiển thị tại màn hình chính.
Theo ICTnew
Đánh giá Lenovo ThinkPad X220T: Laptop biến hình
Bạn là doanh nhân và đang muốn tìm cho mình một chiếc laptop tiện dụng, có hiệu năng cao, pin tốt, vậy thì model ThinkPad X220T 4298-2YG của Lenovo chính là cái bạn cần.
Tổng quan thiết kế
Lenovo ThinkPad X220T 4298-2YG có vẻ ngoài rất đặc trưng của dòng ThinkPad, bao phủ toàn bộ chiếc máy là một màu đen sần, không bóng. Chiếc lap top có số đo 2 chiều lần lượt là 303mm và 255mm (tính cả cục pin lồi ra), trọng lượng 1,9 kg.
Nhìn tổng thể thì model này có vẻ ngoài khá là cục mịch do có cục pin lồi ra trông rất vô duyên, đối với một chiếc laptop 12,5" thì trọng lượng 1,9 kg là nặng hơn hẳn so với nhiều chiếc cùng kích cỡ.
Một khớp chắc chắn.
Có thể mở ra rất rộng.
Gập lại thành tablet.
Lenovo chỉ sử dụng một khớp xoay duy nhất cho màn hình và thân máy nhưng nó rất vững chắc, bạn có thể sử dụng một tay để mở máy. Thiết kế cục pin lồi ra ngoài trông xấu xí nhưng nó lại giúp cho màn hình của ThinkPad X220T 4298-2YG có thể mở ra rất rộng. Ngoài ra bạn có thể xoay lật màn hình tuỳ thích và sử dụng model này như một chiếc tablet nặng ký.
Cấu hình
CPU: Intel Core I7 2620M 2.7 GHz (Turbo Boost 3,4GHz) 4 MB L3 cache.
Mainboard: Intel QM67.
RAM: 4 (2x2) GB DDR3 (max 8 GB).
GPU: Intel HD Graphics 3000.
Hard disk: Seagate ST320LT000-9VL142, 320GB 5400rpm.
Sound card: Conexant SmartAudio HD.
Network: lan gigabit (10/100/1000 Mbit), Wifi 802.11 a/b/g/n, Bluetooth 3.0.
Display: 12,5 inch 16:9, 1366x768 pixel, cảm ứng đa điểm.
Webcam 720p.
OS: Microsoft Windows 7 Professional 64 Bit.
Các cổng kết nối
Cổng kết nối của model này khá đầy đủ và được bố trí ở 2 bên thân máy, bao gồm 3 cổng USB 2.0, VGA, Display port, khe cắm card mở rộng (Express Card 54), đầu đọc thẻ nhớ, Gigabit LAN, lỗ âm thanh gộp ra vào, khoá Kensington.
Đằng trước không có cổng kết nối nào.
Bên trái: USB 2.0, VGA, Display port, USB 2.0, Express Card 54.
Đằng sau: Lỗ cắm sạc.
Bên phải: đầu đọc thẻ, USB 2.0 với nguồn điện để sạc thiết bị khác, Gigabit LAN, lỗ âm thanh gộp, mSATA slot, lỗ cắm bút, khoá Kensington.
Đáng tiếc là ThinkPad X220T 4298-2YG không có USB 3.0 thời thượng, tuy nhiên nếu cần bạn có thể dễ dàng bổ xung thêm bằng một chiếc card mở rộng. Ngoài ra, Lenovo còn trang bị cho chiếc laptop này một chỗ trống chuẩn mSATA để người sử dụng nâng cấp thêm một chiếc SSD.
Bàn phím và TouchPad
Bàn phím trên chiếc ThinkPad X220T 4298-2YG phải nói là tuyệt vời, gõ cực sướng bởi khoảng cách phím và độ nảy rất hợp lý. Tuy nhiên thì những người mới dùng có thể sẽ hơi bỡ ngỡ lần đầu tiên chạm vào vì laptop này có layout hơi lạ đôi chút, bạn có thể dễ dàng làm quen sau vài lần sử dụng.
Với thiết kế bề mặt rộng, nhám và khá nhạy, TouchPad của sản phẩm này đem lại cảm giác điều khiển trỏ chuột rất dễ dàng và chính xác ngay cả khi tay bị ra mồ hôi. Ba nút chuột cứng có đôi chút khác biệt so với các dòng laptop khác bởi nó được thiết kế để sử dụng kèm với TrackPoint đặc trưng của dòng ThinkPad có từ thời hãng IBM sản xuất.
Mặc dù dùng TouchPad của ThinkPad X220T 4298-2YG rất sướng nhưng mà vẫn có điểm trừ. Do được thiết kế rộng nên những người có bàn tay to rất dễ chạm phải vùng điều khiển chuột khi sử dụng bàn phím, tốt nhất bạn nên tắt TouchPad khi cần gõ văn bản dài nếu sở hữu bàn tay hơi quá khổ một tẹo.
Màn hình
Hãng Lenovo cho phép bạn lựa chọn 2 loại màn hình sử dụng panel ISP khác nhau, một loại dùng trong nhà có lợi thế khi sử dụng được cảm ứng cả bằng tay lẫn bằt, một loại dùng ngoài trời với khả năng chống loá tốt hơn nhưng nếu muốn dùng cảm ứng trên màn hình, bạn phải cầm bút. Trong bài test này, chúng tôi sử dụng loại dùng được cả tay lẫn bút.
Với panel ISP, màn hình của ThinkPad X220T 4298-2YG có độ sáng cũng như tương phản cao, sắc nét, góc nhìn rộng. Tuy nhiên màu sắc là điểm trừ của chiếc màn hình này, nó cũng chỉ ngang tầm với những laptop trung bình, thể hiện được khoảng 70% không gian màu sRBG.
Cảm ứng của ThinkPad X220T 4298-2YG khá là mượt mà với độ trễ chỉ vào khoảng 0 - 1 giây, bạn có thể dễ dàng chọn các icon, khởi động chương trình, gõ bàn phím ảo... Bên cạnh đó, người sử dụng cũng có thể vẽ hình trực tiếp vào máy tính thông qua các phần mềm đồ hoạ như Photoshop hoặc ArtRage.
Hiệu năng
Được trang bị CPU khá khủng là Intel Core I7 2620M với tốc độ 2.7 GHz, 4 MB L3 cache sở hữu các công nghệ Hyper Threading (siêu phân luồng) và Turbo Boost (tăng xung nhịp lên 3.4 GHz khi cần thiết) cùng 4GB (2x2) DDR3, ThinkPad X220T 4298-2YG không ngán bất kỳ một ứng dụng nào, trừ những ứng dụng yêu cầu đồ hoạ cao như một số game khủng bởi Intel HD Graphics 3000 khá là cùi.
Thực tế thì model này play mượt các phim full HD 1080p và chơi tốt các game chiến thuật như StarCraft II với setting medium
Điểm số của model này khi thử nghiệm với một số trình benchmark nổi tiếng là PCMark Vantage: 8153 điểm, Cinebench R11.5: 10.94fps và 3.11 điểm, 3D Mark Vantage: 1944 điểm.
Ổ cứng Seagate 320 GB có tốc độ đọc ghi rất khá: nhanh nhất là 107 MB/s và trung bình là 85 MB/s. Bạn có thể nâng cấp thêm một ổ SSD 7mm vào mSATA slot để có tốc độ đọc ghi nhanh hơn.
Loa
Như thường lệ với những dòng laptop dành cho doanh nhân, loa của ThinkPad X220T 4298-2YG chỉ gọi là phát ra tiếng cho có (chống điếc) mà thôi. Treble khá nặng, midranges cứng đét và hầu như không có bass, nói chung là tệ.
Nếu muốn nghe nhạc bằng chiếc laptop này, tốt nhất bạn nên mua một chiếc sound card hoặc loa ngoài cắm cổng usb. Không nên mua tai nghe bởi lỗ cắm âm thanh ra vào đã bị gộp làm một khiến cho nhiều chiếc headphone không tương thích và tất nhiên là không thể sử dụng được.
Độ ồn
Với độ ồn khi sử dụng bình thường là 31,2 dB và 37,4 dB khi chạy full load, Lenovo ThinkPad X220T 4298-2YG có độ ồn vừa phải. Bạn sẽ hoàn toàn không cảm thấy bị ảnh hưởng bởi những tiếng động phát ra từ chiếc Laptop này khi sử dụng trong điều kiện bình thường, chỉ hơi ù ù nếu dùng lúc đêm khuya vắng lặng.
Nhiệt độ
Nhìn chung thì sản phẩm này có khá là mát mẻ, tuy nhiên thì bạn vẫn sẽ cảm nhận thấy sức nóng của máy khi bắt nó chạy full load trong một khoảng thời gian dài.
Thời lượng pin
Thử nghiệm bằng BatteryEater Reader.
Thử nghiệm bằng BatteryEater Classic.
Thời lượng pin của ThinkPad X220T 4298-2YG rất khá: 342 phút nếu ngồi xem phim, 337 phúi tác vụ bình thường và độ sáng màn hình cao nhất, 410 phút nếu lướt web bằng wifi. Thử nghiệm bằng phần mềm BatteryEater: Reader (pin đầy, wifi off, bluetooth off, độ sáng màn hình thấp nhất) sau 491 phút hết pin, Classic (độ sáng màn hình cao nhất và hiệu suất cao) sau 69 phút hết pin.
Tổng kết
Lenovo ThinkPad X220T 4298-2YG là một laptop tốt, nó đáp ứng hoàn hảo nhu cầu sử dụng của những doanh nhân. Tuy có thiết kế hơi xấu và nặng, tuy nhiên sự tiện dụng, hiệu năng và thời lượng pin của model này thì không thể chê vào đâu được.
Ưu điểm:
-Màn hình cảm ứng xoay lật tiện dụng, góc nhìn rộng, độ nét, sáng, tương phản tốt.
-Bàn phím, TouchPad, TrackPoint tuyệt vời.
-Hiệu năng cao.
-Thời lượng pin dài.
Nhược điểm:
-Hình dáng cục mịch.
-Loa tích hợp quá tệ.
Theo BĐVN
4 netbook tốt nhất lên bàn cân Xu hướng máy tính bảng đang phát triển quá nhanh, khiến cho thị trường netbook gần như bị trì trệ bởi nhu cầu của khách hàng giảm cũng như các hãng phải chú trọng tablet mà tạm quên netbook. Tuy nhiên, dạng máy tính nhỏ gọn này vẫn có một lượng người dùng yêu thích nhất định vì chẳng phải ai cũng mê...