5 kiểu người cần tránh ăn mận vì có thể khiến bệnh tình thêm phần trầm trọng
Tuy ngon lành và sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh nhưng có 5 kiểu người cần tránh ăn mận vì có thể khiến bệnh tình thêm phần trầm trọng.
Năm nào cũng vậy, khi khắp phố phường bày bán các sọt mận đỏ tròn, căng mọng thì đồng nghĩa mùa hè đã thật sự tới. Mận hậu đang vào mùa chín ngon nhất trong năm, vị chua ngọt, giòn tan khi nhai nên từ lâu đã trở thành món ăn vặt yêu thích của nhiều chị em.
Không chỉ ngon, mận thật sự rất bổ dưỡng:
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), quả mận vị chua chát, tính bình, tác dụng bổ xương, chủ trị đau xương khớp. Lương y Sáng cho hay, cả quả, nhân hạt, lá, nhựa, vỏ cây mận đều có thể làm thuốc. Trong đó: Lá dùng giải cảm, nhựa chủ trị sưng đau mắt, vỏ cây mận chủ trị đau răng, mụn lở…
Trong nghiên cứu của y học hiện đại, mận chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, chống viêm… giúp tăng cường trí nhớ, thanh lọc máu, tốt cho xương khớp, hỗ trợ giảm cân. Mận cũng là một phương thuốc hỗ trợ điều trị táo bón, tiểu đường và thậm chí có thể ngăn ngừa bệnh tim và ung thư.
Mận là “thuốc quý” nhưng không phải ai cũng ăn được
1. Mọi người không nên ăn nhiều, bà bầu, người nóng trong không nên ăn
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội): Mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe. Mận có nhiều chất chua có khả năng phân giải Ca-P, protein trong cơ thể, ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ngoài ra, ăn quá nhiều mận cũng sẽ khiến bạn bị mụn nhọt, phát ban, nhất là những người có cơ địa nóng.
Mọi người không nên ăn nhiều mận một lúc vì sẽ gây hại cho sức khỏe.
Đông y cũng khẳng định, ăn quá nhiều mận có thể gây ra hiện tượng nóng trong, sinh nhiệt và gây nên mụn nhọt trong cơ thể. Phụ nữ mang thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường chính vì vậy nên tránh ăn mận kẻo sinh phát ban hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
2. Người tiểu đường cần tránh ăn mận chín
Cũng theo lương y Bùi Hồng Minh: Ăn mận quá chín có thể ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường khi ăn mận cũng cần chú ý liều lượng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp cụ thể.
Video đang HOT
Ăn mận quá chín có thể ảnh hưởng đến đường huyết, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
3. Người mới phẫu thuật không nên ăn
Mận dù có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh nhưng có thể tạo ra tác dụng phụ với một số loại thuốc nếu bạn ăn quá nhiều. Ngoài ra, người mới trải qua phẫu thuật cũng được khuyến cáo không nên ăn mận.
4. Người bệnh dạ dày không nên ăn mận
Mận là loại quả có vị chua, chứa hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt là ở trẻ em. Những đối tương đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều mận vì sẽ làm bệnh tình thêm trầm trọng.
Những đối tượng đang mắc bệnh dạ dày được khuyến cáo không nên ăn nhiều mận.
5. Đối tượng mắc bệnh thận không nên ăn mận
Lượng oxalate dồi dào trong quả mận có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra hiện tượng kết tủa trong thận, sau một thời gian dài có thể gây ra sỏi thận và sỏi bàng quang. Khuyến cáo những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Vậy chúng ta nên ăn mận như thế nào là tốt nhất?
- Để tránh tác động xấu của mận với cơ thể, mỗi người không nên ăn qua nhiều, hàng ngày có thể ăn từ 8-10 quả mận.
- Để nhận được trọn vẹn lợi ích từ quả mận, mọi người có thể sử dụng loại quả này dưới nhiều hình thức như ăn mận tươi, ngâm nước, món mứt mận, ô mai mận, siro mận, mận lắc muối ớt… cần bảo quản mận ở nhiệt độ thích hợp tránh hư hỏng.
- Khi mua, chọn những quả tươi ngon, không héo. Cần rửa sạch, ngâm trong nước muối 15-20 phút trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, thuốc hóa học bám trên vỏ mận.
Loại quả giòn tan, nhiều vitamin gấp 10 lần cam, quýt này đang vào mùa: Hãy tranh thủ mua về ăn và tận dụng chữa vô số bệnh
Ăn táo ta "ngon đã miệng" mà không biết cách tận dụng chúng để phòng và trị bệnh thì quả thật lãng phí.
Năm nào cũng vậy, cứ đến thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi những đợt gió Đông Bắc tràn về cũng là lúc mùa thu hoạch của táo ta lại đến. Người ta không khỏi thèm thuồng khi trông thấy những quả táo xanh mướt, bóng bẩy và giòn tan. Không ngại bỏ ra 30 - 45 ngàn đồng để mua 1 cân táo ngon miệng, hấp dẫn.
Táo ta (táo chua) có vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường. Ăn táo đã nhiều, nhưng hẳn bạn chưa hề biết rằng: Cứ 100gr táo ta sẽ chứa 400 - 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong cam, quýt. Thậm chí, lượng vitamin C của quả táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo đỏ của Trung Quốc.
Nhờ có vitamin P cao, táo ta có tác dụng chống lại các biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, dễ cáu gắt, mất ngủ...
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam), Đông y ví táo ta như một loại thuốc quý của mùa đông. Bộ phận thường dùng là quả và lá. Có thể dùng làm thuốc an thần, chữa suy nhược thần kinh, bệnh dạ dày, bệnh đường miệng...
Đang vào mùa táo ta, hãy tận dụng loại quả này để làm thuốc chữa vô số bệnh, nhiều người không hề biết:
- Chữa suy giảm trí nhớ: Dùng 100gr táo, đun trong 500ml nước. Cho thêm chút mật ong hoặc đường vào. Uống trước khi đi ngủ, đều đặn mỗi ngày.
- Giảm đau đầu: Ép táo thành nước uống đồng thời lấy nước táo xoa lên vùng thái dương sẽ có tác dụng làm giảm căng thẳng, đau đầu.
- Chữa dạ dày: Lấy một lượng táo vừa đủ, gọt vỏ. Đem xay thật nhuyễn rồi ăn bột táo tươi này vào buổi sáng, lúc bụng đói. Lưu ý không dùng đồ ăn khác trong vòng 5 giờ để bột táo phát huy tác dụng.
Đông y ví táo ta như một loại thuốc quý của mùa đông.
- Chữa bệnh đường miệng: Nghiền lá tươi và đun lấy dịch chiết, thêm tí muối rồi ngậm súc miệng, ngừa viêm họng, làm sạch khí quản, chữa viêm nhiễm hầu họng và chứng rát lưỡi do ăn quá nhiều trái cây chua.
- Chữa trĩ: Lấy khoảng vài cành lá táo tươi, đặt lên trên một nồi nước sôi rồi đậy nắp để hấp cho lá táo chín. Tiếp đó, hãy đem lá táo chín đi nghiền cùng 1 ít dầu mè. Lấy hỗn hợp này đắp lên búi trĩ khi còn ấm. Ngày 2 lần, liên tục trong một tuần sẽ thấy kết quả.
Cứ 100gr táo ta sẽ chứa 400 - 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong cam, quýt.
- Ngừa cảm cúm: Dùng 1 thìa nước ép của quả táo tươi, cho thêm chút hạt tiêu, uống ngày 1 lần sẽ ngăn ngừa được cảm lạnh.
- Chữa hồi hộp, khó ngủ, hay mê: Táo nhân sao đen, sinh địa, mạch môn, long nhãn nhục, hạt sen, hạt muồng sao mỗi thứ 12g. Đem đi sắc uống hoặc tán viên với mật ong, uống 20-24g/ngày.
- Chữa nhọt mủ: Lấy lượng lá táo tươi tùy dùng, đem đi giã nhuyễn rồi đắp vào mụn nhọt để hút mủ.
- Dưỡng tóc: Dùng bột lá táo, trộn thành khối nhão bôi lên da đầu mỗi ngày sẽ có tác dụng làm sạch da đầu, ngừa gàu, kích thích mọc tóc nhanh, giữ tóc đen bóng...
Ai không nên ăn táo ta?
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo mặc dù táo ta có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt nhưng mọi người chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, nên xen kẽ cùng các loại trái cây khác...
Mặc dù táo ta có nhiều tác dụng chữa bệnh tốt nhưng mọi người chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải.
Ngoài ra, 3 nhóm người sau thì nên tránh ăn táo nhiều:
- Phụ nữ đang mang thai: Bà bầu không nên ăn quá nhiều táo vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Trẻ nhỏ: Vì quả táo ta có đặc điểm nhỏ, có hạt cứng. Trẻ em rất dễ bỏ cả quả táo vào miệng nên bố mẹ cần cẩn thận cho con ăn kẻo bị hóc, nghẹn.
- Người hay lạnh bụng: Nhóm người hay bị lạnh bụng, đầy bụng khó tiêu ăn nhiều sẽ làm bệnh nặng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Ăn chôm chôm cần biết những điều này khỏi 'rước độc' vào người Chôm chôm là loại quả ngon, nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Thế nhưng theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, những người mắc bệnh sau không nên ăn chôm chôm kẻo sinh bệnh, rước họa vào thân Ảnh minh họa: Internet Quả chôm chôm chứa nhiều...