5 khóa học độc đáo nhất tại Mỹ
Năm khóa học sau đây đã đem lại danh tiếng cho các trường tương ứng, đồng thời lọt vào danh sách những khóa học độc nhất vô nhị của Hoa Kỳ.
Mỗi trường đại học ở Mỹ đều tự hào vì có một trong những lớp học làm thay đổi cuộc sống, được dẫn dắt bởi các giáo sư kỳ cựu. Mỗi khóa học tuy kỳ lạ, nhưng đều đem đến cho sinh viên những trải nghiệm có một không hai. Năm khóa học sau đây đã đem lại danh tiếng cho các trường tương ứng, đồng thời lọt vào danh sách những khóa học độc nhất vô nhị của Hoa Kỳ.
Khóa học leo cây – Đại học Cornell
Nếu bạn quá thấp hoặc quá sợ hãi, hay lý do chỉ là từ nhỏ bạn đã không thể leo cây thì đây là lớp học dành cho bạn. Áp dụng những kiến thức thực tế và việc sử dụng dây thừng cùng với các thiết bị hỗ trợ leo trèo, khóa học được tổ chức với mục đích để người tham gia cải thiện sự tự tin cá nhân. Bên cạnh đó, lớp học leo cây của trường đại học Cornell còn cho phép sinh viên đại học có được cảm giác quay về thời trẻ thơ một lần nữa.
Khoá học về Harry Potter – Đại học bang Appalachia
Điều gì sẽ xảy ra nếu câu thần chú “Alohamora” mở được khóa cửa? Khóa học của Layne McDaniel về Harry Potter dễ dàng phân biệt với các khóa học về Harry Potter của các trường khác vì nó tập trung vào “Điều gì xảy ra nếu…?”. Thông qua câu hỏi “Điều gì xảy ra nếu…?”, câu hỏi về bản chất và độ chính xác của lịch sử, để kiểm tra các sự kiện tưởng tượng trong tác phẩm “Harry Potter” so với những thông tin được thực tế. Sinh viên tham gia lớp học này để hiểu thêm sự giằng co giữa tưởng tượng và đời thật, đồng thời có một cái nhìn khách quan về cách thức mà lịch sử được sử dụng đúng và sử dụng sai.
Khóa học về sự ngu dốt – Đại học Occidental
Khóa học này sẽ kiểm tra bản chất của sự ngu dốt như là một yếu tố bình bình, là sự thông minh gấp đôi chứ không phải ngược lại. Lớp học kết hợp các nghiên cứu của tâm lý học và triết học để giúp sinh viên của mình chấp nhận và học cách đối phó với những sai lầm không thể tránh khỏi. Đồng thời, những sinh viên tham gia khóa học này cũng được dạy để nhìn mọi thứ từ một quan điểm hoàn toàn khác so với bình thường.
Khoá học rèn luyện sự tập trung – Đại học Belmont
Khóa học này diễn ra như một cuộc hội thảo dành cho sinh viên năm nhất do giáo sư Deen Entsminger đứng lớp. Giáo sư Entsminger sẽ dạy sinh viên của mình cách tập trung hiệu quả thông qua những phương pháp không theo truyền thống. Lớp học vẫn diễn ra như bình thường như các lớp học khác với giấy tờ, các bài giảng và bài tập trên lớp. Tuy nhiên, lớp học còn yêu cầu sinh viên vẽ nguệch ngoạc khi nghe nhạc, viết báo cáo nghiên cứu cá nhân về năm giác quan và một số yêu cầu khác có thể dạy họ làm nhiều việc cùng một lúc.
Thiết kế trang phục cho thú nuôi – Học viện Công nghệ Thời trang (FIT)
Video đang HOT
Có một khóa học dành cho việc phát triển ngành thời trang của thú nuôi do Kris Lynch đứng lớp. Trong khóa học này, sinh viên được dạy để tập trung sự sáng tạo của bản thân vào ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay – ngành thời trang cho động vật.
Theo Trithuctre
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: 'Dựa vào thầy là vứt đi'
Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: "Có một con đường khác để có được kiến thức vững chắc mà không cần tới trường lớp - là tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc..."
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh được coi như "hiện tượng văn học" trong những năm gần đây - với 3 tiểu thuyết đình đám: "Hồ Quý Ly" (năm 2000), "Mẫu thượng ngàn" (năm 2006), "Đội gạo lên chùa" (năm 2011). Ông dịch nhiều mảng, trong khi vốn được đào tạo từ trường y khoa, và trước đó là tú tài toán.
Cuộc trò chuyện lần này với ông bắt đầu từ cuốn sách khó dịch mà ông mới hoàn thành sau gần một năm - "Sự hình thành biểu tượng ở trẻ nhỏ" của tác giả Jean Piaget (Jean Piaget 1896 - 1980, nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em).
"Khi đọc Piaget, tôi mới hiểu ra một điều rất cơ bản: Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó đã tự mình tạo nên kiến thức, nó đã tự mình tạo nên thế giới của mình. Còn giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, để con người tự khai sáng cho mình".
Không thể đi xa nếu chỉ trông vào trường lớp
- Luận điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được Piaget chứng minh rất khoa học cho suốt cuộc trưởng thành của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên.
Điều này khi chưa có luận thuyết của Piaget, con người vẫn đã tiến hành như thế, có nghĩa đó đã là quy luật. Từ thời sơ khai con người đã tự học. Khi có chữ, con người vẫn tự học.
Thời hiện đại, trong đời sống ta gặp nhan nhản những con người tự học, ai ai cũng phải tự học cả nếu muốn có năng lực làm việc.
Tôi nhìn vào thế hệ chúng tôi thì thấy rõ điểm này. Thế hệ chúng tôi là thế hệ cũ, bị ảnh hưởng do chiến tranh, không được đào tạo bài bản. Chúng tôi có được chút năng lực làm việc nào đều là nhờ các cá nhân nỗ lực tự học tự đào tạo. Chính bản thân chúng tôi đã tạo ra chúng tôi.
Cứ coi như thế hệ các ông do hoàn cảnh mà bắt buộc phải tự học, còn thế hệ trẻ ngày nay với điều kiện đã khá đủ đầy, thì việc tự học còn quan trọng tới đâu?
- Những bạn trẻ ngày nay, muốn tiến xa, muốn có năng lực làm việc thì cũng phải thường xuyên tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc. Thấy cần gì nhất thì học cái ấy. Tìm mọi cách để mà tìm hiểu.
Nhu cầu tự nhiên do ta tự do chọn lựa sẽ cho ta một động cơ để ta lấp đầy những chỗ ta thiếu, để ta tự do tự tạo ra chính bản thân ta.
Jean Piaget là người tự học vĩ đại - những người sáng tạo đều thế cả. Ông hầu như đã đọc hết những sách quan trọng của thời đại ông sống. Trong sách của ông, ta thấy trích dẫn những tên tuổi như Groos, Wundt, Claparède, Binet, Wallon, Buytendijk, Freud, Siberer, Adler, Jung... cùng nhiều người khác. Không những ông chỉ đọc mà ông còn đối thoại để tán thành để phản biện. Đối với ông chân lý là tối thượng. Dù một tác giả có uy tín đến thế nào, nếu thấy không đúng cũng phải phản biện. Ông đã giành rất nhiều trang sách để đối thoại với Groos, với Freud, với Jung... Chỉ với tinh thần khoa học, dân chủ, không giáo điều ấy, ông mới có thể sáng tạo.
Vậy thì, vai trò của trường lớp, của người lớn là gì, để trẻ phát huy được tinh thần tự học, thưa ông?
- Công việc giáo dục không phải là việc giảng cho trẻ em, mà là làm cho nó trải nghiệm được quá trình nhận thức.
Điều do người khác giảng giải sẽ trượt qua ngay. Phải đào sâu suy nghĩ kiến thức mới hình thành vững chãi.
Việc học của nước ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, học là sự nhắc lại kinh nghiệm của người xưa. Đứa trẻ được coi là thông minh nhất là đứa trẻ nhớ được nhiều nhất, chứ không phải sáng tạo nhất.
Cái căn bản vẫn là chuyện triết lý giáo dục. Phải đào tạo người độc lập sáng tạo chứ không phải đào tạo người chủ yếu nghe, hay con người của nền công nghiệp.
Người lớn phải dẫn dắt trẻ em bằng các phương pháp. Làm sao để các cháu nhận ra được kiến thức, thực hiện được qua sự dẫn dắt của người thầy, và đến khi trưởng thành, vào đại học có thể tự học.
Ngay cả người lớn cũng phải có ý thức về việc tự học của bản thân.
Học, tự học, khai dân trí để cuối cùng vẫn là có lối sống hiện đại. Đó là lối sống tôn trọng mình và tôn trọng cả người khác. Con người hiện đại không hề là con người chỉ nghĩ cho mình.
Đọc truyện chưởng không sao
Việc đọc sách gần đây đang được quan tâm trở lại. Theo ông, để trẻ em thích đọc sách, người lớn phải làm gì?
- Thói quen đọc sách phải được tạo lập từ nhỏ.
Mọi người hay nói rằng trước đây không có phương tiện giải trí gì nên nhiều người đọc sách, nhưng thực tế, khi đó có phải ai cũng đọc đâu. Cũng như bây giờ, nhiều phương tiện giải trí khác chi phối trẻ, nhưng vẫn có em say mê đọc sách.
Khi trẻ em đọc sách, người lớn nên hướng dẫn các em biết cách đối thoại, so sánh, phản biện, hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, các tầng ý nghĩa. Khi đọc một quyển sách cần có thời gian suy nghĩ, qua động tác đọc mới có đối thoại, tán đồng hay phản đối được. Và khi đó mới có được sự thu hút khi đọc một quyển sách, để hình thành một thói quen đọc sau này.
Còn người lớn tuỳ theo nghề nghiệp, mục đích nghề nghiệp mà lập ra chương trình đọc cho mình.
Ông có thể đề xuất một mục lục sách mà phụ huynh nên giúp con tìm đọc, có thể trước mắt là trong mùa hè này?
- Cái này thì mỗi người một ý thích.
Ví dụ như tôi, khi còn nhỏ đọc sách khá "bừa bãi". Mới 12 tuổi đã đọc Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, Thủy Hử, Tam Quốc... Những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú, tạo óc tưởng tượng cho con người.
Nhưng cuốn sách "vỡ lòng" của tôi là cuốn chuyển ngữ Lá thu rơi của Tô Hoài. Chẳng phải đây là cuốn sách quá hay, nhưng khi đó tôi đọc thấy thương, còn khóc nức nở.
Khi bị xúc động bởi một cuốn sách tức là mình đang trải nghiệm. Câu chuyện đánh vào cảm xúc của con người, tạo nên sự xúc động trong con người, đó là ý nghĩa của việc viết văn.
Chọn sách cho con, như trước đây có Tâm hồn cao cả, hay những cuốn sách trong sáng động chạm đến xúc cảm của con người. Sách của các nhà văn Trần Hoài Dương, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài... cũng có văn phong trong sáng.
Tuy nhiên, với tôi trẻ con đọc truyện chưởng không sao, cũng lành mạnh, phân biệt rõ quân tử, nguỵ quân tử.
Thậm chí, với trẻ con, khi chịu đọc một cuốn sách dày đã là một sự tiến bộ.
Có những cuốn sách phải đọc nhiều lần trong đời. Với những tác giả đã đến mức cổ điển, mỗi lần đọc sẽ có phát hiện mới.
Xin cảm ơn ông.
Theo VNN
Lý Hùng: "Cát xê của tôi quy ra vàng vẫn số 1 Việt Nam" "Còn bây giờ, cát xê đóng phim của tôi mỗi tập từ 6-7 triệu đồng", Lý Hùng chia sẻ. Dư âm của thời kỳ vàng son đã tác động tới Lý Hùng như thế nào? Khi nổi tiếng tôi vẫn là Lý Hùng, không kiêu căng, màu mè và luôn hết mình vì khán giả. Và đến ngày hôm nay khi thời hoàng...