5 học bổng dài hạn tại Mông Cổ
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo tuyển sinh đi học tại Mông Cổ diện Hiệp định năm 2022.
Theo thông báo, Chính phủ Mông Cổ cấp 5 học bổng dài hạn cho lưu học sinh Việt Nam để đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Thời gian đào tạo chương trình đại học 4 năm, chương trình thạc sĩ 2 năm, chương trình tiến sĩ từ 3 đến 4 năm (không kể 1 năm học dự bị tiếng, nếu cần). Chính phủ Mông Cổ tiếp nhận đào tạo, nghiên cứu miễn phí và cấp học bổng hằng tháng theo quy định của phía Mông Cổ.
Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và một lượt về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp bù sinh hoạt phí hằng tháng theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định tại Mông Cổ.
Video đang HOT
Ứng viên dự tuyển có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc trong thời gian đang bị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật; chưa đăng ký dự tuyển chương trình học bổng nào khác từ khi thông báo này có hiệu lực đến khi có kết quả sơ tuyển. Đồng thời, cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
Ngành học mà ứng viên đăng ký dự tuyển phải phù hợp khối ngành đang học đại học ở Việt Nam hoặc ngành đã đạt giải thưởng quốc tế, khu vực, quốc gia (đối với ứng viên học bổng đại học), phù hợp ngành đã học đại học, thạc sĩ, công việc đang làm (đối với ứng viên học bổng thạc sĩ/tiến sĩ)…
Ứng viên nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ: http://tuyensinh.vied.vn/; nộp hồ sơ giấy về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 5/9/2022. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ xem xét ứng viên dự tuyển có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
Thiếu trầm trọng giáo viên trước thềm năm học mới, Bộ trưởng GD&ĐT chỉ đạo khẩn
Nhiệm vụ trọng tâm của năm học này là bổ sung biên chế giáo viên, trong đó ưu tiên tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới.
Mục tiêu trên được Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh trong Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 vừa ban hành ngày 19/8.
Bộ trưởng yêu cầu các địa phương khẩn trương xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng.
Các địa phương cần sớm thực hiện bổ sung giáo viên trong năm học 2022 - 2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đồng thời, cần chủ động rà soát, bố trí, sắp xếp trường, lớp, giáo viên phù hợp với điều kiện thực tế.
Học sinh tựu trường. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Bộ trưởng đề nghị các địa phương dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo quy định. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy học các môn ngoại ngữ và môn tin học để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ lớp 3 đến hết lớp 12.
Ngoài nhiệm vụ bổ sung số giáo viên thiếu và nâng cao năng lực giảng dạy, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng yêu cầu thêm một số nội dung khác gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về GD&ĐT; chủ động phòng, chống và ứng phó với hậu quả của thiên tai, dịch bệnh; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong toàn ngành; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Để làm tốt công tác trên, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành và tăng cường công tác truyền thông về giáo dục.
Bộ trưởng GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương tăng cường các nguồn lực đầu tư, nguồn lực xã hội hóa cho GD&ĐT, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. "Sớm trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022 - 2023", Bộ trưởng nêu rõ trong chỉ thị.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, để thực hiện được dạy ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 3 năm học 2022 - 2023, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061 giáo viên. Môn Tin học đang thiếu 3.684 giáo viên.
Một số địa phương thiếu nhiều giáo viên nhất như: Thanh Hóa thiếu 8.968 giáo viên, Nghệ An 6.000, Bình Dương 3.102, TP.HCM 5.200 giáo viên...
Ngày 2/8, Bộ Chính trị giao Bộ GD&ĐT cùng các địa phương bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Hơn 1/4 giáo viên tiểu học cả nước chưa đạt chuẩn Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có 25,2% giáo viên tiểu học cả nước chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo. Cụ thể, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019) ở cấp mầm non là 91,7%; tiểu học là 74,8%; trung học cơ sở là 86,1%; trung học phổ thông là 99,9%. Như vậy,...