5 giáo viên Nghệ An được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc
Đây là những giáo viên có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà và có nhiều thành tích trong dạy và học.
Việc tuyên dương “ Nhà giáo tiêu biểu của năm” được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện hằng năm, nhằm ghi nhận, tôn vinh các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có đóng góp đặc biệt xuất sắc, tạo ra những chuyển biến tích cực, hiệu quả trong đơn vị, có sức lan tỏa trong toàn ngành.
Qua đó, tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong cả nước, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cô giáo Nguyễn Thị Tình (áo xanh) và các học trò. Ảnh: P.V
Năm nay, kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), việc tuyên dương nhà giáo tiêu biểu được gắn với giai đoạn từ năm 1982 – 2022 và theo kế hoạch sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong 2 ngày (18, 19/11/2022).
Trong đợt này, Nghệ An vinh dự có 5 giáo viên được tuyên dương và nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đó là cô giáo Lê Na – giáo viên Trường PT DTNT THCS Kỳ Sơn; cô giáo Trần Thị Mơ – giáo viên Trường Mầm non Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn; cô giáo Thái Thị Mai Hương – giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đô Lương; thầy giáo Ngô Sỹ Thủy – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và cô giáo Nguyễn Thị Tình – giáo viên Trường Mầm non Hoa Sen (thành phố Vinh).
Trong những năm qua, thầy giáo Ngô Sỹ Thủy (thứ 2 từ phải sang) đã cùng với giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có nhiều giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với nhiều thành tích xuất sắc. Ảnh: M.H
Đây cũng là những giáo viên có nhiều thành tích tiêu biểu. Trong đó, cô giáo Nguyễn Thị Tình (SN 1981) – giáo viên Trường Mầm non Hoa Sen đã có 20 năm công tác trong ngành Giáo dục. Từ năm 2013-2014 đến nay là giáo viên cốt cán chuyên môn cấp sở.
Trong quá trình công tác, đã có 15 sáng kiến cấp cơ sở và cấp ngành; 14 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 2 lần đạt Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011, năm 2013-2014 (Giải Nhất), Giáo viên dạy giỏi tiêu biểu Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp mầm non toàn quốc năm 2014 của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Cô giáo Thái Thị Mai Hương (SN 1980) – giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đô Lương là giáo viên dạy Toán, tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từ năm 2014 – 2015 đến nay và đạt thành tích 100% học sinh tham gia đều đạt giải. Ngoài ra, đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen trong quá trình công tác.
Cô giáo Thái Thị Mai Hương – giáo viên Trung tâm GDNN – GDTX huyện Đô Lương. Ảnh: M.H
Video đang HOT
Cô giáo Trần Thị Mơ (SN 1992) – giáo viên Trường Mần non Nghĩa Lâm (Nghĩa Đàn) là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, Phó Bí thư chi đoàn đạt danh hiệu Đảng viên trẻ tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước.
Ngoài ra, cô còn tham gia Hội thi Tiếng hát Làng Sen cấp tỉnh và đạt giải Nhì toàn đoàn, 2 giải Nhất cá nhân. Trong chuyên môn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cô giáo Trần Thị Mơ. Ảnh: P.V
Thầy giáo Ngô Sỹ Thủy (SN 1962) – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, trong nhiều năm giữ chức vụ hiệu trưởng đã cùng tập thể Hội đồng bồi dưỡng các đội tuyển có nhiều giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với nhiều thành tích xuất sắc…
Cô giáo Lê Na đã có nhiều năm cắm bản ở huyện miền núi Kỳ Sơn. Ảnh: tư liệu
Tính từ năm 2009 đến nay, có 45 lượt học sinh dự thi Olympic khu vực và quốc tế ở tất cả các bộ môn tự nhiên. Ngoài ra, có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm, có nhiều Bằng khen, Giấy khen từ Trung ương đến tỉnh.
Cô giáo Lê Na (SN 1982) – giáo viên Trường PT DTNT THCS Kỳ Sơn, là giáo viên miền xuôi, tình nguyện lên giảng dạy tại miền núi, huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và đã có nhiều thành tích xuất sắc trong đổi mới, sáng tạo trong dạy và học.
Tháng 11 và 9 mong ước nhỏ nhoi của giáo viên
Hằng năm cứ vào tháng 11, mọi người dù còn ngồi trên ghế nhà trường hay đã trưởng thành đều hướng về các thầy giáo, cô giáo với tấm lòng trân trọng.
Tháng 11 này có một ngày đặc biệt - ngày Nhà giáo Việt Nam, tôn vinh công lao đóng góp của hàng triệu giáo viên trên cả nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Xin được chia sẻ một vài mong mỏi, ao ước của giáo viên nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thứ nhất, được yên bình
Tháng 11 là tháng mà giáo viên vô cùng vất vả, bội thực với các phong trào từ chuyên môn đến văn hóa, thể dục, thể thao...
Giáo viên phải chuẩn bị các tiết dạy mẫu, các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng, các cuộc thi giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, phong trào văn hóa, văn nghệ cho giáo viên và học sinh chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam...
Các thầy cô chỉ mong học sinh chăm ngoan, học giỏi. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Gần đến ngày 20/11, các thầy cô càng tất bật hơn, chuẩn bị hoa, quà, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, chuẩn bị tiếp đón đại biểu, cấp trên...
Trong suốt buổi tiệc 20/11, nhiều giáo viên được phân công tiếp đón khách, sau đó khách ra về thì phải dọn dẹp bàn ghế, chén đũa, vệ sinh... để ngày hôm sau, việc học diễn ra bình thường...
Giáo viên chỉ mong tháng 11 được yên bình, không quá vất vả, áp lực.
Thứ 2, thu nhập được cải thiện
Giáo viên mới ra trường nhận lương chỉ trên 3 triệu đồng/tháng, giáo viên công tác 20 năm cũng chỉ tầm 8 triệu đồng... Mức lương này không còn phù hợp, cần thay đổi.
Các nhân viên trường học như kế toán, thư viện... cũng cần sớm được quan tâm, cải thiện lương, thu nhập.
Thứ 3, tổ chức 20/11 nhẹ nhàng, ý nghĩa
Dịp 20/11 này, giáo viên mong muốn có được ngày kỷ niệm đúng nghĩa, được cấp trên quan tâm, không phải vất vả, giảm áp lực trong công việc và cuộc sống.
Giáo viên không mong ngày 20/11 được nhận hoa, quà của học sinh, chỉ mong học sinh học thật giỏi, chăm ngoan và thành đạt.
Thứ 4, giảm các việc hình thức
Giáo án theo Công văn 2345, 5512 mỗi bài dài hàng chục trang, mỗi giáo án hàng ngàn trang, cho thấy bệnh hình thức chưa được thuyên giảm, mong được xem xét lại.
Các cuộc thi giáo viên giỏi, khoa học kỹ thuật, kiến thức pháp luật... vẫn còn nặng tính hình thức, chưa phát huy tác dụng, mong được giảm bớt.
Thứ 5, dân chủ trong trường học được nâng cao
Một trong những nguyên nhân khiến giáo viên ngao ngán, bỏ việc, ngoài lương là sự thiếu dân chủ sự thiếu dân chủ trong trường học, hiệu trưởng chuyên quyền độc đoán, gây bè phái, mất đoàn kết.
Giáo viên mong được bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bầu hiệu trưởng công khai, dân chủ, mong lựa chọn hiệu trưởng có tâm, trách nhiệm.
Thứ 6, các trường được tuyển dụng giáo viên
Theo người viết, hãy mạnh dạn giao quyền tự chủ tuyển dụng cho nhà trường, tuyển sinh nhiều đợt, không phải mỗi năm tuyển một lần như hiện nay.
Bên cạnh đó, cần xét tuyển đặc cách giáo viên hợp đồng để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, để họ được sớm trở thành viên chức.
Thứ 7, được xếp lương công bằng
Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông xếp hạng giáo viên còn chưa công bằng, hợp lý, đang được Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung.
Giáo viên mong được chuyển xếp lương mới, trong đó tránh việc chia hạng, xếp lương cào bằng, hên xui, chưa đánh giá đúng năng lực, chưa thể hiện người giỏi có thành tích ở hạng cao.
Thứ 8, mong được bảo vệ
Giáo viên mong muốn được bảo vệ trước áp lực, trước những trường hợp phụ huynh xông vào trường hành hung, mắng nhiếc...
Xin có cái nhìn đúng đắn hơn về nghề giáo, xin đừng quá khắt khe, đừng đổ lỗi và áp lực lên nhà giáo, hãy chung tay cùng nhà giáo trong việc giáo dục học sinh tiến bộ.
Thứ 9, mong được thưởng Tết
Giáo viên nhiều nơi nhiều năm liền không được thưởng Tết, đương nhiên các ngày lễ càng không có đồng nào, rất thiệt thòi, ngậm ngùi.
Thu nhập đã thấp, lại không có thưởng Tết khiến giáo viên càng thêm khó khăn.
Giáo viên mong được có lương "tháng thứ 13" như những ngành nghề khác.
Cô giáo trường làng được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình cho biết: Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tỉnh Thái Bình vinh dự có 1 cán bộ quản lý và 3 giáo viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét tặng nhà giáo xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 1982-2022. Trong 4...