5 giải pháp nâng cao năng lực hiệu trưởng của giáo viên
Nếu hiệu trưởng có năng lực nghiên cứu khoa học tốt sẽ khám phá được nhiều cái tiên tiến về nội dung, phương pháp phục vụ cho công tác quản trị trường.
Hiệu trưởng trường phổ thông là người đứng đầu nhà trường có vai trò quan trọng nhất trong quá trình thiết lập, định hướng, tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh, quản lý và thúc đẩy các hoạt động khác tạo sự thành công cho nhà trường.
Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã có những tác động tích cực đến nền giáo dục ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam.
Cuộc cách mạng này đòi hỏi giáo dục phổ thông ở Việt Nam sẽ phải bắt nhịp với sự chuyển mình mạnh mẽ và yêu cầu các hiệu trưởng ở trường phổ thông phải có kiến thức, kĩ năng của một nhà quản trị.
Trước yêu cầu đổi mới, chất lượng giáo dục toàn diện được xác định làm nòng cốt tuy nhiên theo nhiều người đánh giá, năng lực của hiệu trưởng ở một số trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập. Những bất cập về năng lực của hiệu trưởng thời gian qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học ở các trường phổ thông ví như:
Chưa có sự quan tâm đúng mức hay những quy định cụ thể cho việc phát triển đội ngũ như bồi dưỡng bắt buộc những kĩ năng mềm cho giáo viên; Kế hoạch cho sự phát triển giáo dục chưa lâu dài; Công tác quản lý và điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục phổ thông ở một số nơi chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.
Nhìn nhận những hạn chế này, chia sẻ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Đặng Danh Hướng – giáo viên trường Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) mạnh dạn đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực hiệu trưởng trường phổ thông.
Cụ thể, thầy Hướng đề xuất:
Thứ nhất, đổi mới nội dung chuyên đề bồi dưỡng phải tập trung phát triển cho hiệu trưởng năng lực (năng lực quản trị con người, năng lực quản trị tổ chức, năng lực quản trị sự thay đổi, năng lực phân tích và xử lý thông tin, xây dựng chính sách để triển khai mục tiêu; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị trường học).
Đây là một việc rất quan trọng đối với đội ngũ hiệu trưởng bởi nếu họ được bồi dưỡng những năng lực trên sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế. Hiệu trưởng sẽ giải quyết được các khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ mà họ đang gặp phải.
Theo Thạc sĩ Đặng Danh Hướng, nếu hiệu trưởng có năng lực nghiên cứu khoa học tốt sẽ khám phá được nhiều cái tiên tiến về nội dung, phương pháp phục vụ cho công tác quản trị trường. (Ảnh minh họa:Pin Art)
Việc phát triển năng lực này, giúp hiệu trưởng có nhiều cơ hội thực hành và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế công tác quản trị trường trung học phổ thông, giúp cho chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, hàng năm, các cơ sở bồi dưỡng cán bộ giáo dục phải tiến hành rà soát, loại bỏ những nồi dung bồi dưỡng năng lực quản trị không còn phù hợp, cập nhật những kiến thức, phát triển năng lực mới cho người học, điều chỉnh chuẩn hóa các chuyên đề bồi dưỡng, từng bước hoàn thiện nội dung giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn, bổ sung các nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý gắn với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Thứ hai, đa dạng hình thức bồi dưỡng năng lực cho hiệu trưởng như: Bồi dưỡng bằng hình thức tự học của hiệu trưởng kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ cụm trường hoặc câu lạc bộ hiệu trưởng các trường phổ thông; Bồi dưỡng theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet); Bồi dưỡng theo hướng mở và liên tục…
Việc đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng là việc tận dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên của trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục các tỉnh, thành để phát triển thêm các chương trình, loại hình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng, các trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục các tỉnh, thành cần lựa chọn mở thêm những lĩnh vực bồi dưỡng mới, đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng, các hình thức bồi dưỡng đa dạng (tập trung, dài ngày, ngắn ngày, từ xa) để người học có thể lựa chọn.
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình bồi dưỡng quản trị cho hiệu trưởng theo hướng lấy người học làm trung tâm. Để đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm hiệu quả cần phải kết hợp sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại.
Thứ tư, phát triển năng lực theo hướng vận dụng gắn kết thực tiễn.
Để phát triển năng lực cho hiệu trưởng việc đào tạo năng lực ở các trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục các tỉnh, thành cần chú trọng tính vận dụng để phát triển năng lực quản trị của hiệu trưởng theo hướng vận dụng.
Việc đào tạo theo hướng vận dụng có thể được thực hiện bằng cách tích hợp giữa dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nghiệp vụ. Đó là việc lồng ghép rèn luyện các năng lực quản trị cho hiệu trưởng trong khi dạy kiến thức cơ bản.
Thứ năm, cần chú trọng hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho hiệu trưởng. Bởi hai năng lực này có mối quan hệ bổ trợ nhau rất lớn. Một người hiệu trưởng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi sẽ là nền tảng vững chắc để thúc đẩy năng lực nghiên cứu khoa học phát triển.
Hơn nữa, nếu người hiệu trưởng có năng lực nghiên cứu khoa học tốt sẽ khám phá được nhiều cái mới, cái tiên tiến về nội dung, phương pháp phục vụ cho công tác quản trị trường.
Video đang HOT
Bối cảnh đổi mới giáo dục diễn ra trong thời đại công nghệ số, con người luôn phải tìm tòi, khám phá và thích nghi với những biến đổi khôn lường do sự phát triển của công nghệ mang lại. Vì thế, xu thế phát triển năng lực cho hiệu trưởng theo hướng nghiên cứu cũng được nhiều chuyên gia đề xuất.
Từ những đề xuất này của thầy Hướng cho thấy, chúng ta cần phải đổi mới chương trình đào tạo cán bộ quản lý giáo dục song song với việc áp dụng các mô hình đào tạo mới nhằm hướng đến phát triển năng lực quản trị cho đội ngũ hiệu trưởng trong tương lai là công việc trọng tâm.
Khi chúng ta thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc, việc năng lực quản trị trường cho hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực sẽ góp phần to lớn trong việc đào tạo ra đội ngũ giáo viên có năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trương phổ thông hiên nay.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net.vn
Một ngôi trường, 4 năm thay 4 hiệu trưởng
Dùng quyền hành tự bác bỏ sự tín nhiệm của giáo viên đối với đồng nghiệp, tự đặt ra quy chuẩn mới bằng cách " truyền đạt lệnh miệng" của Trưởng phòng giáo dục
Trong vòng 4 năm trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã thay đổi tới ...4 đời hiệu trường.
Đó là lời tâm sự của cô Huỳnh Thị Phương Dung - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ.
Cô Dung cho biết, sau khi Báo Giáo dục Việt Nam liên tiếp đăng tải những vấn đề bất ổn của nhà trường, cô đã rất bức xúc, buồn rầu và thấy bị tổn thương.
Tuy nhiên, cô thẳng thắn thừa nhận những vấn đề mà báo đăng tải là hoàn toàn chính xác.
Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang (ảnh: P.L)
Cô chia sẻ, trong 4 năm mà nhà trường "bị" thay đổi tới 4 đời hiệu trưởng thì làm sao mà còn có cảm giác an tâm và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhà trường "lùm xùm" hết chuyện nọ, đến chuyện kia.
Điều này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch hoạt động của đơn vị.
Mặc dù trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ nằm tại khu đô thị sầm uất và phát triển của thành phố mang danh "thủ phủ" miền Tây nhưng cho đến nay, nhà trường vẫn chưa đạt được các mục tiêu phấn đấu như xây dựng trường chuẩn quốc gia và cũng chưa thể đăng ký đánh giá ngoài công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Khi được hỏi nguyên nhân vì sao? Cô Dung chỉ nói ngắn gọn: cá nhân tôi nghĩ do nhà trường đổi hiệu trưởng liên tục, chỉ 4 năm mà có tới 3 hiệu trưởng bị điều chuyển, người thứ tư hiện cũng đang vướng vào khá nhiều chuyện lùm xùm.
Tiếp câu hỏi của chúng tôi, vì sao lại có sự thay đổi kỷ lục như vậy cô chỉ cười buồn...
Như đã đưa tin, đây chính là ngôi trường đã " trắng" Hội đồng trường trong suốt năm 2018 và ngay cả đến bây giờ trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ vẫn chưa được cấp có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận Hội đồng trường như quy định tại các văn bản pháp quy ( Luật Giáo dục; Khoản 5 Điều 20 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT;...)
Liệu rằng có sự chủ đích trong việc bỏ " trắng" hội đồng trường suốt năm qua?
Để công bố trước dư luận, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu những lý do khiến Hội đồng trường của trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ không được cấp có thẩm quyền công nhận thì lại phát hiện thêm rất nhiều tình tiết buồn.
Như tin đã đưa, năm 2017, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ thực hiện công tác giới thiệu nhân sự, bầu lại Hội đồng trường vì nhiệm kỳ của Hội đồng trường (2011-2017) đã hết.
Và ông Đào Thành Công đã được tín nhiệm " bầu" vào vị trí Chủ tịch Hội đồng.
Nhưng suốt một năm sau đó, Hội đồng trường của trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ vẫn không được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Rạch Giá ra quyết định thành lập.
Bức xúc vì nhà trường không có Hội đồng trường theo đúng quy định của pháp luật, với tư cách là "Chủ tịch được bầu tín nhiệm" nên thầy Đào Thành Công đã phản ánh với ông Lưu Hoàng Hiếu, Hiệu trưởng trường Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ về vấn đề trên nhưng ông Hiếu trả lời:
" Phòng Giáo dục không đồng ý thầy Công làm Chủ tịch Hội đồng trường vì không đúng thành phần.
Người làm chủ tịch phải là đảng viên và phải " nằm" trong Ban Chi ủy".
Đồng thời, ông Lưu Hoàng Hiếu, hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ cũng khuyên ông Đào Thành Công từ chối nhiệm vụ và gợi ý hãy nêu lý do " vì sức khỏe không đảm bảo".
Bức xúc trước đề nghị của ông Lưu Hoàng Hiếu, ông Đào Thành Công và một số thành viên trong Hội đồng trường đã được đề cử chất vấn, yêu cầu công bố văn bản chỉ đạo của Trưởng phòng Giáo dục về vấn đề này nhưng ông Hiếu từ chối cung cấp mà thông báo đây là " chỉ đạo miệng của trưởng phòng".
Thông tư số 12/2011/TT-BGDDT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường trung học công lập được quy định như sau:
Đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ Văn phòng.
Hội đồng trường có Chủ tịch, 1 thư ký và các thành viên khác.
Tổng số thành viên của Hội đồng trường từ 9 đến 13 người.
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên của Hội đồng bầu; thư kí do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.
Nhiệm kì của Hội đồng trường là 5 năm.
Do đó nội dung " Chỉ đạo miệng của trưởng phòng" như lời hiệu trưởng Hiếu công bố trước tập thể nhà trường là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật.
Sự việc nhùng nhằng, kéo dài và hoàn toàn không có sự chỉ đạo của các cấp quản lý nên sự bất ổn trong nội bộ nhà trường liên tục sảy ra.
Trong các kỳ họp chi ủy, họp sơ kết học kỳ vấn đề " Hội đồng trường" liên tục được đưa ra mổ xẻ.
Ngày 14/12/2018, ông Lưu Hoàng Hiếu chính thức công bố " phủ nhận" chức vụ " Chủ tịch" hội đồng trường của ông Đào Thành Công và tổ chức " bầu lại" với tỷ lệ 100% ý kiến có mặt tham dự cuộc họp đã tán thành để ông Lưu Hoàng Hiếu làm Chủ tịch Hội đồng trường.
Tuy nhiên, cho đến nay trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ vẫn chưa có Quyết định công nhận Hội đồng trường mới, nhiệm kỳ 2018-2023.
Mặc dù bức xúc trước cách làm việc tùy tiện của hiệu trưởng, nhưng cô Huỳnh Thị Phương Dung - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ chỉ biết than thở:
" Kỳ họp nào cũng đề nghị hiệu trưởng làm việc phải đảm bảo tính pháp lý nhưng chả có tác dụng gì.
Hội đồng trường " mới" cũng đã được bầu lại ngày 14/12/2018 nhưng đến nay nhà trường cũng chưa thấy quyết định công nhận".
Đây cũng là điều mà dư luận nhà trường đã dấy lên câu hỏi "Liệu rằng có sự chủ đích trong việc bỏ " trắng" hội đồng trường hay không"?
Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trường Tộ đã thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn chưa?
Ngày 28/3/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo đó, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT. Nhiệm vụ tối quan trọng của Hiệu trưởng chính là :
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ;
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường;
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học;
Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường;
Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên;
Thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên;
Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh,
Ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh;
Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;
Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
Nhưng suốt thời gian qua, với vai trò là Hiệu trưởng, Bí thư chi bộ nhưng ông Lưu Hoàng Hiếu đã buông bỏ hoàn toàn trách nhiệm của mình trong việc trình cấp có thẩm quyền xem xét danh sách đề nghị của nhà trường để ban hành quyết định thành lập Hội đồng trường.
Đồng thời, dùng quyền hành để tự bác bỏ sự tín nhiệm của giáo viên trong trường đối với đồng nghiệp, tự đặt ra quy chuẩn mới bằng cách " truyền đạt lệnh miệng" của Trưởng Phòng Giáo dục là một việc làm rất cần các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, xử lý.
Nguyễn Phan
Theo giaoduc.net.vn
Mất tiền du học, về nước lao đao vì không được công nhận văn bằng Bỏ ra hàng tỉ đồng du học, nhận lại văn bằng quốc tế không được Việt Nam công nhận; người được nhà nước cử đi học, nhưng khi về nước cũng gặp khó khăn trong việc làm thủ tục để được công nhận văn bằng... Chuyên gia cảnh cáo, trước khi đi du học, người dân cần tìm hiểu thông tin, tránh việc...