5 dự báo về trí tuệ nhân tạo năm 2019
Trong năm 2018, trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là máy học ( machine learning) và học sâu (deep learning) đã xuất hiện ngày càng phổ biến và xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2019.
Dưới đây là 5 dự báo quan trọng của cây viết Bernard Marr về xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo trong năm nay.
Ảnh minh họa
AI trở thành vấn đề chính trị quốc tế
Trong năm 2018, các cường quốc của thế giới đã đẩy mạnh việc thiết lập hàng rào để bảo vệ lợi ích quốc gia trong vấn đề thương mại và phòng vệ. Điều này được thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ giữa hai siêu cường về trí tuệ nhân tạo của thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Đối mặt với những hạn chế về xuất khẩu và thuế quan đánh vào hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để tạo ra trí tuệ nhân tạo do Chính phủ Mỹ ban hành, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực để tăng tính tự chủ trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AI. Điển hình là việc hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc đã công bố kế hoạch phát triển các loại chip xử lý trí tuệ nhân tạo, giảm sự phụ thuộc của ngành công nghiệp AI đang bùng nổ của nước này vào các hãng sản xuất của Mỹ như Intel và Nvidia.
Cùng lúc, Google cũng đối mặt chỉ trích vì việc sẵn sàng hợp tác với các công ty công nghệ của Trung Quốc trong đó có nhiều công ty được cho là có liên quan tới chính phủ Trung Quốc. Dưới áp lực của các nhân viên, Google đã rút khỏi các thỏa thuận hợp tác với các công ty của Trung Quốc để chuyển sang hợp tác với các cơ quan của Chính phủ Mỹ vì lo ngại công nghệ của công ty có thể bị quân sự hóa.
Với việc chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, xu hướng này đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, công nghệ AI có thể được các Chính phủ sử dụng để hạn chế các quyền tự do như quyền riêng tư hay tự do ngôn luận. Nguy cơ thứ hai là những căng thẳng giữa các nước có thể ảnh hưởng đến tinh thần hợp tác giữa các tổ chức công nghiệp và học giả trên thế giới. Trong khi đó, hợp tác mở chính là nguyên nhân giúp cho việc phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo diễn ra nhanh chóng. Vì vậy, việc đặt ra những rào cản xung quanh sự phát triển trí tuệ nhân tạo của một quốc gia nhiều khả năng sẽ khiến quá trình hợp tác chậm lại.
Tăng cường minh bạch
Các vấn đề liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên toàn xã hội, đặc biệt là khi nó liên quan đến việc xử lý dữ liệu con người vẫn được xem là phức tạp. Để có thể khai thác hết tiềm năng, AI cần phải được tin tưởng, chúng ta cần phải biết AI đang làm gì với các dữ liệu của chúng ta, lý do và quy trình quyết định các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta được thực hiện ra sao… Đây là vấn đề khó thuyết phục được tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc xây dựng lòng tin vào các hệ thống trí tuệ nhân tạo không chỉ là việc trấn an công chúng. Các các doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu cũng sẽ được hưởng lợi từ việc công khai những khuynh hướng sử dụng dữ liệu hoặc thuật toán. Thậm chí, có các thông tin cho biết nhiều công ty đôi khi còn rút lại quyết định triển khai trí tuệ nhân tạo vì lo ngại rằng họ có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trong tương lai nếu công nghệ đó về sau bị quy là không công bằng hoặc vô đạo đức.
Trước tình hình này, trong năm 2019, chúng ta nhiều khả năng sẽ chứng kiến sự gia tăng các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường sự minh bạch của trí tuệ nhân tạo. Trong năm 2018, IBM đã công bố công nghệ được phát triển để cải tiến khả năng truy vết các quyết định liên quan đến công nghệ AI OpenScale của công ty. Quy định chung về bảo vệ dữ liệu có hiệu lực trên khắp châu Âu trong năm 2018 cũng đã tạo cơ sở để bảo vệ công dân trước những quyết định có ảnh hưởng về mặt pháp lý hoặc ảnh hưởng quan trọng đến cuộc sống của họ do máy móc gây ra. Xu hướng công khai này được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong năm 2019, khuyến khích các doanh nghiệp minh bạch hơn trong hoạt động của họ.
Thâm nhập sâu hơn vào mọi hoạt động kinh doanh
Video đang HOT
Sau vài năm thu thập dữ liệu và xác định các lĩnh vực mà trí tuệ nhân tạo có thể mang lại hiệu quả lớn hay những kinh nghiệm thất bại, trong năm 2019, các doanh nghiệp lớn đã sẵn sàng thúc đẩy những sáng kiến liên quan đến AI, chuyển từ các dự án thí điểm sang triển khai trên thực tế ở phạm vi toàn cầu. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, hàng nghìn giao dịch mỗi giây sẽ được phân tích bằng các thuật toán máy học. Các nhà bán lẻ thông qua dữ liệu thu được từ hóa đơn các chương trình khách hàng thân thiết sẽ có thể tìm ra được những phương thức bán hàng hiệu quả hơn thông qua trí tuệ nhân tạo…
Trong năm 2019, chúng ta cũng sẽ có thể chứng kiến sự hiện diện của AI trong tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp. Trí tuệ nhân tạo sẽ được sử dụng để hỗ trợ các chức năng như quản lý nguồn nhân lực hay tối đa hóa chuỗi cung ứng, việc sa thải hay thuê nhân công… Tất cả các quá trình này sẽ ngày càng được tự động hóa. Các giải pháp AI trong quản lý việc tuân thủ các quy định và các vấn đề pháp lý sẽ được sử dụng ngày càng nhiều. Ngoài ra, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà tới đây, các doanh nghiệp nhỏ cũng sẽ có cơ hội sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động của họ.
Công việc tạo ra sẽ nhiều hơn mất đi
Trong dài hạn, không thể khẳng định rằng sự phát triển của máy móc sẽ dẫn tới việc con người bị thất nghiệp và những bất ổn xã hội. Ít nhất là trong năm tới, viễn cảnh này sẽ không trở thành hiện thực. Một số dự báo hiện nay cho rằng đến cuối năm 2019, trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn số lượng việc làm vì nó mà mất đi. Trong đó, báo cáo của Công ty Gartner – công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu về công nghệ thông tin, tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng… cho hay, đến cuối 2019 sẽ có 1,8 triệu việc làm bị mất do tự động hóa, trong đó ngành sản xuất là lĩnh vực đặc biệt bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cùng lúc cũng sẽ có khoảng 2,3 triệu việc làm được tạo ra.
Một trong những yếu tố dẫn tới tình trạng này là do khả năng của AI trong việc thay thế các công việc không thủ công. Các nhân viên kho bãi và những người bán lẻ có thể bị thay thế bởi công nghệ tự động. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề như bác sĩ và luật sư, các nhà cung cấp dịch vụ trí tuệ nhân tạo có thể đưa công nghệ của họ vào các hoạt động chuyên môn cùng với con người, hỗ trợ con người thực hiện các công việc có tính chất lặp đi lặp lại nhưng con người vẫn là thực thể có tiếng nói quyết định cuối cùng. Điều này có nghĩa là những lĩnh vực này sẽ được hưởng lợi từ công nghệ khi các hoạt động chuyên môn có thể được hỗ trợ bằng công nghệ.
Trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ tài chính, triển vọng ảm đạm hơn. Theo một số ước tính như ước tính của cựu CEO Citigroup Vikram Pandit đưa ra năm 2017, lượng nhân lực trong lĩnh vực này có thể giảm đến 30% trong 5 năm tới. Với việc các vị trí ở khu vực “hậu trường” trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng được máy móc xử lý, dự báo này có thể trở thành sự thật trong 5 năm tới.
“Trợ lý” AI sẽ thực sự hữu dụng
AI xuất hiện và dần thay đổi cuộc sống.
Trí tuệ nhân tạo hiện đã thực sự xâm nhập vào cuộc sống của mỗi người, đến mức tất cả mọi người hầu như đều không đắn đo khi tìm kiếm trên Google, mua sắm tại Amazon hay xem Netflix. Cảm giác về sự tham gia của trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống của con người có thể thấy rõ hơn khi chúng ta tương tác với các “trợ lý” trí tuệ nhân tạo như Siri, Alexa, hay trợ lý Google để giúp chúng ta tìm kiếm nguồn dữ liệu khổng lồ sẵn có trong thế giới hiện đại ngày nay.
Trong năm 2019, số người sử dụng trợ lý trí tuệ nhân tạo để sắp xếp công việc, lập kế hoạch cho các chuyến đi hay đơn giản là đặt bánh pizza sẽ còn gia tăng. Những dịch vụ này sẽ trở nên ngày càng hữu dụng hơn khi các trợ lý trí tuệ nhân tạo có thể phân tích được rõ hơn hành vi và hiểu được rõ hơn thói quen của chúng ta. Các dữ liệu thu thập được từ người dùng cũng cho phép các nhà thiết kế ứng dụng hiểu chính xác ứng dụng nào đang có giá trị và đang được sử dụng.
Kết quả là những tính năng mà chúng ta muốn sử dụng trí tuệ nhân tạo vào đó như đặt xe taxi hay dịch vụ giao thức ăn, chọn nhà hàng sẽ càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Quan trọng nhất các “trợ lý” trí tuệ nhân tạo sẽ được thiết kế để ngày càng hiểu người sử dụng hơn.
Trí tuệ nhân tạo là sự “tư duy” của máy móc, trong đó các thiết bị sẽ bắt chước cách tư duy tự nhiên của con người để giải quyết các vấn đề. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, AI là một trong những yếu tố then chốt. Từ khái niệm tưởng chừng xa xôi, trí tuệ nhân tạo từng bước đi vào đời sống, hiện thực hóa giấc mơ về những loại máy móc có khả năng tư duy như con người.
Theo PLVN
5 dự báo quan trọng về AI trong năm 2019
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là học máy (machine learning) và học sâu (deep learning), có mặt được nhắc nhiều trong năm 2018. Độ 'hot' của công nghệ này sẽ không hạ nhiệt trong năm sau.
Ảnh: Adobe Stock
Theo trang Forbes, 2019 sẽ là năm chứng kiến nhiều đột phá đáng kinh ngạc cũng như sự phấn khích, cường điệu hóa về AI từ báo giới. AI hứa hẹn đem lại nhiều thay đổi cho doanh nghiệp lẫn xã hội, với tác động có thể còn lớn hơn các cuộc cách mạng công nghệ trước đây. Dưới đây là năm dự báo mà tạp chí Mỹ đưa ra cho AI trong năm sau.
1. AI ngày càng trở thành vấn đề chính trị quốc tế
Năm 2018, nhiều cường quốc dựng rào chắn bảo vệ lợi ích quốc gia về mặt thương mại, quốc phòng. Quan hệ giữa hai siêu cường AI là Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ điều đó. Trước hàng rào thuế quan và hạn chế xuất khẩu mà Mỹ đặt ra, Đại lục nỗ lực tự nghiên cứu, phát triển. Đơn cử, hãng công nghệ Trung Quốc Huawei công bố kế hoạch phát triển chip xử lý AI riêng, giảm nhu cầu phụ thuộc vào các nhà sản xuất Mỹ như Intel hay Nvidia.
Khi chính trị ngày càng hướng về chủ nghĩa dân tộc, có hai rủi ro rõ ràng. Thứ nhất, AI có thể ngày càng được nhiều chính quyền áp dụng để hạn chế quyền tự do, chẳng hạn như quyền riêng tư hay tự do ngôn luận. Thứ nhì, căng thẳng công nghệ, thương mại sẽ tác động đến tinh thần hợp tác giữa các tổ chức học thuật hoặc công nghiệp. Nếu các nước đóng cửa với nhau, việc phát triển quy chuẩn chung xung quanh AI và dữ liệu có thể chậm lại.
2. AI minh bạch hơn
Việc ứng dụng AI vào xã hội, đặc biệt là dùng nó để xử lý dữ liệu của con người, bị cản trở bởi "vấn đề hộp đen". Hầu hết, hoạt động của AI có vẻ phức tạp, khó hiểu. Để phát huy hết tiềm năng, AI cần được tin tưởng. Con người cần hiểu AI làm gì với dữ liệu của chúng ta, vì sao nó làm thế và nó ra quyết định như thế nào.
2019 có thể là năm mà nhiều người chú ý hơn đến các biện pháp được thiết kế để tăng tính minh bạch của AI. Năm nay, IBM tung công nghệ được phát triển để cải thiện khả năng truy nguồn quyết định vào AI OpenScale của họ. Công nghệ mới không những tiết lộ quyết định nào vừa được thực hiện, mà còn thể hiện cách dữ liệu được kết nối, sử dụng, trọng số trong quyết định và khả năng sai lệch thông tin.
3. AI thâm nhập sâu hơn vào thương trường
2018 là năm mà các doanh nghiệp hiểu nhiều hơn về khả năng thực tế của AI. Sau nhiều năm thu thập dữ liệu theo thứ tự và xác định các mảng có thể dùng AI, những công ty lớn giờ đã sẵn sàng thực hiện sáng kiến, thí điểm và khởi động AI.
Đơn cử, trong ngành dịch vụ tài chính, nhật ký hàng ngàn giao dịch tức thì mỗi giây được phân tách thường xuyên bằng thuật toán học máy. Các nhà bán lẻ thì thành thạo trong việc lấy dữ liệu hóa đơn, chương trình khách hàng thân thiết để đưa vào máy AI, tìm cách để bán chạy hơn. Các nhà sản xuất thì dùng công nghệ dự đoán để biết chính xác máy móc chịu được áp lực lớn ra sao và khi nào thì nó có khả năng hỏng.
Năm 2019, AI sẽ được ứng dụng nhiều hơn, phân nhánh vào nhiều chức năng hỗ trợ như nhân sự hoặc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nơi các quyết định xoay quanh logistic, tuyển dụng, sa thải sẽ ngày càng được tự động hóa. Giải pháp AI để quản lý các vấn đề pháp lý cũng được áp dụng nhiều hơn. Năm 2019, doanh nghiệp cũng sẽ hiểu hơn về giá trị thông tin họ sở hữu.
4. AI tạo ra thay vì "cướp" việc làm
Về lâu dài, không có dự báo nào chắc chắn chính xác về tác động của AI lên thị trường lao động. Song ít nhất là trong năm tới, mất công ăn việc làm vì AI không phải là vấn đề. Hãng Gartner dự báo đến cuối năm 2019, AI sẽ tạo ra việc làm cho con người nhiều hơn là xóa bỏ. 1,8 triệu việc làm biến mất vì tự động hóa song 2,3 triệu việc làm khác sẽ mở ra cũng nhờ tự động hóa. Công ăn việc làm mới có thể ở mảng giáo dục, y tế và khu vực công.
Với các nghề như luật sư và bác sĩ, nhà cung ứng dịch vụ AI đã và đang nỗ lực trình bày công nghệ của họ với tư cách hỗ trợ chuyên gia người thật trong công việc. Con người vẫn có quyền quyết định cuối cùng.
5. Trợ lý AI trở nên thực sự hữu ích
AI đang bắt đầu đan xen vào đời sống con người, đến mức hầu hết người dùng không nghĩ rằng khi họ tìm kiếm trên Google, mua sắm trên Amazon hay xem Netflix, các dự đoán chính xác với sự hỗ trợ của AI đang làm việc để cung cấp cho con người trải nghiệm tốt. Các trợ lý ảo như Siri, Alexa hay Google Assistant giúp người dùng sử dụng khối lượng dữ liệu lớn xung quanh họ.
Năm 2019, sẽ có thêm nhiều người dùng trợ lý AI để xếp lịch, lên kế hoạch cho chuyến đi hay đặt bánh pizza. Những dịch vụ kiểu này sẽ ngày càng hữu ích khi chúng học được cách dự đoán hành vi con người hoặc hiểu thói quen của con người hơn. Dữ liệu thu thập từ chính người dùng sẽ giúp các nhà phát triển ứng dụng hiểu thêm về tính năng hữu ích, cải thiện nó nhiều hơn. Đến cuối năm 2019, các cuộc hội thoại mà Alexa, Google Assistant có khả năng thực hiện sẽ trôi chảy hơn, tự nhiên hơn.
Theo Báo Mới
Trung Quốc công bố phát thanh viên ảo chạy bằng trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới, nhìn không khác gì người thật Với machine learning đang học được ngày một nhiều, công nghệ sẽ sớm chạm tới mức "thực tế". Trước sự ngỡ ngàng của giới công nghệ, cơ quan tin tức Xinhua của Trung Quốc vừa ra mắt phát thanh viên truyền hình hoạt động bằng điện năng: nó là một hình ảnh kĩ thuật số dạng con người, đọc tin tức bằng một...