5 điều ứng viên cần biết về bài test tâm lý của nhà tuyển dụng
Bài test tâm lý được coi là một trong những dạng đánh giá phổ biến, áp dụng trong quá trình tuyển dụng để kiểm tra ứng viên trên khía cạnh khác ngoài năng lực chuyên môn.
Thông qua đây, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có tính cách như thế nào, thái độ ra sao khi đối diện với tình huống khó,…
Dưới đây là 5 điều ứng viên cần biết về bài test tâm lý của nhà tuyển dụng để có thể chuẩn bị tốt hơn khi cần tìm việc làm Quận 7, Q.1 hay bất cứ địa điểm nào khác.
Hiểu rõ khái niệm về bài kiểm tra tâm lý
Các bài test tâm lý (trong tiếng Anh gọi là Psychometric Test) sẽ thường được các nhà tuyển dụng dùng trong quá trình đánh giá ứng viên. Nó thường được thiết kế với mục đích giúp doanh nghiệp nhận định mức độ phù hợp về mặt hành vi, cách ứng xử của một người với yêu cầu công việc.
Trên thực tế, có nhiều ứng viên đã vượt qua bài kiểm tra chuyên môn nhưng không đạt yêu cầu của bài kiểm tra tích cách, tức là không đủ phẩm chất để hoàn thành tốt công việc. Do vậy, các nhà tuyển dụng có thể tiết kiệm thời gian sàng lọc lượng lớn ứng viên và chọn ra những người thích hợp nhất bằng cách này. Điều đó có nghĩa là, bạn cần phải trau dồi những vấn đề đáng quan tâm khác bên cạnh chuyên môn.
Các dạng bài test tâm lý ứng viên có thể gặp phải
Trong bài test tâm lý thường sẽ được chia ra: bài test năng lực, bài test tính cách, bài test thành tích. Trong đó:
Bài test năng lực: thường dưới hình thức trắc nghiệm, ứng viên có thể điền đáp án trên biểu mẫu. Chúng có thể là bài test viết, tính toán, chuyên môn (cơ khí, kiểm tra dữ liệu, code,…).
Bài test tính cách: có thể là những bài kiểm tra nhanh với các câu hỏi về quyết định – lựa chọn cá nhân hay phản ứng về một hành vi, tình huống giả định. Thông qua đây, nhà tuyển dụng có thể nhận xét về hành vi của ứng viên khi đối diện với các phát sinh trong những tình huống cụ thể. Bài kiểm tra tính cách không có đáp án đúng hay sai hoàn toàn mà tùy thuộc theo khả năng nhìn nhận vấn đề ở mỗi người.
Bài test thành tích: kết quả bài kiểm tra thành tích có thể giúp nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nhận thức, kiến thức, mức độ am hiểu của một ứng viên trong một ngành hay một lĩnh vực cụ thể. Nó không hẳn nghiêng về chuyên môn nhưng đây là một dạng kiểm tra sự tập trung và tầm hiểu biết của ứng viên.
Video đang HOT
Mục đích của bài test tâm lý – lựa chọn ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp
Các nhà tuyển dụng sẽ hiểu được tâm lý tính cách và cả tư duy của các ứng viên khi tham gia bài test này. Từ đó, họ sẽ nhận định được nhân viên nào có tiềm năng, phù hợp cả về chuyên môn lẫn văn hóa của công ty từ cách thể hiện bản thân. Hiện tại, hầu như các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên không còn đặt yếu tố chọn người giỏi nhất, mà là chọn người phù hợp nhất với môi trường doanh nghiệp để cùng hoạt động tốt hơn.
Đó là còn chưa kể đến chất lượng tuyển dụng cũng tăng lên đáng kể khi các nhà quản lý hiểu được nhu cầu của các thành viên mới để giúp phát triển và quản lý họ. Khi bạn biết được mục đích chính của bài test tâm lý nêu trên thì hẳn là bạn cũng sẽ cân nhắc một môi trường làm việc thích hợp với mình.
Những kỹ thuật kiểm tra tâm lý
Các bài test tâm lý thường sẽ không giống với những bài kiểm tra bạn đã từng làm. Một ứng viên giỏi Toán, tiếng Anh tốt cũng chưa chắc có khả năng hoàn thành bài kiểm tra tâm lý này một cách nhanh chóng và chính xác. Các bài test tâm lý dựa trên sự chú ý của bạn, các kinh nghiệm xử lý trong công việc, những giới hạn mà bạn cần phải vượt qua,… Điều này có nghĩa là bạn cần tìm hiểu thêm về những kỹ thuật kiểm tra tâm lý để vượt qua bài test. Chẳng hạn như dành thời gian tìm kiếm, nghiên cứu trước các câu hỏi có thể sử dụng trong bài test, các công cụ hỗ trợ làm kiểm tra,… Tất cả những điều này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất để đối diện với bài test thực tế.
Chuẩn bị tinh thần vững vàng để vượt qua bài test tâm lý
Điều này cũng là một trong những ứng viên cần lưu ý khi thực hiện bài kiểm tra tâm lý từ nhà tuyển dụng. Dù đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết cũng như các công cụ hỗ trợ nhưng việc giữ vững tinh thần cũng rất quan trọng. Bạn cần thể hiện được thái độ tự tin và thoải mái đối diện với bài test tâm lý – điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về khả năng xử lý tình huống của bạn. Chưa kể nếu như bạn có thể bình tĩnh thì sẽ tập trung và xử lý bài test tâm lý tốt hơn.
Tổng cục Hải quan tuyển dụng công chức năm 2022
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2022 tại Cục Hải quan TP Hà Nội và Cục Hải quan TP Hải Phòng trực thuộc Tổng cục Hải quan với 60 chỉ tiêu.
Theo kế hoạch chỉ tiêu tuyển dụng công chức Tổng cục Hải quan năm 2022 là 60 chỉ tiêu.
Cụ thể Cục Hải quan TP Hà Nội là 40 chỉ tiêu, trong đó ngạch Kiểm tra viên hải quan: 30 chỉ tiêu; ngạch Chuyên viên (làm công nghệ thông tin): 3 chỉ tiêu; ngạch Chuyên viên (làm xây dựng cơ bản): 2 chỉ tiêu; ngạch Văn thư: 3 chỉ tiêu; ngạch Kế toán viên: 2 chỉ tiêu.
Cục Hải quan TP Hải Phòng là 20 chỉ tiêu, trong đó ngạch Kiểm tra viên hải quan: 12 chỉ tiêu; ngạch Chuyên viên (làm công nghệ thông tin): 6 chỉ tiêu; ngạch Chuyên viên (làm xây dựng cơ bản): 1 chỉ tiêu; ngạch Văn thư: 1 chỉ tiêu.
Thí sinh dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp Đại học (cử nhân) trở lên (không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập), có chuyên ngành đào tạo trên bằng tốt nghiệp hoặc bảng điểm theo yêu cầu của vị trí đăng ký dự tuyển.
Tổng cục Hải quan tuyển dụng công chức năm 2022. (Ảnh minh họa)
Đối với thí sinh dự tuyển hiện đã tốt nghiệp nhưng chưa được cơ sở đào tạo cấp bằng, khi nộp hồ sơ tuyển dụng có thể nộp giấy chứng nhận hoặc xác nhận tốt nghiệp và chờ cấp bằng của cơ sở đào tạo và phải bổ sung bằng tốt nghiệp trước ngày thi tuyển. Trường hợp trước ngày thi tuyển chính thức, thí sinh chưa bổ sung bằng tốt nghiệp sẽ không được tham dự kì thi.
Thí sinh dự tuyển phải có chuyên ngành đào tạo được ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc bảng điểm phù hợp theo yêu cầu của vị trí đăng ký dự tuyển. Trường hợp tên chuyên ngành đào tạo ghi trên bằng tốt nghiệp hoặc bảng điểm có bao gồm tên chuyên ngành đào tạo theo yêu cầu của vị trí đăng ký dự tuyển thì được xem xét để tham gia thi tuyển.
Về trình độ tin học, ngoại ngữ: đối với ngạch Kiểm tra viên hải quan: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (tương đương IELTS 6.0, TOEIC 750 trở lên) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Đối với ngạch Chuyên viên và ngạch Kế toán viên: Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Người đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ theo đường bưu chính đến Tổng cục Hải quan hoặc nộp trực tiếp hồ sơ dự tuyển tại: trụ sở Tổng cục Hải quan, số 9 đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội; trụ sở Cục Hải quan nơi thí sinh đăng ký dự tuyển.
Người dự tuyển khai thác mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển trên Website của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ www.customs.gov.vn để kê khai theo mẫu.
Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một đơn vị, phải ghi rõ nội dung này trong phiếu đăng ký dự tuyển (hồ sơ dự tuyển đã nộp sẽ không trả lại).
Thời gian nộp hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ dự tuyển trong 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng, cụ thể: Tiếp nhận, sơ tuyển hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức theo đường bưu chính trong 25 ngày: từ ngày thông báo đến 17 giờ, ngày 07/8/2022 (tính theo dấu của đơn vị bưu chính nơi gửi). Hồ sơ gửi về địa chỉ: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Hải quan, số 09 đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tổ chức tiếp nhận, sơ tuyển hồ sơ đăng ký dự tuyển công chức trực tiếp tại các địa điểm nộp hồ sơ trong 05 ngày làm việc, từ 08/8/2022 - 12/8/2022 (08 giờ - 17 giờ hàng ngày): thí sinh tự mình đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại trụ sở cơ quan Tổng cục Hải quan hoặc trụ sở Cục Hải quan có chỉ tiêu tuyển dụng (Cục Hải quan TP. Hà Nội, Cục Hải quan TP. Hải Phòng).
Thi tuyển công chức được thực hiện theo 02 vòng thi, vòng 1: Thi trắc nghiệm bằng hình thức thi trên máy vi tính, gồm 02 phần với nội dung và thời gian như sau:
Phần I: Kiến thức chung gồm 60 câu hỏi thuộc 04 lĩnh vực: hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; các kiến thức về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan.
Phần II: Ngoại ngữ tiếng Anh gồm 30 câu hỏi, thời gian thi 30 phút. Nội dung thi theo trình độ ngoại ngữ yêu cầu của ngạch và vị trí dự tuyển.
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành, theo hình thức phỏng vấn. Thang điểm: 100 điểm. Thời gian thi: 30 phút cho một thí sinh (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn).
Thời gian dự kiến tổ chức thi tuyển:Vòng 1: thi trắc nghiệm trên máy tính, dự kiến 02 - 05 ngày (từ ngày 19/9 - 23/9/2022).
Vòng 2: thi phỏng vấn môn nghiệp vụ chuyên ngành, dự kiến 04 ngày (từ ngày 24/10 - 28/10/2022).
Địa điểm dự kiến tổ chức thi tuyển: TP Hà Nội.
Phòng GD Minh Hóa không biết hiệu trưởng, hiệu phó chưa có quyết định tuyển dụng Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Minh Hóa, việc bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó, phòng chỉ có ý kiến về chuyên môn, việc tuyển dụng do phòng Nội vụ. Mới đây, Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã tổ chức rà soát, xử lý đối với các trường hợp có sai phạm trong công tác tuyển...