5 điều quan trọng không nên bỏ qua khi ăn rươi
Những lưu ý khi ăn rươi dưới đây sẽ giúp bạn vừa ăn ngon vừa khỏe mạnh, tránh gặp họa đáng tiếc.
Hiện tại đang là thời điểm rươi vào mùa, do đó, nhiều người cũng tranh thủ để ăn loại thực phẩm này. Rươi chỉ xuất hiện vào khoảng tháng 9 âm đến tháng 11 âm nên ai cũng muốn tranh thủ.
Mặc dù vậy, loại thực phẩm này chưa chắc đã an toàn với bạn. Liệu bạn có biết ăn rươi an toàn cần đảm bảo tiêu chí nào, nhất là khi đây cũng là một vị thuốc trong Đông y? Khi ăn rươi bạn cần ghi nhớ một số điều sau:
Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian.
Nên ăn rươi với vỏ quýt
Sự kết hợp giữa rươi và vỏ quýt được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Trong Đông y, rươi và vỏ quýt có đặc tính tương tự nhau, hoàn toàn có thể kết hợp với nhau để món ăn có hương thơm độc đáo, đặc biệt là có thể loại bỏ độc tố tiềm ẩn trong rươi, giúp món ăn trở nên an toàn hơn.
Người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng khi ăn rươi
Theo TS Phạm Duệ (Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai), rươi là thực phẩm giàu đạm. Nhưng không giống với thịt lợn, thịt bò, đạm trong rươi có nhiều chất khác nên nguy cơ dị ứng cực cao. Khi ăn rươi, cơ thể sẽ hấp thu lượng đạm cho một dị nguyên, ngấm vào ruột, máu, gây phản ứng cho cơ thể.
Đối với những người có cơ địa dị ứng, giới chuyên gia cảnh báo đặc biệt cần cẩn trọng khi ăn rươi. Nhiều năm trước, chúng ta đã ghi nhận nhiều trường hợp dị ứng do ăn rươi nên không được chủ quan.
Chuyên gia khuyên, nên đến bệnh viện ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, mắt mặt sưng húp lên, nôn… sau khi ăn rươi. Tránh tự sơ cứu tại nhà đề phòng sốc phản vệ, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Nếu từng có tiền sử ngộ độc thức ăn, dị ứng sau khi ăn rươi, tốt nhất không ăn món này vào những lần sau.
Đối tượng bà bầu, trẻ nhỏ khi ăn rươi cần hết sức cẩn trọng
Theo chuyên gia dinh dưỡng, vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này. Nếu ăn, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, sình bụng, không có lợi cho tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng không tốt đến em bé.
Vì rươi rất giàu đạm nên bà bầu không nên đụng đến món này.
Còn đối với trẻ nhỏ, do hệ tiêu hóa còn non nớt tuyệt đối không được cho trẻ ăn rươi nhiều một lúc. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho bé ăn từng chút một để thử phản ứng của con với món ăn. Khi ăn rươi chỉ cho trẻ ăn lượng ít. Nếu có dấu hiệu bất thường cần dừng ngay lại, nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.
Ăn rươi cần đảm bảo nhất khâu vệ sinh
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống. Chúng là những vật trung gian có thể gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây tiêu chảy, đường ruột nếu chế biến không cẩn thận, đúng cách. Do đó, khâu chế biến sạch sẽ, đúng cách được nhấn mạnh hàng đầu khi ăn rươi an toàn.
Video đang HOT
Rươi cũng như các loài nhuyễn thể nói chung ở môi trường đáy nước, bùn cát thường dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống.
Ngoài ra, khi sơ chế, bạn cũng cần chú ý loại bỏ những con rươi đã chết vì chúng dễ sinh độc tố, gây tiêu chảy cấp, đau đầu, choáng váng cho người ăn phải.
Để di chuyển rươi đến những khu vực thành phố, nhiều thương gia sẽ phải chọn hình thức cấp đông. Khâu này cần đảm bảo vệ sinh. Rươi được cấp đông phải đảm bảo tươi sống. Do đó, khi mua rươi về ăn cần chú ý mua tại những cửa hàng uy tín, tránh mua phải rươi chết, rươi nhiễm độc.
Cách chọn rươi ngon
Khi mua rươi, mẹ nội trợ nên chú ý chọn những con rươi có kích cỡ lớn, mập mạp, màu đỏ, ngọ nguậy linh hoạt. Đây là những con rươi còn sống và tươi ngon nhất. Thông thường những con rươi to khỏe nhất sẽ nằm ở phía trên, còn những con rươi bị nằm phía dưới dễ bị đè vỡ bụng, đã có mùi tanh, ăn sẽ kém ngon hơn.
Để nhận biết rươi không ngon, rươi sắp chết, cần chú ý rươi sẽ có đặc điểm thân nhỏ, rất gầy, có màu, bò yếu hoặc ít khi động đậy.
Sau khi chọn được rươi ngon mang về, cần chú ý thả rươi vào chậu nước, dùng tay hoặc đũa đẩy nhẹ để rươi khỏi bị vỡ bụng, khi rửa chú ý nhặt sạch rác, rửa khoảng 3 lần cho sạch bùn.
Chị bán hoa quả tiết lộ 4 cách chọn quýt đường ngọt, thơm mà không phải ai cũng biết
Chọn quýt đường ngon, ngọt và thơm rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Nếu không biết cách chọn, quýt đường sẽ nhạt hoặc rất chua.
Quýt đường là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Không những múi quýt tốt mà vỏ quýt cũng được tận dụng làm các bài thuốc trong đông y.
Đây cũng là món tráng miệng thanh mát sau mỗi bữa cơm, được nhiều bà nội trợ tin dùng.
Tuy nhiên việc chọn được trái quýt đường ngọt thơm thì không phải ai cũng biết. Với thâm niên 10 năm bán hoa quả, chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của chị H. một tiểu thương hiện đang bán hoa quả ở chợ đầu mối phía Nam phân tích những thông tin về cách chọn quýt đường ngon thông qua kinh nghiệm nhiều năm buôn bán của chị.
Hi vọng với những chia sẻ bổ ích của chị H. các bà nội trợ có thể tự tin xách làn đi chợ để mua đúng quýt đường tươi ngon, 10 quả ngọt thơm cả 10 nhé.
Cách phân biệt quýt đường và quýt thường
Quýt đường hay còn gọi là quýt vỏ xanh, là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Giống quýt này được trồng trải khắp các tỉnh miền Tây, từ Tiền Giang, Đồng Tháp cho đến Hậu Giang. Tuy có cùng tên gọi và có hình dáng tương đối giống trái quýt thường, nhưng quýt đường có những đặc điểm riêng dễ nhận thấy như:
Đặc tính dễ trồng, dễ chăm bón, thường tháng thứ 10 sẽ ra trái nên đa số được dùng để kinh doanh và nâng cao thu nhập Vỏ mỏng, trơn láng, rất dễ bóc. Khi còn non sẽ có màu xanh đậm, khi quýt chín sẽ ngả dần sang màu vàng.
Quýt đường nổi tiếng ngọt mát.
Quả mọng nước, ít xơ, vị ngọt thanh, mùi thơm dịu đặc trưng kích thích vị giác, làm luyến lưu mãi không thôi. Trọng lượng trung bình 150 - 200g/quả. Một múi thường có 2, 3 hạt và không quá nhỏ nên dễ lấy ra trước khi cho trẻ ăn.
Trong khi đó, những trái quýt thường có vỏ màu cam, hình bầu dục, to hơn trái quýt đường. Vỏ dày và rất dễ bóc, có vị ngọt, thơm nhẹ tuy nhiên ít nước hơn quýt đường.
1. Chọn quýt theo hình dáng quả
Bạn nên chọn quả quýt dẹt. Dù là loại quýt nào, thì quả quýt dẹt vẫn ngon và ngọt hơn quả quýt tròn. Quả quýt tròn thường nhạt hoặc rất chua.
Nên chọn quả quýt dẹt. Ảnh minh họa.
2. Quan sát phần cuống quả quýt
Cuống xanh và gắn chặt vào quả là quýt tươi.
Quýt tươi thường có phần cuống tươi và gắn chặt với quả, khó bị rơi ra khi bạn dùng tay khều nhẹ. Vùng vỏ xung quanh cuống quýt tươi rất chắc.
Ngược lại, cuống quýt xỉn màu, dễ rơi rớt là những quả quýt đã lâu ngày, bị sâu hại, ong chích hoặc quýt bị rụng khỏi cây.
Bạn nên chọn những quả có cuống tươi và xanh vì khi đó quả quýt còn mới, sẽ tươi và thơm hơn quýt đã để lâu ngày.
3. Quan sát màu sắc quả quýt
Nên chọn quả quýt đồng màu, hoặc có màu vàng mỡ gà chiếm ít nhất 1/3 quả quýt. Những quả quýt như vậy thường sẽ ngọt. Không nên chọn quả quýt có màu vàng - xanh lẫn lộn, vì loại này sẽ cực chua.
Nên chọn quýt đồng màu.
4. Quan sát và sờ nắn vỏ quýt
Chọn quýt to vừa phải, không quá bóng. Nên chọn quả quýt có độ to vừa phải, độ căng bóng vừa phải, có độ đàn hồi, khi cầm có độ cứng vừa phải, không quá mềm nhũn. Những quả như vậy thường ngọt và thơm tự nhiên, chín và tươi mới.
Những quả có vỏ quá bóng, quả to và mềm thường bị bón phân đạm nhiều để thúc chín, hoặc được đánh bóng bằng dầu, do đó sẽ có vị nhạt, không thơm.
Ảnh minh họa.
5. Mẹo giữ quýt tươi lâu
- Để hạn chế hóa chất trong quýt, bạn nên ngâm quýt với nước tầm 30 phút trước khi ăn.
- Bạn có thể ngâm quýt với nước muối loãng để hạn chế hóa chất trong quýt nhưng không nên ngâm quá lâu.
- Sau khi ngâm quýt trong nước muối, bạn vớt ra, để ráo, cho vào túi nhựa, buộc chặt để giữ quýt được lâu hơn.
- Sau khi mua quýt về, bạn có thể rửa sạch, chờ ráo nước rồi cho vào túi nhựa có đục lỗ, cho vào ngăn mát tủ lạnh để giữ quýt tươi lâu hơn.
6. Cách nhận biết quýt Trung Quốc với quýt ta
Sau đây là một số đặc điểm nhận biết căn bản giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn quýt ngon, tránh mua phải quýt Trung Quốc độc hại:
Về độ dày của vỏ quýt:
Vỏ quýt Việt Nam rất mỏng, trong khi đó quýt Trung Quốc vỏ dày hơn. Khi bóc ra, đầu múi thường hay bị khô, xốp, không được mọng nước.
Ảnh minh họa.
Về màu sắc:
Vỏ quýt Việt Nam thường bị nám, có đốm mờ, màu vàng mỡ gà, không được bắt mắt bằng quýt Trung Quốc.
Quýt Trung Quốc có vỏ láng bóng, màu vàng tươi hấp dẫn nhưng thực chất là do tiêm thuốc bảo quản. Các hóa chất độc hại này làm quýt giữ được màu sắc tươi tắn lâu hơn trong quá trình vận chuyển.
Vỏ quýt Việt Nam thường bị nám, có đốm mờ.
Về hình dáng:
Quýt Trung Quốc có kích thước đồng đều nhau, quả dẹt. Quýt Việt Nam có kích thước không đồng đều nhau.
Về hương vị:
Quýt Trung Quốc ngọt đậm, thậm chí có cả vị đắng và mùi hắc từ những hóa chất. Còn quýt Việt Nam thì có vị thanh nhẹ, chua dịu.
Bên cạnh đó, nếu các múi quýt bị chín nhũn, có mùi hắc, đôi khi bị mốc xanh thì bạn nên ngừng sử dụng ngay. Đó là quýt Trung Quốc đã bị ngâm hóa chất lâu ngày.
Dù hầm thịt gì cũng nhớ thêm các nguyên liệu này, thịt bùi thơm, không ngán Có rất nhiều loại gia vị nếu được thêm vào khi hầm thịt, nó sẽ làm tăng độ ngon lên rất nhiều. Ảnh minh họa. Các loại thịt heo, thịt bò... nếu muốn thành phẩm có mùi thơm, không còn mùi tanh, chắc chắn quá trình ướp và nấu cần phải được chuẩn bị kỹ càng. Tùy theo từng loại thịt sẽ có...