5 Điều Phải Thuộc Nằm Lòng Khi Tẩy Tế Bào Chết Cho Da Mụn
Bạn đang bị mụn và ngày ngày google “làm thế nào để trị mụn” thì chắc hẳn bạn sẽ gặp vài bài viết khuyên bạn nên thường xuyên tẩy tế bào chết cho da mụn. Tuy nhiên những bài viết đó thường không bảo khi mụn ở mức độ nào thì bạn bắt đầu được tẩy tế bào chết, hoặc mức độ thường xuyên bạn nên tẩy tế bào chết trên da.
Bạn đang bị mụn và ngày ngày google “làm thế nào để trị mụn” thì chắc hẳn bạn sẽ gặp vài bài viết khuyên bạn nên thường xuyên tẩy tế bào chết cho da mụn. Tuy nhiên những bài viết đó thường không bảo khi mụn ở mức độ nào thì bạn bắt đầu được tẩy tế bào chết, hoặc mức độ thường xuyên bạn nên tẩy tế bào chết trên da.
Tẩy tế bào chết đơn giản là làm mất đi lớp biểu bì bên ngoài để ngăn chặn lỗ chân lông bị tắc nghẽn, vì thế đây là một bước quan trọng trong việc dưỡng da, nhất là ai có da dễ nổi mụn nữa. Có hai cách tẩy tế bào chết: bằng tác nhân vật lý hoặc tác nhân hoá học (physical and chemical exfoliants)
Tẩy tế bào chết bằng cách tác nhân vật lý loại bỏ lớp da chết bằng cách chà xát lên bề mặt da. Các sản phẩm thông dụng của cách này là các loại kem massage hoặc sữa rửa mặt có các hạt li ti hoặc bằng các loại cọ (như máy rửa mặt Clarisonic chẳng hạn). Có thể kể đến cả những cách tẩy tế bào chết tự nhiên như hỗn hợp đường cát dầu oliu hoặc cà phê dầu oliu.
Tẩy tế bào chết bằng các tác nhân hoá học thì không đòi hỏi việc chà xát gì trên bề mặt da nhiều mà sử dụng các loại acid chuyên dụng để làm mất lớp biểu bì bên ngoài. Quá trình này thường chủ yếu được thực hiện ở các trung tâm da liễu hoặc các spa. Các sản phẩm thuộc dạng này hay có chứa các thành phần chính như sau:
Glycolic Acid (AHA)Salicylic Acid (BHA)Lactic AcidJessner’s Peel (một loại hỗn hợp giữa axit salicylic, resorcinol, axit lactic trộn trong ethanol)ResorcinolTCA (Trichloracetic Acid)
Bài viết này mình không đề cập đến tẩy tế bào chết bằng các tác nhân hoá học mà sẽ chủ yếu nói về các dạng tẩy tế bào chết vật lý thông dụng mọi người hay xài.
Các chuyên gia da liễu đã từng khuyến cáo rằng việc tẩy tế bào chết có thể khiến da mụn trầm trọng hơn (đa số da mụn đều nhạy cảm cực kì). Bởi vì khi bạn loại bỏ lớp biểu bì ngoài cùng thì đương nhiên da bạn bị tổn thương và độ ẩm tự nhiên trên da cũng mất đi. Vào lúc đó, da bạn sẽ bị kích ứng. Và khi da bị kích ứng thì tự động nó sẽ tiết nhờn nhiều hơn để “đền bù” cho lượng dầu tự nhiên đã mất. Như vậy, tẩy tế bào chết nhiều sẽ khiến mụn càng nặng thêm, đồng nghĩa với mối lo của chúng ta cũng nặng không kém.
Những gì mình nói trên đây không chỉ đơn thuần là cóp nhặt từ internet. Hồi trước mình đã từng phạm sai lầm như vậy. Mình xài các sản phẩm tẩy tế bào chết hằng ngày, trong khi những sản phẩm đó chỉ được dùng từ 1-2 lần/tuần. Mình nghĩ đó là lý do tại sao đợt đó da mình cứ nổi mụn liên tiếp hoài. Cuối cùng thì cả năm trời ròng rã trị mụn, mình mới rút ra được kinh nghiệm tẩy tế bào chết đúng cách và đúng lúc.
Vậy thì khi tẩy tế bào chết cần lưu ý những gì? Đây là 5 lưu ý bạn cần ghi nhớ:
1. Nếu da bạn thuộc dạng mụn viêm nặng thì nhất định bạn phải tới trung tâm thẩm mỹ để tẩy tế bào chết bằng các tác nhân hoá học
Vì tẩy tế bào chết bằng các tác nhân hoá học không phải chà xát gì lên da nên thích hợp với da mụn. Tuy nhiên cách này cũng không thể tuỳ tiện thực hiện mà phải được bác sĩ da liễu tư vấn đế tránh các trường hợp bị dị ứng làm mụn nghiêm trọng thêm.
Nếu da bạn có ít mụn và muốn da rạng rỡ hơn một chút thì có thế mua các sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học để sử dụng tại nhà (bạn có thể google cụm từ “chemical peels products at home”). Tuy vậy thì mấy loại đó hình như không phổ biến ở thị trường Việt Nam nên mình cũng không rành. Tốt nhất là đừng thử nếu không hiểu rõ về chúng, đi ra spa vẫn lành hơn. Có một điều lưu ý nhỏ là trước khi quyết định đi spa nào thì bạn phải tìm hiểu kĩ gói làm đẹp bạn sắp làm là gì và nhấn mạnh với người ta da bạn bị mụn và rất dễ bị dị ứng để người ta chọn cho bạn (trong trường hợp bạn không biết phải chọn cái gì) liệu trình nào hợp với da nhạy cảm nhất.
2. Đừng chà xát da mặt khi mụn còn sưng đỏ
Khi mụn của bạn ở mức độ vừa phải, lâu lâu mới nổi thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết thông thường như kem massage có hạt, hoặc đơn giản là dùng dầu oliu/ dầu dừa trộn với một chút đường cát rồi massage mặt. Tuy nhiên khi sử dụng những cách này thì phải tránh những nốt mụn còn đang đỏ hoặc đang sưng vì việc này khiến mụn càng nặng thêm. Chỉ nên dùng chúng khi mụn đã lành. Lúc này tẩy tế bào chết giúp da tái tạo để phục hồi những vết thâm, sẹo mụn.
Như vậy, chỉ khi mụn bạn đã khô cứng và đang ở giai đoạn lành hoặc bạn có những vết thâm, sẹo mụn thì bạn mới được tẩy tế bào chết.
Video đang HOT
3. Đừng tẩy tế bào chết nhiều hơn 1 lần/tuần.
Mình biết cảm giác sung sướng khi thấy da mịn màng, rạng rỡ. Đừng vì vậy mà làm dụng nó, không thì bạn sẽ ân hận lắm đó. Da của chúng ta thực ra nhạy cảm hơn nhiều so với chúng ta luôn nghĩ. Liệu hồn nó “biểu tình” là hối hận không kịp.
4. Không được đi dưới nắng ngay sau khi tẩy tế bào chết
Sau khi tẩy tế bào chết thì da lúc này đang yếu và nhạy cảm, nếu đi ra nắng sẽ khiến da bị cháy nắng ngay. Trong trường hợp bất khả kháng phải ra ngoài thì che chắn (dùng nón, khẩu trang, kính râm) cẩn thận và dùngkem chống nắng (đôi lúc kem chống nắng cũng không phù hợp lúc này). Thế nên tốt nhất là hãy tẩy tế bào chết vào buổi tối để an toàn hơn.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh wax hoặc cạo lông ngay sau khi tẩy tế bào chết.
5. Đừng quên thoa kem dưỡng da
Việc này cũng tương tự như bạn tự thưởng bản thân cái gì đó sau một ngày dài làm việc. Vì tẩy tế bào chết làm độ ẩm trên da mất đi nên bạn cần cung cấp độ ẩm cho da ngay lập tức để duy trì vẻ mịn màng, tươi sáng đó.
Mong bài viết này giúp mọi người phần nào hiểu ra được tại sao da chúng ta đôi khi “nổi loạn” sau khi tẩy tế bào chết. Còn đối với những ai chưa từng bị vấn đề như vậy thì cố gắng đừng đi vào vết xe đổ của mình.
Theo Kenhphunu
Top 6 bí quyết giúp bạn sở hữu "núi đôi" bỏng mắt
Chị em phụ nữ luôn mong muốn có một vóc dáng cân đối và thân hình đầy đặn, đặc biệt là sở hữu vòng 1 căng đầy luôn là niềm mơ ước của mọi cô gái.
Tùy vào thể trạng của mỗi người mà có số đo vòng 1 khác nhau. Song, bất kỳ ai cũng luôn khao khát một khuôn ngực căng đầy, cân đối. Chăm sóc vòng 1 cũng là cách chị em gìn giữ sức khỏe, sắc đẹp và hạnh phúc của mình. Dưới dây là một số lưu ý mách bạn cách chăm sóc vòng 1 đúng cách.
1. Không nằm sấp
Khi nằm sấp, sức nặng của cơ thể đè lên vùng ngực, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Tư thế nằm ngủ này có thể tạo "sức ép" quá lớn đối với sự phát triển của ngực, làm cản trở quá trình lưu thông máu, từ đó có thể gây ra các vết bầm tím trên da hoặc làm thay đổi cấu trúc bên trong của ngực.
Nhất là đối với bộ ngực đã được nâng cấp bằng phương pháp đặt túi silicon bên trong đó. Việc nằm sấp sẽ khiến túi ngực phải chịu 1 sức nặng lớn đè nén khiến nó có thể bị tràn, hay bị vỡ tung. Silicone lỏng khi tràn ra khỏi túi dẫn đến gây viêm mãn tính, trường hợp này phải cắt bỏ tuyến vú hoàn toàn.
Do đó, tư thế nằm ngủ tốt nhất của chị em là nằm nghiêng và dùng gối đỡ bầu ngực sẽ giúp duy trì được hình khối của bộ ngực khi ngủ.
2. Massage ngực thường xuyên
Mỗi tối trước khi đi ngủ, chị em nên massage ngực thường xuyên. Massage sẽ giúp chị em vừa phát hiện được những điểm bất thường ở ngực của mình (như khối u, hạch...), lại vừa có làm săn chắc cho bộ ngực của mình.
Đầu tiên là nằm ngửa, sau đó dùng tay trái massage từ dưới lên, đồng thời dùng tay phải xoa núi đôi khoảng 20 lần. Sau đó đổi bên. Khi massage nên dung thêm môt chut tinh dâu thao dươc đê cung câp dương chât cho da vung ngưc va lam tăng lưu thông mau.
Trong quá trình massage, nếu thấy xuất hiện những cục cứng cần phải đi khám bác sĩ ngay, đó có thể là những khối u rất nguy hiểm.
3. Tự kiểm tra ngực
Chị em cần thường xuyên sờ nắn ngực của mình bằng cách:
- Nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 chân, kê gối dưới vùng vai và lưng. Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) sờ nắn khắp cả 2 vú thật kĩ để xem có khối u hay cục cứng nào xuất hiện trong vú không.
- Tiếp đó, lăn trên xương sườn kiểm tra lần nữa, và sau cùng dùng đầu 2 ngón tay cái và trỏ nặn núm vú xem có chất dịch gì tiết ra không.
- Ngoài trường hợp đang cho con bú, mọi chất dịch tiết ra ở núm vú được xem như bất thường, nhất là chất dịch có lẫn máu.
Đối với những bộ ngực nhân tạo, tức là đang sử dụng silicon để bơm ngực thì việc tự sờ nắn sẽ giúp chị em kiểm tra xem túi ngực của mình có nằm đúng vị trí hay không, có bị xô lệch, bên to bên nhỏ hay có phát hiện được những cục silicon bị vón lại hay không. Có rất nhiều trường hợp sau một thời gian dài sử dụng, các cục silicon bị vón lại từng cục như quả chứng gây biến chứng nguy hiểm. Khi đó chị nếu chị em không gặp bác sĩ ngay thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
4. Mặc áo ngực vừa cỡ
Đừng bao giờ tưởng rằng, sau khi cấy ghép, ngực sẽ đẹp vĩnh viễn. Ngực xệ xuống là do trọng lượng, cân nặng, độ đàn hồi và cấu trúc collagen của da, tất cả các yếu tố trên đều chịu sự tác động của quá trình lão hóa.
Một bầu ngực tự nhiên với cùng kích thước và cân nặng cũng sẽ xệ nhanh chóng như ngực cấy ghép.
Do đó, hãy mặc áo lót vừa vặn với hình dáng và kích thước vùng ngực và tạo được sự thoải mái dễ chịu khi cử động. Áo lót quá chật có thể làm cho quá trình lưu thông máu ở vùng ngực gặp khó khăn, kìm hãm sự phát triển cũng như sự đàn hồi của các mô tế bào. Lâu ngày có thể hình thành nên các khối u dưới da.
Ngược lại, áo lót quá rộng lại ảnh hưởng tới hình dáng của bộ ngực. Ngực bạn sẽ không được "nâng đỡ", các cơ vùng ngực sẽ bị chảy xệ.
- Nên chọn áo lót có độ dày vừa phải, chất liệu từ vải bông mềm hoặc cotton, có tác dụng thấm hút mồ hôi vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
- Hạn chế sử dụng các loại áo lót có sử dụng đồ kim loại ở phần gọng áo vì sẽ dễ gây tổn thương cho vùng ngực.
5. "Thả rông" khi ngu
Một nghiên cứu cho thấy nếu như người nào mỗi ngày mặc áo ngực nhiều hơn 12 tiếng thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ cao hơn nhiều lần so với những phụ nữ mặc áo ngực chỉ trong vòng 12 tiếng hoặc ít hơn.
Đối với bộ ngực đã từng qua phẫu thuật thẩm mĩ, việc thả rông khi ngủ sẽ có tác dụng bài tiết, lưu thông máu được dễ dàng. Ngoài ra, túi silicon nằm trong ngực cũng được "nghỉ ngơi" sau 1 ngày "làm việc" vất vả trong chiếc áo ngực chật chội gò bó.
Chất độc hại (có thể có) trong quá trình phẫu thuật, hay độc tố từ vú nếu có sản sinh cũng có cơ hội để bài tiết ra ngoài, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về vú.
Ngoài ra, thói quen này con co tac dung "sửa chữa" nhưng hao mòn của bộ ngực môt cach tôi đa.
6. Sử dụng Kem massage săn nở ngực Spawellness
Kem massage săn nở ngực Spawellness từ France, chiết xuất 100% từ thiên nhiên sẽ mang lại cho bạn bộ ngực săn chắc trong thời gian ngắn nhất có thể.
Các hoạt chất trong Kem masage sẽ thấm sâu vào da, giúp phục hồi tính đàn hồi của các mô cơ chảy xệ, bổ sung độ ẩm, loại bỏ lượng tế bào mỡ quanh nhũ hoa và kích thích sãn sinh sợi Collagen giúp Bầu ngực bạn không chỉ săn đứng, chắc gọn mà còn mịn màng khoẻ mạnh.
Theo PNKV
Những sai lầm nghiêm trọng khi làm đẹp đôi mắt Trong khi làm đẹp nhiều chị em không chú ý tới những thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đôi mắt. Dùng mascara quá hạn sử dụng Đừng nghĩ đây là chuyện nhỏ vì lông mi bạn sẽ đầy vi khuẩn gây bệnh. Hãy vứt bỏ những món trang điểm dành cho mắt sau ba tháng. Một điều cần nhớ nữa...