5 điều không thể thiếu để xây dựng gia đình hạnh phúc nhưng bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại
Gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương và bất kỳ ai cũng đều mong muốn gia đình mình luôn được ấm no, hạnh phúc.Có người cho rằng gia đình hạnh phúc khi có đủ điều kiện vật chất, có người lại chỉ mong các thành viên trong gia đình đoàn kết, yêu thương nhau là đủ.
Nếu bạn muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc, hãy cân nhắc những bí quyết dưới đây:
Giao tiếp là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ mối quan hệ nào, kể cả mối quan hệ gia đình. Hãy dành thời gian mỗi ngày để trao đổi câu chuyện với các thành viên trong gia đình, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Giờ ăn tối là thời điểm thích hợp nhất để làm việc này, hãy cố gắng ăn cùng nhau để mỗi thành viên trong gia đình kể lại những hoạt động của họ trong cả ngày.
Giao tiếp cũng là yếu tố then chốt tạo nên mối quan hệ bền chặt giữa cha mẹ và con cái, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
Trẻ em giao tiếp với cha mẹ cởi mở hơn để thảo luận các vấn đề và tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến của mình. Đừng quên, trong những thời điểm này, tất cả các tiện ích như điện thoại di động, máy tính bảng và TV nên được tắt để tránh bất kỳ sự ảnh hưởng nào đến hoạt động tương tác của gia đình bạn. Trong những thời điểm khó khăn, giao tiếp cũng sẽ giúp bạn và gia đình cùng nhau giải quyết.
Thực hiện các hoạt động vui chơi cùng nhau một cách thường xuyên sẽ tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Bạn có thể cùng nhau thực hiện nhiều hoạt động khác nhau, chẳng hạn như đạp xe cùng nhau vào mỗi sáng Chủ nhật, ăn tối tại nhà hàng yêu thích mỗi tháng một lần hoặc đi du lịch cùng nhau.
Ngoài việc dành thời gian cho con cái một cách trọn vẹn nhất, kỳ nghỉ cùng gia đình còn có thể cải thiện chất lượng giao tiếp và mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Cân bằng cuộc sống gia đình và công việc
Điều này không dễ thực hiện nhưng là yếu tố quan trọng để có một gia đình hạnh phúc. Khi dành thời gian cho gia đình, hãy tạm quên công việc của bạn đi.
Video đang HOT
Bạn không cần xem điện thoại hoặc trả lời email khi dành thời gian cho gia đình. Điều này sẽ làm cho con bạn và bạn đời của bạn cảm thấy được ưu tiên, vì vậy họ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin. Nếu bạn luôn làm công việc của mình trước mặt họ, gia đình bạn có thể cảm thấy rằng họ không có giá trị bằng công việc của bạn.
Các quyết định trong gia đình nên được đưa ra và đồng thuận bởi tất cả các thành viên trong gia đình. Trên thực tế, bạn nên để trẻ tham gia vào các cuộc thảo luận trong gia đình, đặc biệt là quyết định điều gì đó liên quan đến trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong một môi trường cởi mở và quen với sự thể hiện sẽ phát triển thành một đứa trẻ tự tin hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ giúp xác định các quy tắc trong gia đình thường có xu hướng tuân theo các quy tắc tốt hơn, do đó thực hiện thái độ kỷ luật của chúng.
Bạn có thể bắt đầu với một quyết định đơn giản, chẳng hạn như xác định điểm đến cho kỳ nghỉ của gia đình, nhà hàng sẽ ghé thăm, lịch trình dọn phòng,… Cùng nhau quyết định cũng giúp tạo ra cảm giác thân thuộc và khiến mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy mình quan trọng đối với gia đình.
Con cái học được nhiều điều từ cha mẹ. Trẻ có thể ghi nhớ và học hỏi mọi điều trẻ nhìn thấy. Vì vậy, nếu bạn muốn dạy cho con mình một thái độ yêu thương, không có cách nào tốt hơn là thể hiện nó trong các tương tác của bạn với bạn đời. Giáo dục trong gia đình trở nên rất quan trọng vì nó sẽ là nền tảng cho trẻ khi hòa nhập với môi trường xã hội.
Cố gắng không gây gổ trước mặt con bạn. Khi hai vợ chồng bạn có mâu thuẫn, hãy giải quyết một cách bình tĩnh. Hãy nói chuyện để tháo gỡ, tránh quát tháo, la mắng nhau, đặc biệt là khi có mặt con. Nếu con bạn vô tình thấy vợ chồng bạn cãi nhau, hãy giải thích với con rằng bất đồng là điều tự nhiên, và cuộc tranh cãi giữa hai bạn sẽ không kéo dài quá lâu.
Ly hôn do xích mích với mẹ chồng, 2 năm sau con dâu có bầu quay về đòi chồng cũ chịu trách nhiệm
Hóa ra, nguyên nhân khiến người vợ cũ quay lại đòi chồng cũ chịu trách nhiệm lại đến từ một kế sách ly kì thế này. Người vợ đề nghị ly hôn giả để giữ gìn hôn nhân
Người phụ nữ nào cũng muốn có một gia đình hạnh phúc, cuộc sống hòa thuận bên cạnh chồng và những đứa con xinh xắn.
Điều kiện tiên quyết để thực hiện hóa mong ước này là tìm được ông chồng hiểu mình, bao dung, trân trọng và yêu thương mình thật lòng. Ngoài ra, hai vợ chồng cũng phải nói chuyện nhiều để thấu hiểu nhau hơn, tăng cường mối quan hệ giữa cả hai.
Thật đáng tiếc khi nhiều phụ nữ không hiểu được điều này. Cô không đối mặt với vấn đề mà chọn cách trốn tránh, áp dụng biện pháp vô lý để đối phó với mâu thuẫn và cuối cùng nhận hậu quả.
Cô Tương là một người phụ nữ 30 tuổi và sinh sống tại An Huy (Trung Quốc). Cô có công việc tử tế, ngoại hình dễ nhìn. Những tưởng như thế cô Tương sẽ có cuộc hôn nhân ổn định, vui vẻ nhưng sự thực không phải vậy.
Sau khi hôn nhân mâu thuẫn, cô và chồng quyết định ly hôn. Tuy nhiên, 2 năm sau khi đường ai nấy đi, cô lại mang thai và quay về yêu cầu chồng cũ phải chịu trách nhiệm.
Tại sao lại có câu chuyện vô lý như thế này, hãy cùng tìm hiểu rõ nguyên do.
Cô Tương đau khổ chia sẻ câu chuyện.
Điều kiện kinh tế gia đình cô Tương ở mức trung bình. Sau khi tốt nghiệp đại học thì trở thành một giáo viên làng và cuộc sống cũng không mấy dư dả. Cô khao khát cuộc sống tốt đẹp hơn và hi vọng sẽ thay đổi số phận bằng cách lấy chồng giàu.
Dưới sự giới thiệu, cô đã gặp anh Từ - một người đàn ông trong gia đình giàu có. Họ nhanh chóng nảy sinh tình cảm rồi quyết định kết hôn trong vòng 1 tháng hẹn hò.
Cặp đôi này kết hôn trong tình trạng không rõ về nhau, nền tảng tình cảm chẳng có mấy, tính cách khác biệt. Cô Tương cũng không yêu chồng mình, ngay từ đầu, cô muốn kết hôn phần lớn do tham lam tài sản của gia đình anh Từ mà thôi.
Sau khi kết hôn, cặp đôi này phải đối mặt với nhiều vấn đề thực tế.
Cô Tương là người quyết liệt và khá gay gắt trong tất cả mọi chuyện. Anh Từ lại rất thật thà, trung thực và ít nói.
Mẹ anh Từ cảm thấy con dâu mình nhiều lần bắt nạt con trai nên đã làm ầm ĩ lên. Bà bảo vệ con trai, chỉ trích con dâu khiến cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu bùng nổ.
Anh Từ không thuyết phục được vợ cũng không xoa dịu mâu thuẫn được mẹ mình. Bản thân anh cũng có nhiều áp lực. Sau khi kết hôn, anh không cảm nhận được sự ấm áp của gia đình cũng như sự chăm sóc của vợ. Thay vào đó, cuộc sống của anh ngày một bí bách hơn, đau khổ hơn.
Anh Từ nhất quyết không tái hôn.
Sau khi con gái chào đời, gia đình này lại càng trở nên bế tắc hơn. Mẹ chồng ghét con dâu nên không muốn chăm cháu giúp. Cô Tương càng cáu giận, trút toàn bộ sự tức tối lên chồng mình khiến cho mâu thuẫn lên cao.
Sau này, cảm thấy bế tắc quá, cô Tương đã nảy ra ý định ly hôn giả. Hai vợ chồng làm thủ tục ly hôn, cô rời khỏi nhà chồng nhưng hai vợ chồng vẫn duy trì mối quan hệ hôn nhân.
Theo cô Tương, đây là phương pháp rất hiệu quả. Anh Từ chiều lòng vợ và đồng ý.
Bước ngoặt đến vì sự phản bội của người vợ
Sau khi hoàn tất thủ tục, cô Tương chẳng phải đối mặt với gia đình chồng, không cần phải cuốn vào vòng xoáy của những mâu thuẫn hôn nhân. Cô Tương, anh Từ và con gái được tận hưởng sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình 3 người.
Tuy nhiên, một ngày nọ tình cờ anh Từ phát hiện vợ mình đang có mối quan hệ mập mờ với người đàn ông khác. Điều này khiến anh vô cùng phẫn nộ khiến tình cảm hai bên sứt mẻ.
Hai vợ chồng đã đồng thuận ly hôn giả.
2 năm sau ngày ký đơn ly hôn, cô Tương mang thai. Cô cho rằng anh Từ là cha đứa trẻ và yêu cầu anh có trách nhiệm với mình. Anh Từ lúc đó lại nghĩ không biết đứa bé của ai bởi cùng thời điểm đó, anh đã phát hiện chuyện vợ có người đàn ông khác.
Đến khi sinh đứa bé ra, bà Tương dùng chính đứa con này để đe dọa, yêu cầu anh Từ tái hôn. Anh Từ khăng khăng giữ vững quan điểm đứa bé đó không chắc đã là con mình.
Đối diện với những lời nói đó, cô Tương bật khóc: "Một mình tôi nuôi hai con, bị người khác chỉ trỏ. Anh là cha của các con mà chưa làm tròn trách nhiệm của người cha. Thật oan ức".
Để đạt được mục đích tái hôn, bà Tương tìm đủ cách để tiếp cận chồng cũ. Lúc thì nói đủ lời ngon ngọt, lúc thì nhắn tin đe dọa. Càng ngày không chỉ anh Từ mà cả gia đình anh đều không chấp nhận nổi và yêu cầu anh Từ cắt đứt hoàn toàn liên lạc với cô Tương.
Sau này, anh Từ xuống nước và quyết định hòa giải. Anh đồng ý nuôi con gái út và đưa cho con gái lớn mỗi tháng 1200 NDT (khoảng 4,1 triệu đồng) tiền trợ cấp. Còn chuyện tái hôn anh nhất quyết không đồng ý bởi chẳng còn tin vợ mình nữa sau việc ngoại tình.
Thế mới nói, việc giải quyết mâu thuẫn trong hôn nhân vô cùng quan trọng. Cô Tương không muốn trực tiếp xử lý chuyện mẹ chồng nàng dâu mà lại trốn tránh, đề nghị ly hôn giả dẫn đến hàng loạt câu chuyện về sau. Bản thân cô cũng không hoàn toàn chung thủy, có nhân tình nên mới mất đi cơ hội tái hợp với chồng cũ.
Hơn nữa, anh Từ cũng chưa làm tròn trách nhiệm của mình, không thể là cầu nối ở giữa, giải quyết chuyện mâu thuẫn giữa mẹ và vợ.
Vợ chồng mâu thuẫn là bình thường, cái chính là cách xử lý, giải quyết thế nào để không ảnh hưởng đến hạnh phúc.
Và điều trên hết, khi quyết định đến với hôn nhân cả hai nên có thời gian tìm hiểu lâu dài. Đừng vội vàng vì các lí do khác nhau mà kết hôn để rồi gặp cái kết đáng tiếc.
'Đàn ông lăng nhăng vì nhiều lý do, vợ muốn giữ gia đình cứ mắt nhắm mắt mở' Cũng giống như tâm sự của chị Đỗ Lê Na hay Thanh Hải về những quý ông mê lang chạ, tôi chẳng ủng hộ các anh chàng gian díu mập mờ. Nhưng nhìn sâu vào từng trường hợp, đôi khi họ cũng bị dòng đời xô đẩy lắm chứ! Đời xô đẩy... đàn ông lăng nhăng Ai cũng biết, đàn ông hay đàn...