5 điều giáo dục Việt Nam không nên làm theo Mỹ
Giáo dục Đại học Việt Nam đang mắc kẹt trong tư duy “phải bằng người” và tham vọng trở thành trường đẳng cấp quốc tế. Trong khi đó, vấn đề quan trọng là nhu cầu thực tiễn của VN hiện nay đang muốn gì, yêu cầu gì với các trường Đại học lại chưa xác đinh rõ.
Nhận định về thực trạng giáo dục đại học VN hiện nay, GS Vũ Đức Vượng, Giảng viên ĐH Cộng Đồng TP San Jose, ĐH De Anza, Mỹ cho hay trong Hội thảo “Trường Đại học nào tốt nhất cho thế kỷ XXI” tại TP.HCM (16-17/10/2009).
Đại học Việt Nam: Chưa nhất thiết phải là “đẳng cấp quốc tế”
Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đào Thế Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học Phát triển Nông thôn VN cho rằng, mục tiêu quan trọng nhất của các trường ĐH VN hiện nay không phải là lọt vào các bảng xếp hạng trên thế giới mà là đào tạo con người có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu xã hội
Giải thích về ý kiến trên, TS Tuấn cho hay: “Thực tế cho thấy, những người thành công chủ yếu nhờ tự học. Các trường không nên coi sinh viên là kết quả của giáo dục mà nhất thiết phải vận động các em tham gia và tạo nên quá trình đó bằng cách để họ tham gia nghiên cứu cùng giảng viên. Một cử nhân hay một ông tiễn sĩ là sự bắt đầu chứ không chỉ là kết quả của quá trình nghiên cứu”.
Video đang HOT
“Một cử nhân ra trường là sự bắt đầu chứ không chỉ là kết quả của quá trình nghiên cứu” (Ảnh: baobacgiang.com)
Về vấn đề trên, GS Kathryn Mohrman, ĐH Bang Arizona, USA, cho biết thêm: “Sinh viên học đại học là để phát triển tính cách, đạo đức, sự trải nghiệm cá nhân…Đó là những cái lớn hơn cả bằng cấp giúp họ khẳng định bản thân trong cuộc sống sau này và là vốn quý nhất mà xã hội tìm kiếm”
Bà Mohrman dẫn chứng, với chương trình học ưu việt, ở Anh trung bình mỗi người làm 13 công việc trong cuộc đời, con số này ở Mỹ là 10,6.
“Vì thế, ĐH VN không nhất thiết phải có danh” đẳng cấp quốc tế” hay lọt vào các bảng xếp hạng danh giá. Đó là kết quả chứ không phải mục tiêu. Quan trọng nhất là sinh viên được giáo dục toàn diện”, bà Mohrman khẳng định.
PGS, TS Trần Thượng Tuấn, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng, trước mắt giáo dục ĐH VN cần khắc phục những tồn tại như chương trình học nặng, xơ cứng (số giờ lên lớp nhiều hơn 1,5 lần so với chương trình ở các nước phát triển); khả năng tiếp nhận của các trường ĐH chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của người học; tình trạng “chạy sô” của giảng viên do cách tính thu nhập dựa theo số giờ dạy …
“Mô hình Đại học nào cho thế kỷ XXI?”
Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, cần mang “nét Quốc tế” vào các trường ĐH ở VN nhưng không nên đi theo một chiều.
“Trong xu thế toàn cầu hóa, ĐH VN cần thiết phải tiếp thu tinh hoa của giáo dục thế giới nhưng cần chắt lọc sao cho “nét Quốc tế” ấy phải phù hợp với thực tiễn VN, cả người dạy và người học”, bà Ninh nói.
Theo xu hướng Quốc tế, sinh viên là sinh lực của nhà trường (Ảnh: Phan Tú)
Bà Kathryn Mohrman cho hay, ở Mỹ, nếu tính theo bậc đào tao, số cơ sở nghiên cứu chiếm thấp nhất: 6%; các trường đào tạo cử nhân chiếm 17%; cao nhất là các trường cao đẳng học 2 năm: 42%.
“Cái tạo nên một trường ĐH quốc tế là: ĐH đó không phải là viện nghiên cứu mà chỉ tiếp thu thành quả nghiên cứu. Thực tế cho thấy các trường nghiên cứu nổi tiếng không phục vụ đại đa số”, theo bà Kathryn.
Đồng tình với quan điểm trên, TS Phạm Thị Ly, ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, hệ thống giáo dục đại học nên đa dạng. Nhưng VN chỉ nên có một trường nghiên cứu và đó là nơi tập trung những nhà khoa học tiêu biểu nhất của đất nước. Còn các trường ĐH, CĐ khác nên hướng đến mục tiêu chính nhất là đào tạo lực lượng lao động cho xã hội.
Làm rõ hơn ý kiến trên, GS Chu Hảo nêu quan điểm, việc học và việc nghiên cứu ở các trường ĐH không nên tách rời nhau. Tuy nhiên, nên hướng việc nghiên cứu đến các vấn đề thiết thực như biến đổi khí hậu, các dự báo thủy văn, định hướng trong sản xuất nông nghiệp,…
Bà Tôn Nữ Thị Ninh cho ý kiến, trong bối cảnh giáo dục ĐH hiện nay, trường ĐH nên định vị lại vị trí sinh viên. Nếu ngày xưa, giảng viên được chú trọng nhiều nhất thì nay là sinh viên. Một trường ĐH Quốc tế cần nhìn nhận giảng viên là động lực chính; sinh viên là sinh lực của trường. Động lực và sinh lực cần kết hợp với nhau.
“Để có được một mô hình ĐH đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, một trong những vấn đề cần cải thiện là chất lượng giáo dục phổ thông. Giáo dục phổ thông cần cần thiết phải trang bị cho học sinh tư duy độc lập, biết phán đoán, ý thức muốn trải nghiệm…, GS Vũ Đức Vượng cho biết.
5 điều giáo dục Việt Nam không nên làm theo giáo dục Hoa Kỳ
1, Tin rằng hạng được xếp tương đương với mức độ ưu tú
2, Ưu tiên việc viết và công bố tham luận hơn các hình thức học thuật khác 3, Coi đại học nghiên cứu Hoa Kỳ là mô hình tốt nhất/duy nhất 4, Nhấn mạnh quy mô hơn chất lượng 5, Tài trợ cho các trường hơn là cho sinh viên GS Kathryn Mohrman, Trường ĐH Bang Arizona, Mỹ