5 điều đặc biệt trong vụ án ông Nguyễn Bắc Son và đồng phạm
Theo lịch, ngày 16/12 tới, TAND thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án đối với hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và 12 bị cáo trong thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG trái pháp luật. Đây là vụ án có những điểm đặc biệt.
Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn thời điểm bị khởi tố (ảnh Bộ Công an).
1. Thu hồi tài sản thất thoát tốt nhất từ trước tới nay
Trong thương vụ Mobifone mua cổ phần của AVG, trước khi vụ án được khởi tố, ông Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nghe nhìn toàn cầu (AVG) đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho Mobifone, gồm: hơn 8.445 tỷ đồng tiền chuyển nhượng cổ phần và hơn 329 tỷ đồng tiền lãi phát sinh chi phí liên quan đến dự án. Như vậy, số tiền thiệt hại của Nhà nước đã thu hồi được toàn bộ và là vụ án có số tài sản thất thoát được thu hồi tốt nhất từ trước tới nay.
2. Hành vi đưa và nhận hối lộ được làm rõ
So với những vụ án có dấu hiệu của hành vi đưa và nhận hối lộ, vụ án này các cơ quan tiến hành tố tụng đã làm rõ được việc đưa và nhận hối lộ. Thông thường hành vi đưa và nhận hối lộ diễn ra rất kín đáo, khó có thể bị phát hiện. Trong một số vụ án, ví dụ như vụ đường dây đánh bạc nghìn tỷ trên mạng liên quan đến 2 cựu tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa, mặc dù Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch của CNC) khai đưa tiền cho ông Vĩnh và ông Hóa, nhưng hai ông này đã chối, việc đưa nhận tiền này chưa đủ các tài liệu chứng minh nên chưa thể xử lý hành vi nhận hối lộ trong trường hợp này.
Trở lại vụ án Mobifone -AVG, ông Phạm Nhật Vũ đã tự nguyện khai báo và đầu thú về hành vi đưa hối lộ, đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng để làm rõ hành vi nhận hối lộ của các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải.
Các ông Son, Tuấn, Trà và Hải cũng thừa nhận hành vi nhận hối lộ và tác động để gia đình khắc phục hậu quả. Trong đó gia đình ông Lê Nam Trà đã nộp số tiền 2,5 triệu USD; gia đình ông Cao Duy Hải nộp 500 nghìn USD; gia đình ông Trương Minh Tuấn nộp gần 200 nghìn USD. Theo cáo trạng, riêng ông Nguyễn Bắc Son có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền (tính đến thời điểm tháng 10/2019).
3. Nhiều Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh xin cho Phạm Nhật Vũ
Video đang HOT
Trong vụ án này, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có đơn ghi nhận Phạm Nhật Vũ có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội, trùng tu di tích lịch sử văn hóa… Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hà Nội, tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Hưng Yên có đơn đề nghị cơ quan tố tụng xem xét cho Phạm Nhật Vũ được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
4. Lần đầu 3 Kiểm sát viên tham gia giữ quyền công tố tại tòa
Tại phiên tòa sơ thẩm tới, lần đầu tiên có 3 Kiểm sát viên cao cấp, gồm ông Đặng Như Vĩnh, bà Trần Thị Thanh Huyền và ông Phan Hải Đăng giữ quyền công tố tại tòa.
5. Vụ án được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo
Tháng 4/2018, trong phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (lúc đó ông chưa là Chủ tịch nước), Thường trực Ban Chỉ đạo đã thống nhất bổ sung việc xử lý kết luận thanh tra việc MobiFone mua 95% của AVG vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Tại phiên họp thứ 16 (tháng 7/2019) của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, vụ án này tiếp tục được nhắc tới để đôn đốc tiến độ. Đến tháng 11/2019, tại phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, khi kết luận Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 5 vụ án, trong đó có vụ án Mobifone -AVG.
Trong 14 bị cáo được đưa ra xét xử, có 13 người bị truy tố tội vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại điều 220, khoản 3 bộ luật Hình sự năm 2015;
4 bị cáo bị xét xử về tội nhận hối lộ, theo quy định tại điều 354, khoản 4 bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ TT-TT giai đoạn 2011 – 2016; Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ TT-TT giai đoạn 2016 – 2.2019; Lê Nam Trà, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone; Cao Duy Hải, nguyên Tổng giám đốc MobiFone.
Riêng bị cáo Phạm Nhật Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT AVG, bị xét xử về tội đưa hối lộ, theo quy định tại điều 364 bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, năm 2015, MobiFone thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước, mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỉ đồng.
Tuy nhiên, giá trị thực tế của AVG sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả thì chỉ còn lại khoảng 1.970 tỉ đồng. Hành vi của các bị cáo trong vụ án đã gây thiệt hại cho MobiFone (doanh nghiệp nhà nước) hơn 6.950 tỉ đồng.
Theo danviet
Yêu cầu di lý ông Nguyễn Hữu Tín vào TP.HCM để xét xử
Ông Tín và đồng phạm bị tạm giam ở phía Bắc, đến nay chưa di lý vào TP.HCM.
Nguồn tin của PLO cho biết ông Nguyễn Hữu Tín (62 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM) vẫn đang bị tạm giam ở phía Bắc. TAND TP.HCM đã có yêu cầu di lý bị can này vào TP.HCM để phục vụ cho việc xét xử.
Theo đó, phiên tòa diễn ra công khai trong ba ngày 26-27 và 30/12 tới đây.
Ông Tín và Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN&MT), Trương Văn Út (cựu Phó trưởng Phòng quản lý đất, Sở TN&MT), Lê Văn Thanh (cựu Phó chánh Văn phòng UBND TP), Nguyễn Thanh Chương (cựu Trưởng phòng đô thị, Văn phòng UBND TP) cùng bị xét xử tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (theo khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự, khung hình phạt từ 10-20 năm tù).
Ông Nguyễn Hữu Tín. Ảnh: Vietnamnet.
Ông Tín và đồng phạm trước nay bị tạm giam ở phía Bắc đến nay chưa di lý vào TP.HCM. Hơn một tháng trước, TAND TP.HCM từng đưa ra yêu cầu di lý nhưng vẫn chưa thực hiện.
Một nguồn tin khác cho biết khá lo lắng về sức khoẻ các bị can vì thời tiết miền Bắc đang rét.
Trước đó, một số luật sư đề nghị tòa xem xét tính pháp lý của các tài liệu, văn bản mật trong vụ án để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải mật nhằm phục vụ cho quá trình xét xử.
Theo luật sư, tất cả tài liệu, văn bản có trong hồ sơ của vụ án, bao gồm cả các tài liệu mang dấu "mật", buộc phải được công khai tại phiên tòa để làm rõ sự thật khách quan của vụ án nhằm làm căn cứ cho HĐXX nhận định và tuyên án...
Sau khi xem xét các kiến nghị, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Tư pháp TP.HCM chủ trì, phối hợp với Công an TP.HCM nghiên cứu các đề nghị của luật sư, thống nhất tham mưu cho UBND TP.HCM xem xét các đề nghị này theo đúng pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Như đã thông tin, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") lợi dụng danh nghĩa công ty, là tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo Bộ Công an, đã ký nhiều văn bản hoặc đề xuất lãnh đạo Bộ Công an ký nhiều văn bản gửi UBND TP.HCM.
Nội dung các văn bản là đề nghị TP hỗ trợ, tạo điều kiện để được thuê, giao chỉ định nhà, đất số 15 Thi Sách nhằm phục vụ công tác nghiệp vụ của ngành công an.
Ông Tín được giao phụ trách lĩnh vực xây dựng, quản lý đất đai, môi trường của TP.HCM nhận thức rõ nhà, đất trên là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Việc tham mưu sắp xếp, xử lý thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo 09 TP (Sở Tài chính).
Tuy nhiên, khi tiếp nhận đề nghị của Bộ Công an về việc cho phép Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất tại số 15 Thi Sách, ông Tín không báo cáo chủ tịch UBND TP.HCM.
Ông Tín cũng không giao Ban Chỉ đạo 09 tham mưu đề xuất mà đã bút phê chỉ đạo: "Giao Sở TN&MT hướng dẫn thủ tục". Các ông Thanh; Chương; Kiệt và Út đã tham mưu cho ông Tín ký ban hành chủ trương, quyết định cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà, đất trên trái quy định.
Việc làm trên của các ông dẫn đến hậu quả nhà nước thất thoát 6,777 tỷ đồng.
Theo báo pháp luật
Khá 'bảnh' cùng đồng phạm kháng cáo xin giảm nhẹ tội TAND thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Ngô Bá Khá (tức Khá 'bảnh') cùng các đồng phạm. Ngoài Khá "bảnh", tòa còn nhận được 4 đơn kháng cáo xin giảm nhẹ tội của các bị cáo khác. Trước đó, vào ngày 13/11, TAND thị xã Từ Sơn đưa Khá "bảnh" cùng...