5 dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể bị dị ứng rượu, chớ coi thường!
Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa?
Nổi mề đay, đánh trống ngực, sưng, tiêu chảy và buồn nôn, khò khè… có thể là những dấu hiệu của dị ứng rượu – Ảnh minh họa: Shutterstock
Giống như bất kỳ loại dị ứng thực phẩm nào khác, dị ứng rượu cũng là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.
Sự nôn nao khổ sở vào buổi sáng không chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đã uống quá nhiều rượu vào đêm hôm trước, nó còn có thể chỉ ra rằng bạn và rượu không phải là những “bạn tốt”.
Thuốc không kê đơn và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể phát huy tác dụng nhưng chỉ với kiểu nôn nao bình thường.
Sau khi thử nghiệm mọi cách mà bạn vẫn cảm thấy khó chịu thì đó có thể là tin không tốt lành cho bạn.
Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với rượu, theo báo The Times of India.
1. Nổi mề đay
Bị nổi mề đay sau khi uống rượu cho thấy bạn đang bị sốc phản vệ, vốn là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Chúng cũng có thể gây ngứa và đau. Các vết mề đay cho thấy bạn bị dị ứng với lưu huỳnh, là chất thường có trong tất cả các loại rượu.
2. Đánh trống ngực
Nếu tim của bạn bắt đầu đập nhanh và bạn bắt đầu đổ mồ hôi đầm đìa sau khi uống rượu, điều đó có nghĩa là bạn đang có phản ứng bất lợi với rượu và cơ thể bạn không thể chuyển hóa nó đúng cách. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy chóng mặt và khó chịu. Trong tình huống như vậy, hãy ngồi nghỉ một lúc hoặc đến bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp, theo The Times of India.
3. Sưng
Video đang HOT
Sưng ở tay và các bộ phận khác trên cơ thể bạn, vốn xuất hiện đột ngột sau khi uống rượu, cũng không là điều bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi và môi sẽ bị sưng. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn uống, theo The Times of India.
4. Tiêu chảy và buồn nôn
Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể là dấu hiệu của dị ứng rượu. Dù đây là những vấn đề khá bình thường khi bạn say bí tỉ, nhưng có những biểu hiện như thế này sau khi uống 2 ly rượu vang thì lại không phải là điều bình thường.
5. Khò khè
Dị ứng rượu cũng có thể gây khò khè, ho và căng tức ở ngực. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng hô hấp khác như nghẹt mũi và cứng khớp. Bệnh nhân hen suyễn có thể cảm thấy khó chịu hơn nữa và bị khó thở. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các biến chứng nặng hơn, theo The Times of India.
Quyên Quân
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì? Cách nhận biết sớm sốc phản vệ sau tiêm chủng
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ rất hiếm xảy ra, nhưng đây là trạng thái cấp cứu, diễn tiến nhanh chóng và có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu của sốc phản vệ để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
1. Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì?
Về định nghĩa, sốc phản vệ được cho là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể đối với các tác nhân lạ xâm nhập. Vì vậy sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng cơ thể trẻ phản ứng quá mức dữ dội với các thành phần có trong vacxin (kháng nguyên phòng bệnh, chất bảo quản, các thành phần nhiễm bẩn, kháng sinh,...).
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là một trạng thái cấp cứu, có thể diễn tiến nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tình trạng sốc có thể xuất hiện rất sớm ngay trong khi tiêm cho trẻ, hoặc sau khi tiêm một thời gian ngắn khoảng vài giờ sau tiêm. Nhưng hi hữu cũng có những trường hợp sốc phản vệ xảy ra muộn.
Tuy nhiên, tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng hết sức hiếm gặp, tỷ lệ gặp phải trên thực tế thường chỉ nằm ở mức phần triệu. Do đó, tiêm chủng vẫn là một phương pháp an toàn để có thể dự phòng cho bé khỏi các căn bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
2. Biểu hiện của sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là gì?
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là một tình trạng nặng nề, vì vậy phát hiện sớm các triệu chứng của sốc là cơ sở để có thể có hướng xử lý và cấp cứu kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Một số biểu hiện điển hình báo hiệu tình trạng sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ:
- Sốt cao kéo dài, khóc thét,
- Nổi mề đay, phát ban, phù, da tái nhợt,...
- Khó thở, khò khè, ngạt mũi, chảy nước mũi, co kéo nhiều ở vùng bụng khi thở, cánh mũi phập phồng, tiếng rít khi thở,...
- Nôn hoặc buồn nôn, đại tiện không tự chủ,...
- Trẻ vật vã, kích thích, co giật,...
- Tim đập nhanh, nếu đo huyết áp có thể thấy huyết áp hạ, huyết áp kẹt hoặc không đo được, trong các trường hợp nặng có thể ngừng tim.
Nếu phát hiện được những triệu chứng báo hiệu sốc phản vệ đang diễn ra, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời khi cần thiết.
3. Những nhóm trẻ dễ bị sốc phản vệ sau tiêm chủng
Mặc dù sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ có nguy cơ xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, nhưng một số những nhóm trẻ được ghi nhận có khả năng gặp sốc phản vệ cao hơn mức bình thường như:
- Trẻ có phản ứng dữ dội ở lần tiêm chủng trước.
- Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm.
- Trẻ bị HIV.
- Trẻ sinh thiếu tháng.
- Trẻ mắc hội chứng Down.
- Trẻ có bệnh tim, phổi,...
4. Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ có chữa được không?
Sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là rất nguy hiểm và diễn tiến nhanh chóng, tuy nhiên nếu được phát hiện và chẩn đoán kịp thời thì vẫn có thể điều trị được.
Các điều trị chủ yếu cho một trường hợp sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ bao gồm:
- Điều trị suy hô hấp bằng thờ oxy, đặt nội khí quản, sử dụng các thuốc chủ vận beta,... để cải thiện chức năng đường dẫn khí.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, bù dịch cấp cứu, sử dụng thuốc co mạch (thường dùng nhất là adrenalin) để cải thiện tình trạng tuần hoàn của người bệnh.
- Sử dụng các thuốc kháng histamin, corticoid để làm giảm tình trạng dị ứng, ức chế miễn dịch của cơ thể nhằm giảm nhẹ các đáp ứng dị ứng gây sốc.
Điều trị sốc phản vệ sau khi tiêm chủng là sự chạy đua với thời gian, phát hiện và điều trị càng sớm sẽ càng hạn chế các tổn thương thứ phát do tình trạng sốc gây nên và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ.
Có thể thấy rằng, sốc phản vệ sau tiêm chủng ở trẻ là tình trạng đặc biệt nguy hiểm, vì thế các bậc cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ để có thể phát hiện kịp thời các biểu hiện của sốc phản vệ. Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
QN
Bài thuốc chữa chứng bốc hỏa Chứng bốc hỏa hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Cơn bốc hỏa thường khởi đầu đột ngột bằng cảm giác nóng ở vùng mặt, phần trên ngực và sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. Cảm giác nóng thường kéo dài từ 2 - 4 phút và có thể đi kèm với toát mồ hôi, thỉnh thoảng...