5 dấu hiệu của người sắp có kinh nguyệt
Kinh nguyệt xuất hiện mỗi tháng 1 lần và theo các chuyên gia có đến hơn 80% nữ giới sẽ có một số biểu hiện, dấu hiệu của hiện tượng này.
Bị đau bụng dưới là dấu hiệu chị em sắp đến kỳ kinh nguyệt
Một số chị em khi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ thường phải trải qua những cơn đau bụng kinh dữ dội. Tình trạng này có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của phái đẹp.
Ảnh minh họa
Những cơn đau bụng kinh này đa phần sẽ xuất hiện trước chu kì kinh nguyệt khoảng từ 1 -2 ngày và không rõ ràng. Các chị em sẽ có triệu chứng đau râm ran ở vùng bụng dưới.
Nếu như những cơn đau này kéo dài dai dẳng và dữ dội thì các nàng nên đến bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa khám ngay. Bởi đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh phụ khoa nào đó.
Đau bụng, đau lưng
Dấu hiệu có kinh trước 1 tuần là sau quá trình rụng trứng, tử cung cần co bóp để đẩy máu ra ngoài, chính vì thế mà một số chị em sẽ cảm thấy đau râm ran vùng bụng, thậm chí có khi đau quặn. Triệu chứng có kinh này bao gồm các cơn đau thắt lúc âm ỉ có khi dữ dội khiến cơ thể kiệt sức khi phải “chiến đấu” với những cơn đau.
Trước và trong kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi nội tiết tố prostaglandin hoặc do dư thừa prostaglandin khiến tử cung co thắt mạnh nên ảnh hưởng đến lưng. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng vì triệu chứng này sẽ giảm và hết hẳn khi ngày đèn đỏ qua đi.
Đau tức ngực là dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
Một dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt mà rất nhiều bạn nữ gặp phải đó là hiện tượng đau tức ngực. Trước khi bước vào chu kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần nữ giới sẽ có biểu hiện ngực căng lên và đau tức.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nếu như quan sát kĩ, các nàng có thể nhận thấy rằng kích thước của vòng 1 có biểu hiện tăng lên, cứng hơn bình thường và khi chạm vào cảm thấy đau tức. Đây là một dấu hiệu chuẩn bị có kinh nguyệt hết sức bình thường ở nữ giới.
Khí hư ra nhiều dấu hiệu sắp có kinh nguyệt
Khí hư là dịch tiết ra ở âm đạo của người phụ nữ. Nó có chức năng chính là giữ ấm và ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn virus vào âm đạo.
Thông thường, khoảng một tuần trước mỗi kì kinh nguyệt khí hư từ âm đạo tiết ra sẽ tăng lên đáng kể; vì thế chị em phụ nữ sẽ cảm thấy âm đạo nóng ẩm hơn bình thường rất nhiều.
Ảnh minh họa
Các nàng có thể nhận biết sắp đến ngày đèn đỏ hay chưa dựa theo sự thay đổi về số lượng khí hư tiết ra từ âm đạo. Bên cạnh đó, nếu quan sát thấy khí hư có màu lạ như màu vàng, nâu, xanh… và xuất hiện tình trạng khí hư có mùi hôi khó chịu thì các nàng nên đi khám ngay để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể xảy ra.
Mệt mỏi, đau đầu
Trước ngày “đèn đỏ” hormone trong cơ thể đột ngột tăng cao kèm theo sự bủa vây của những cơn đau khi rụng trứng khiến chị em cạn kiệt năng lượng nên cơ thể rất dễ bị mệt mỏi và tâm trạng không thể ổn định. Chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi và có một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo sức khỏe để bước vào những ngày hành kinh.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, việc bổ sung các vitamin, khoáng chất cũng rất quan trọng. Đặc biệt là bổ sung sắt, vì khi đến ngày “đèn đỏ” cơ thể sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu sắt làm giảm khả năng tái tạo hồng cầu máu, lượng oxy dự trữ cho cơ thể không đủ,…dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
5 sai lầm trong thời kỳ kinh nguyệt dễ gây vô sinh
Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà chị em thường mắc phải trong kỳ kinh nguyệt, gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Theo Sina, so với đàn ông, phụ nữ thường sống thọ hơn so với nam giới vì họ có kinh nguyệt, nhờ có kinh nguyệt, phụ nữ được gia tăng lưu thông máu, tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó khỏe mạnh hơn.
Nhưng, chu kỳ kinh nguyệt lại là khoảng thời gian thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong âm đạo và gây bệnh phụ khoa. Trong giai đoạn này, cổ tử cung hé mở nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong âm đạo rồi vào buồng tử cung, hình thành bệnh viêm nhiễm.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ cần có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là chứng tỏ sức khỏe ổn định, khả năng sinh sản rất cao. Thế nhưng, nếu không biết chăm sóc vùng kín đúng cách, phụ nữ có thể đối mặt với nguy cơ vô sinh cùng nhiều căn bệnh mãn tính khác. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến mà chị em thường mắc phải trong kỳ kinh nguyệt, gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
5 sai lầm phụ nữ thường mắc phải trong kỳ kinh nguyệt
Để băng vệ sinh trong nhà vệ sinh
Nhiều phụ nữ có thói quen mua số lượng lớn băng vệ sinh rồi cất giữ trong nhà vệ sinh để tiện việc sử dụng. Thế nhưng, môi trường phòng tắm ẩm ướt, tối tăm, điều kiện thông gió kém nên dễ khiến cho băng vệ sinh bị ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Theo Bệnh viện Leeds, vi khuẩn từ bồn cầu có thể chạm tới các đồ vật trong bán kính 10inch (25,4cm) theo đường không khí.
Ảnh minh họa
Do đó, không thể đảm bảo băng vệ sinh của bạn không bị nhiễm vi khuẩn này, đặc biệt là nếu bạn để chúng trong nhà vệ sinh. Sau đó, nếu dùng băng vệ sinh ẩm ướt và chứa nhiều vi khuẩn như vậy sẽ gây viêm nhiễm vùng kín, gây bệnh nguy hiểm. Tốt hơn cả là chị em hạn chế tích trữ quá nhiều băng vệ sinh trong nhà. Nếu có thì hãy bọc kín chúng lại, đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ và không dùng băng vệ sinh bị ướt.
Sử dụng băng vệ sinh trong thời gian dài
Theo trang QQ, trong thời kỳ kinh nguyệt, vùng kín phụ nữ thường nóng và ẩm ướt hơn bình thường, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Nếu chị em không thay băng vệ sinh trong thời gian dài, vi khuẩn tại vùng kín được sản sinh nhiều hơn, tạo thành một "ổ vi khuẩn". Từ đó gây ngứa, viêm âm đạo, hình thành nhiều bệnh nguy hiểm như viêm cổ tử cung, bệnh viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung.
Ảnh minh họa
Nếu mắc bệnh trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách, nguy cơ vô sinh là không thể tránh khỏi.
Theo chia sẻ của chuyên gia, chị em chỉ nên sử dụng băng vệ sinh tối đa trong 2-3 giờ. Sau thời gian này, hãy thay băng vệ sinh mới để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo, kể cả khi lượng kinh nguyệt có ra ít hay nhiều.
Không rửa tay khi thay băng vệ sinh mới
Ảnh minh họa
Trung bình, trên 1cm da của người bình thường chứa đến 40.000 vi khuẩn. Đối với phần da tay thì số lượng vi khuẩn còn nhiều hơn bởi bộ phận này thường xuyên phải tiếp xúc với đủ loại đồ vật. Trước khi thay băng vệ sinh mới, nếu bạn không rửa tay thật kỹ sẽ khiến vi khuẩn ở tay lan truyền sang băng vệ sinh, chúng có thể lây lan và phát triển trong vùng âm đạo gây viêm nhiễm.
Ăn thực phẩm không phù hợp
Ảnh minh họa
Trang Sina đưa tin, phụ nữ uống trà đặc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên chị em cần tránh dùng chúng trong kỳ kinh nguyệt để không cản trở quá trình hấp thụ sắt, không tốt cho sự phục hồi khí và máu, tăng nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, đồ ăn cay, lạnh cũng là thực phẩm chị em cần tránh xa trong giai đoạn nhạy cảm này. Bởi thực phẩm này có thể gây khó chịu, lạnh bụng và hình thành nhiều triệu chứng bất lợi khác.
Thụt rửa vùng kín
Trong những ngày đặc biệt như chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần thận trọng trong việc vệ sinh vùng kín vì lúc này "cô bé" đang vô cùng nhạy cảm.
Chẳng hạn, dùng trực tiếp vòi hoa sen để rửa râm đạo hoặc dùng nhiều dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau ở cổ tử cung.
Thụt rửa vùng kín sai cách cũng khiến "vùng kín" dễ bị nhiễm khuẩn, nấm, cản trở quá trình thụ thai, gây bệnh nhiễm trùng... Nếu tình trạng bệnh trầm trọng hơn sẽ gây tổn thương lên tử cung, tệ hơn là gây bệnh vô sinh.
Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường? Những điều con gái cần biết về kì kinh nguyệt đầu tiên Câu hỏi "Bao nhiêu tuổi có kinh nguyệt là bình thường?" khiến nhiều bạn gái lúng túng. Người thì thấy có vẻ như nguyệt san của mình đến quá sớm, người thì lại thấy quá muộn. Điều này có bình thường không? Kinh nguyệt là một kết quả của quá trình dậy thì, và đây là cột mốc đánh dấu thời điểm bạn...