5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất béo trầm trọng: Nếu không sớm khắc phục, bạn có thể già nhanh hoặc thêm ốm yếu
Loại bỏ hoàn toàn chất béo tốt ra khỏi chế độ ăn mỗi ngày là một cách giảm cân không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Khi nhắc đến chất béo, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh, vì vậy những chị em đang trong quá trình giảm cân thường theo đuổi chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo, thậm chí đôi khi khiến cơ thể thiếu hụt hẳn loại khoáng chất này.
Chất béo được chia thành 2 loại là chất béo tốt và chất béo xấu. Sự thật là cơ thể chúng ta luôn cần chất béo cho sự phát triển của tế bào và năng lượng nhưng nó lại luôn “mang tiếng xấu”. Loại bỏ hoàn toàn chất béo tốt ra khỏi chế độ ăn mỗi ngày là một cách giảm cân không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Chất béo giữ ấm cho cơ thể và giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng. Đồng thời, chất béo tốt cũng quan trọng trong quá trình sản xuất các hormone và giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu chất béo trầm trọng, bạn cần kịp thời bổ sung để tránh lão hóa và sự tổn thương cơ thể.
1. Mất cân bằng nội tiết tố
Chất béo tốt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone trong cơ thể bạn, đặc biệt là hormone sinh dục. Ngoài ra, nó cũng có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp một chất giống như hormone được gọi là prostaglandin, giúp điều chỉnh một số chức năng của cơ thể.
Nếu cơ thể bạn không có đủ chất béo, bạn có thể gặp các vấn đề về kinh nguyệt như mất kinh, vô kinh, thậm chí dẫn đến vô sinh. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Dinh dưỡng và Trường Y tế Công cộng Harvard vào năm 2007, nguy cơ vô sinh có thể tăng lên nếu một người sử dụng quá nhiều sữa ít chất béo và nguy cơ có thể giảm với các sản phẩm sữa giàu chất béo.
2. Bạn luôn cảm thấy đói
Một trong những lợi ích tốt nhất của chất béo đó là giúp bạn no lâu và thỏa mãn cơn thèm ăn. Theo bà Ashley Reaver (chuyên gia dinh dưỡng tại Oakland, California): “Cơ thể sử dụng hết carbs và protein rất nhanh. Trong khi đó, chất béo thực sự làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn và cung cấp lượng calo đáng kể”.
Chuyên gia cho biết, nếu bạn cảm thấy đói ngay khi mới ăn xong, điều ấy chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu chất béo. Hãy bổ sung bằng một quả trứng luộc, trái cây, ngũ cốc…
3. Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Video đang HOT
Chuyên gia dinh dưỡng Ashley Reaver cho hay, việc ăn ít chất béo có thể ảnh hưởng đến lượng calo tổng thể của bản.
“Chất béo chứa 9 calo mỗi gam, trong khi đó protein và carbs chỉ chứa 4 calo trên mỗi gam. Đó là lý do vì sao càng ăn ít chất béo thì bạn càng dung nạp ít calo hơn”, bà Ashley Reaver nói.
Quá ít chất béo và calo, cơ thể sẽ không đủ năng lượng để tiếp tục hoạt động, đó là lý do vì sao bạn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và đuối sức thường xuyên.
4. Bạn luôn thấy đau khớp
Nghiên cứu cho thấy các axit béo lành mạnh có trong cá hồi, quả óc chó, cá ngừ, hạt lanh… giúp duy trì cấu trúc của mọi tế bào, cấu trúc xương từ đầu đến chân. Chính vì thế, khi hàm lượng chất béo của cơ thể thấp, các khớp sẽ bị mất tính linh hoạt, làm tăng tình trạng viêm và từ đó gây đau xương khớp.
5. Da của bạn luôn khô ráp
Có câu nói “sức khỏe của bạn chính là tấm gương phản chiếu những gì bạn ăn” quả không sai bởi nếu bạn ăn nhiều chất béo, cơ thể bạn sẽ có dinh dưỡng để duy trì làn da mềm mại và dẻo dai.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Bonnie Taub-Dix: “Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy bạn đang ăn không đủ chất béo là da khô, có thể làm tăng tốc độ lão hóa. Ngược lại, ăn nhiều chất béo sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ các vitamin hòa tan, từ đó khiến làn da tươi sáng từ trong ra ngoài”.
Chúng ta có thể bổ sung chất béo tốt từ những thực phẩm nào?
Chất béo tốt được chia làm 2 loại: Chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.
- Những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn mà bạn dễ dàng tìm thấy: Các loại dầu như ô-liu, dầu hạt cải và dầu hạt nho, quả hạch và hạt, thịt nạc, trái bơ…
- Những chất béo không bão hòa đa: Cá ngừ, cá hồi và cá thu, quả óc chó, các loại quả hạch khác và hạt lanh, các thực phẩm từ đậu nành, rau củ có lá xanh, cây họ đậu, hat hướng dương, đậu phộng, cải dầu và đậu nành…
Cô gái 22 tuổi có buồng trứng "già nua" như 40 chỉ vì hành động mà nhiều người vẫn làm hàng đêm
Suy buồng trứng giai đoạn đầu nếu không được khắc phục và can thiệp kịp thời, lâu dần có thể phát triển thành suy buồng trứng sớm, nó sẽ dẫn đến vô kinh, vô sinh và các triệu chứng mãn kinh khác nhau, loãng xương cùng các bệnh tim mạch.. .
Buồng trứng có hai nhiệm vụ quan trọng là sản xuất, thải trứng và tổng hợp, tiết ra hormone sinh dục. Buồng trứng khỏe mạnh sản xuất hormone sinh dục mỗi ngày, bao gồm estrogen và progesterone. Các hormone sinh dục này sẽ lan tỏa đến mọi ngóc ngách trên cơ thể chúng ta và tác động lên mọi cơ quan để duy trì tuổi thanh xuân và sức sống cho các cơ quan này.
Vì vậy, buồng trứng rất quan trọng đối với sức khỏe, ngoại hình, dáng vóc và sự sinh sản của phụ nữ. Nếu không bảo vệ sức khỏe của buồng trứng, nó rất có thể dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc cho sức khỏe tổng thể. Câu chuyện của cô nàng Tiểu Lý (22 tuổi, Trung Quốc) được chia sẻ trên tờ QNews ngày 11/12 này là một ví dụ.
Tiểu Lý, 22 tuổi (Trung Quốc) đã bắt đầu bị rối loạn kinh nguyệt trong 6 tháng qua nhưng do nghĩ rằng tình trạng này chỉ là tạm thời, lâu dần cũng hết nên cô cũng chẳng mấy quan tâm. Mãi đến tuần trước, cô đến bệnh viện và phát hiện ra rằng buồng trứng của mình đã suy giảm chức năng! Sau khi kiểm tra nồng độ hormone sinh dục của Tiểu Lý cho thấy buồng trứng của cô hiện chỉ tương đương với buồng trứng của phụ nữ ở độ tuổi 40.
Điều này khiến Tiểu Lý vô cùng suy sụp, rõ ràng rằng cô ăn uống rất điều độ và quan hệ lành mạnh, Tại sao cô có thể mắc chứng suy buồng trứng sớm được?
Sau khi hỏi rõ các thói quen hàng ngày của Tiểu Lý, bác sĩ ngao ngán lắc đầu: Tất cả do hành động này mà cô làm hàng đêm của cô. Thực tế, vì thích chơi game online trên điện thoại di động nên cô thường thức đến 2 giờ sáng, thậm chí có lúc chơi cả đêm không ngủ. Điều này chính là nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm.
Rất ít ai nghĩ rằng thức khuya là nguyên nhân gây ra suy buồng trứng ở phụ nữ. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng chỉ cần một ngày ngủ đủ 8 tiếng là được, không cần ngủ đúng giờ, có thể thức khuya như Tiểu Lý rồi ngủ bù vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc ngủ đúng giờ, ngủ đủ lại đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của buồng trứng.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thức khuya khiến cho trục tuyến sinh dục rối loạn, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, buồn bực, nhiều mồ hôi... Đồng thời, nó làm cho kinh nguyệt bị rối loạn, hệ miễn dịch suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa, từ đó dễ tạo nên tình trạng suy buồng trứng.
Suy buồng trứng giai đoạn đầu nếu không được khắc phục và can thiệp kịp thời, lâu dần có thể phát triển thành suy buồng trứng sớm, nó sẽ dẫn đến vô kinh, vô sinh và các triệu chứng mãn kinh khác nhau, loãng xương cùng các bệnh tim mạch...
4 việc cần làm để ngăn cản sự lão hóa của buồng trứng
1. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ
Thành thật mà nói, điều này thực sự quan trọng!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân thức khuya trong thời gian dài, mất ngủ thì chức năng buồng trứng càng suy giảm nhanh chóng.
Ngày nay, công việc và cuộc sống chịu nhiều áp lực, thường xuyên phải thức khuya, mất ngủ, rối loạn công việc và nghỉ ngơi, ngày đêm đảo lộn sẽ khiến nhịp đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Do đó, bạn nên sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
2. Tập thể dục phù hợp
Ngồi lâu, đứng lâu và lười vận động dễ gây rối loạn tuần hoàn máu vùng chậu, vận động phù hợp có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu vùng chậu và cải thiện việc cung cấp máu cho buồng trứng.
Nên tập luyện nhẹ nhàng 5 lần một tuần với ít nhất 30 phút tập thể dục nhịp điệu như khiêu vũ, bơi lội, yoga,.. sẽ có lợi cho tinh thần và thể chất của nữ giới.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
Thực phẩm nhiều đường và nhiều dầu, chẳng hạn như trà sữa, đồ chiên rán và đồ nướng, nên hạn chế tiêu thụ.
Thường xuyên bổ sung lượng vitamin thích hợp, ăn nhiều trái cây tươi giàu vitamin và thực phẩm chứa phytoestrogen như đậu nành, gạo đen... Chế độ ăn cần dựa trên chất đạm chất lượng cao (như cá, tôm, trứng)... có vai trò chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
4. Duy trì một tâm trạng tốt
Tình trạng kích thích cảm xúc hoặc lo lắng, trầm cảm kéo dài có thể gây suy giảm chức năng buồng trứng, do đó, những bất thường về cảm xúc cần được giải tỏa kịp thời.
Thiếu ngủ trong thời gian dài có thể làm giảm ham muốn 'chuyện ấy' Tình trạng thiếu ngủ, gián đoạn giấc ngủ trong thời gian dài làm suy giảm nồng độ testosteron, từ đó dẫn đến việc mất hứng thú trong quan hệ tình dục. Giảm ham muốn tình dục Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of the American Medical Association (Hiệp hội Y khoa Mỹ), nam giới trẻ tuổi bị thiếu...