5 dấu hiệu cần bổ sung vitamin K càng sớm càng tốt
Hầu như bất kỳ vitamin nào cũng góp phần không nhỏ để duy trì sức khỏe con người. Riêng phụ nữ nếu thiếu vitamin K thì cơ thể sẽ suy yếu và da cũng mất đi sự đàn hồi vốn có.
Vitamin K được công nhận là “nữ hoàng” cho sức khỏe lẫn làn da của phụ nữ, nếu thiếu hụt thì cơ thể sẽ phản ứng theo 5 cách nguy hiểm này
Cũng như bao loại vitamin khác, chúng ta ai cũng phải cần bổ sung một lượng vitamin K hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. Theo chuyên trang y tế Healthline (Mỹ), vitamin K nắm vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong – nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra vitamin K có thể giúp chị em loại bỏ tĩnh mạch mạng nhện, vết bầm tím, vết sẹo, rạn da, vết bỏng, điều trị mụn trứng cá và chứng tấy đỏ da. Chưa hết, nó còn đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho da, hỗ trợ da giữ được độ đàn hồi và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn.
Nói chung, vitamin K gần như là “chìa khóa” nắm giữ sắc đẹp lẫn sức khỏe của phụ nữ nếu được bổ sung thường xuyên. Tuy nhiên nếu bị thiếu hụt, bạn sẽ có nguy cơ cao phải đối diện với nhiều bệnh tật đáng sợ như loãng xương sớm, bệnh tim mạch, lão hóa nhanh lẫn tăng nguy cơ mắc ung thư…
Thế nên một khi cơ thể bắt đầu “lên tiếng” thông qua 5 dấu hiệu này có lẽ, bạn cần phải bổ sung vitamin K càng sớm càng tốt:
1. Vết thương không thể cầm máu được hoặc chảy máu nhiều
Theo báo cáo của Đại học Florida (Mỹ), cầm máu là quá trình bảo vệ cơ thể khỏi việc chảy máu quá nhiều khi bị thương. Một khi cơ chế này bị ảnh hưởng, bạn sẽ dễ mất nhiều máu và làm tăng nguy cơ tử vong do chấn thương lên gấp nhiều lần. Dấu hiệu này thường là chảy máu cam, có máu trong nước tiểu và kinh nguyệt mất kiểm soát.
Chảy máu mãi không cầm máu được, hãy bổ sung vitamin K xem bệnh tình có bớt đi không nhé.
Vậy nguyên do gây nên tình trạng này là gì, chính là việc cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin K. Cụ thể, vitamin K hoạt động đồng bộ với một enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp prothrombin – một loại protein liên quan đến quá trình đông máu, nên khi thiếu đi thì việc đông máu sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.
2. Xương yếu hơn hẳn
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, vitamin K đóng vai trò trong việc duy trì sức khỏe xương. Theo Viện sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) cho biết, duy trì bổ sung đủ vitamin K sẽ khiến mật độ khoáng xương cao hơn và làm giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi thấp đi trông thấy.
Video đang HOT
Vậy nên một khi cạn kiệt vitamin K, cơ thể sẽ không đủ dưỡng chất để củng cố độ bền chắc cho xương và làm xương trở nên giòn đi. Nếu không bổ sung kịp thời, bạn dễ phải đối mặt với hàng loạt bệnh liên quan đến xương cũng như dễ gãy xương hơn.
3. Dễ bầm tím
Nếu bạn va vào đâu đó là bị bầm ngay, cho dù là va rất nhẹ, hãy cảnh giác bởi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin K. Theo Heidi Moretti – chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng với 20 năm kinh nghiệm chia sẻ, mật độ vitamin K quá thấp sẽ khiến bạn dễ xuất huyết, khiến cơ thể dễ bị bầm tím hơn bình thường.
Bầm tím là hiện tượng thường thấy khi cơ thể thiếu vitamin K trầm trọng.
Những vết bầm tím này thường rất lâu khỏi và ngay cả một vết sưng nhỏ cũng biến thành thâm tím trong vài ngày. Chúng thường xuất hiện xung quanh đầu và mặt, nhưng một số người còn có những cục máu đông ngay dưới móng tay. Thế nên bạn cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả ngay để cải thiện.
4. Dễ rối loạn đường tiêu hóa
Những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa cũng như hấp thu kém có thể đang bị suy giảm vitamin K. Nếu không bổ sung sớm thì dễ có nguy cơ mắc xơ nang, viêm loét đại tràng, viêm tụy mãn tính, viêm ruột hay tắc ruột nặng. Một khi đã gặp trường hợp này, bạn nên gặp bác sĩ để hỏi xem có cần bổ sung vitamin K hay không.
5. Chảy máu nướu
Chảy máu nướu lẫn các vấn đề răng miệng khác là những dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin K. Theo đó, vitamin K chịu trách nhiệm kích hoạt một loại protein gọi là osteocalcin – có nhiệm vụ mang canxi và khoáng chất đến răng. Cho nên khi bị thiếu hụt vitamin K thì quá trình này cũng bị cản trở, khiến cho răng trở nên yếu đi và chảy máu chân răng nhiều hơn.
Tóm lại, chúng ta cần phải bổ sung đầy đủ vitamin K để giúp cơ thể trẻ khỏe hơn. Đối với nam thì nên nạp 120mcg vitamin K mỗi ngày, trong khi phụ nữ thì cần 90mcg/ngày. Hãy bổ sung một số loại rau củ giàu vitamin K vào bữa ăn như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh và cải bắp. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm dầu đậu nành, dâu tây hay sữa nguyên kem cũng rất tốt.
Sai lầm chết người khi ăn trứng gà sống
Có nhiều người cho rằng, dù chế biến trứng theo cách nào thì khi ăn vào cũng hấp thụ dinh dưỡng như nhau, trên thực tế điều này không đúng.
Trứng gà là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có thể cung cấp cho bạn vô số những lợi ích sức khỏe. Trứng gà sống có tác dụng tương tự như trứng gà chín.
Trung bình một quả trứng sống (khoảng 50g) chứa các thành phần dinh dưỡng như:
Calo: 72
Protein: 6g
Chất béo: 5g
Folate: 6% RDI (*)
Vitamin A: 9% RDI
Phốt pho: 10% RDI
Selenium: 22% RDI
Vitamin B5: 8% RDI
Vitamin B2: 13% RDI
Vitamin B12: 7% RDI
* RDI (Reference Daily Intake): Mức độ tiêu thụ hàng ngày của một chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, một quả trứng sống còn chứa 147 mg choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp não khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe của tim.
Trứng gà là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, ngoài ra trong trứng còn chứa nhiều axit amin thiết yếu mà con người cần.
Trứng sống cũng chứa nhiều lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ đôi mắt của bạn và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung ở lòng đỏ, phần lòng trắng trứng chủ yếu chứa protein.
Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Trên thực tế, ăn trứng sống không chỉ mất vệ sinh, mà còn rất dễ ăn phải các vi khuẩn truyền nhiễm, lại chỉ thu được từ 30-50% dinh dưỡng vốn có trong quả trứng.
Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol.
Trong một nghiên cứu, ăn hai quả trứng mỗi ngày trong sáu tuần đã tăng mức HDL lên 10%, đây là tác dụng tuyệt vời mà trứng mang lại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó trong lòng trứng gà sống có chứa một số hợp chất như Avidin, Trypsin inhibitor. Hợp chất này có thể khiến đường tiêu hóa của bạn bị ức chế khó tiêu, đồng thời nó còn gây cản trở sự hấp thụ Biotin khiến cho bạn dễ bị chán ăn, mất ngủ, rụng tóc, chậm phát triển, thiếu máu nếu như ăn trứng gà sống trong một thời gian dài.
Liệu ăn trứng gà sống có phải là một cách hay?
Có người cho rằng ăn trứng sống tốt hơn ăn trứng đã nấu chín, có tác dụng nhuận phổi hoặc làm trong giọng nói.
Trên thực tế, một vài nghiên cứu khác lại cho thấy trứng gà sống có khả năng gây nhiễm khuẩn cao cho người sử dụng.
Trứng gà sống rất khó kiểm soát về chất lượng. Bạn rất khó để phân biệt trứng gà từ những con gà khỏe mạnh hay mang mầm bệnh và những trứng gà mới hay để lâu ngày.
Do vậy khi ăn trứng gà sống, bạn sẽ phải đối diện với nguy cơ nhiễm khuẩn cao do vi khuẩn bên ngoài vỏ trứng. Chưa kể đến vỏ trứng còn chứa nhiều vi khuẩn Salmonella - yếu tố gây nên ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là nguy hiểm đến trẻ nhỏ đến cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.
Đặc biệt lưu ý những người trên 65 tuổi thường có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn ở thực phẩm. Do đó, những người này ăn trứng sống có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh tiểu đường, HIV và u ác tính cũng không nên ăn trứng sống.
Những ai còn thắc mắc có nên ăn trứng gà sống không thì từ bỏ ngay ý định này nhé!
Nên ăn gì trong các bữa tiệc? Với món thịt nên ưu tiên chọn cá vì cá giàu chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, protein, DHA... rất tốt cho sức khỏe. Trong cá có nhiều axít omega-3 tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, tăng khả năng miễn dịch, tốt cho thị lực, bảo vệ xương chắc khỏe, ngăn chặn chứng mất trí nhớ do tuổi tác,...