5 dấu hiệu bất thường đi kèm triệu chứng đau cột sống cổ cho thấy bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, cần đi khám ngay
Hiện nay, nhiều người, đặc biệt là nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi dưới điều hòa, gập đầu ra trước nhiều, ít vận động, dễ gặp phải tình trạng đau cột sống cổ.
Tình trạng này có thể sẽ tự hết, tuy nhiên nếu nó đi kèm với 5 dấu hiệu bất thường này thì đừng nên chủ quan.
Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hiện tượng đau cột sống cổ có có nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý răng hàm mặt (tuyến dưới hàm, đau răng), trào ngược dạ dày thực quản, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm…
Bác sĩ Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
” Về nguyên tắc, sau tai nạn chấn thương cột sống cổ hoặc cơn đau cột sống cổ kéo dài trên 2 tuần thì chúng ta nên đi khám “, BS. Khánh nhận định.
” Theo nhiều nghiên cứu y khoa, khi xuất hiện triệu chứng đau cột sống cổ thì đa phần là do các bệnh lý về cột sống, do đó, đầu tiên chúng ta nên ưu tiên đi khám ở khoa cột sống trước “.
Tại chuyên khoa cột sống, các bác sĩ sẽ khám triệu chứng, chụp X-quang và cộng hưởng từ cột sống cổ để xem xét rằng liệu bạn có bị thoái hóa hay không, thoái hóa đĩa đệm nào, thoát vị hay không, tổn thương tủy cổ…
Nếu khám chuyên khoa cột sống mà không phát hiện ra hiện tượng bất thường nào thì chúng ta cần đi khám ở chuyên khoa nội tiết để các bác sĩ loại trừ khả năng bị bệnh tuyến giáp; chuyên khoa răng hàm mặt để tìm ra bệnh lý về răng miệng.
5 triệu chứng đi kèm với đau cột sống cổ cảnh báo tình trạng nguy hiểm
Video đang HOT
Khi có hiện tượng đau cổ mà kèm theo các dấu hiệu sau thì chứng tỏ tình trạng bệnh đang khá nguy hiểm:
- Tê bì tứ chi hoặc tê bì 2 tay.
- Yếu tứ chi hoặc yếu 2 tay.
Ảnh minh họa: Secret China
- Giảm khả năng “tinh tế” của bàn tay, chẳng hạn như cầm đĩa gắp viên lạc, cài cúc áo, viết chữ khó khăn.
- Đi không vững, đi sợ ngã.
- Táo bón, đi ngoài khó, són tiểu.
Ngoài ra, BS. Khánh cũng cảnh báo một bệnh thường xuyên gặp ở nhân viên văn phòng, đó là hội chứng đau vai gáy hay trong thời đại 4.0 người ta còn gọi là “hội chứng cổ tin nhắn” (text-neck) do ngồi điều hòa nhiều, xem điện thoại nhiều, cúi gập đầu về đằng trước và ít vận động dẫn đến vùng cơ cổ bị co rút, gây đau nhức mỏi. Nếu tình trạng đau mỏi này kéo dài hơn 2 tuần cũng cần đi khám bởi một số trường hợp thì người đó sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng nhưng lại có bệnh nhân gặp phải tình trạng bệnh nặng dù triệu chứng không quá mức độ chịu đựng.
Giải đáp thắc mắc về những bệnh xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng
Bệnh ở cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy... là những vấn đề về xương khớp phổ biến nhất ở dân văn phòng. Vậy phải làm sao để các bệnh này không còn là nỗi lo với dân văn phòng?
Ít vận động, cả ngày chỉ ở trong phòng kín hay chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho các căn bệnh xương khớp trở thành nỗi lo thường trực của dân văn phòng.
Một số vấn đề phổ biến liên quan đến bệnh xương khớp mà rất nhiều dân văn phòng gặp phải là các bệnh về cổ tay, cột sống, đau mỏi vai gáy...
Dưới đây, TS Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống - BV Việt Đức sẽ giải đáp thắc mắc về các vấn đề này giúp dân văn phòng biết cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.
TS Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng khoa phẫu thuật cột sống - BV Việt Đức
Làm sao để phòng chống và điều trị triệt để viêm gân khớp cổ tay? Tôi làm graphic designer, tôi mắc bệnh và đã bị tái viêm 3 lần, phải đi tiêm để điều trị 3 đợt nhưng chưa khỏi triệt để?
Qua mô tả rất khó để biết tổn thương cụ thể của bạn là gì bởi ở cổ tay có nhiều phần gân, cơ khác nhau.
Nhưng bạn làm việc sử dụng máy tính, chuột nhiều, nên nếu tổn thương tái đi tái lại nhiều như thế thì trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh lý (ví dụ công việc làm tăng áp lực vào cổ tay quá nhiều, như là dùng chuột máy tính, để bàn phím đúng chưa...).
Thứ 2, ngoài điều trị viêm gân cổ tay bằng tiêm, còn có nhiều phương pháp điều trị khác như là: Vật lý trị liệu. Đây là phương pháp điều trị tốt, ít phải can thiệp và xâm lấn vào cơ thể người.
Tôi nghe nói bệnh xẹp đốt sống rất nguy hiểm. Người mắc phải bệnh này mà ngồi làm việc văn phòng nhiều thì phải làm gì để tránh biến chứng, không nguy hiểm?
Trong các bệnh lý của dân văn phòng thì bệnh lý về cột sống là hay gặp nhất, đứng đầu trong các bệnh lý về xương khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh lý về cột sống là do chúng ta ngồi quá lâu, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm và dần dần làm xẹp đĩa đệm, gia tăng áp lực lên các thành phần khác của cột sống.
Để tránh tình trạng này, nên có tư thế ngồi đúng. Thứ 2, nên có những khoảng thời gian nghỉ ngơi đúng khi ngồi làm việc, thư giãn cho cơ thể: 25-30 phút nên làm động tác căng giãn khớp, cột sống lưng, sau 2 giờ nên đứng lên vận động để giảm áp lực lên cơ thể.
Thường xuyên đau nhức 2 bên vai, bên trái đau hơn bên phải lúc vận động nhiều, đặc biệt là khi với lấy đồ vật trên cao hoặc khi thời tiết thay đổi, tôi có bị thoái hóa khớp vai?
Về các triệu chứng bạn mô tả thì BS nghĩ nhiều đến triệu chứng khớp vai, tuy nhiên, để khẳng định là bệnh lý về khớp vai hay các bộ phận cơ quan khác của cơ thể thì bạn cần đi khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, thăm khám ở khớp vai để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Khi có kết quả thăm khám, nếu là bệnh lý khớp vai sẽ xem tổn thương ở phần nào khớp vai để có phương án điều trị cụ thể.
Thông thường, đối với khớp vai, sẽ điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, một số ít trường hợp có tổn thương nặng sẽ phải phẫu thuật (phẫu thuật nội soi).
Tôi có thói quen leo cầu thang ở văn phòng để giãn gân cốt sau một thời gian ngồi lâu làm việc. Nhưng leo cầu thang nhiều có ảnh hưởng xấu đến khớp gối không?
Đối với những trường hợp đã có bệnh lý khớp gối như thoái hóa khớp gối thì leo cầu thang sẽ ảnh hưởng đến khớp gối hơn so với người bình thường. Nó có thể tăng mài mòn khớp gối, gây triệu chứng đau đầu gối. Nếu có biểu hiện đau khớp gối khi leo cầu thang thì nên đi khám, tránh thoái hóa khớp gối.
Ngồi nhiều- "Bí kíp" để... chết sớm! Ngồi nhiều tăng nguy cơ tử vong, gây ra tác dụng có hại lên chuyển hóa đường và chất béo, khiến bạn dễ mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch. Ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên một giờ một ngày cũng sẽ không bảo vệ bạn khỏi chết sớm, nếu bạn dành hầu hết thời gian còn lại trong...