5 đại học tốt nhất Hàn Quốc năm 2018
Hai vị trí dẫn đầu thuộc về Đại học Quốc gia Seoul, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).
Theo Times Higher Education, Hàn Quốc được biết đến là một trong bốn “Con hổ châu Á” với nền kinh tế dựa trên sự phát triển nhanh, mạnh của giáo dục, công nghệ và du lịch.
Ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn Hàn Quốc để du học, từ 11.000 người năm 2001 đến hơn 89.000 vào năm 2011. Chính phủ nước này đã công bố kế hoạch nhằm tăng lượng sinh viên đến từ Mỹ, châu Âu và châu Á lên 200.000 vào năm 2032.
Nếu đang cân nhắc việc chọn Hàn Quốc làm điểm du học, bạn hãy tham khảo bảng xếp hạng trường hàng đầu Hàn Quốc năm 2018 của THE.
1. Đại học Quốc gia Seoul (SNU)
Được coi là một trong những trường danh tiếng nhất Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul mang đến cho sinh viên cơ hội học tập tại trung tâm thủ đô, nơi thường được xếp nhóm thành phố tốt nhất thế giới về giáo dục đại học.
Đại học Quốc gia Seoul. Ảnh: Flickr
SNU có 16 đại học thành viên, một trường sau đại học và 10 đại học chuyên nghiệp cung cấp hàng trăm khóa học hệ đại học, sau đại học và tiến sĩ. Hiện, trường được THE xếp hạng 75 thế giới.
Cựu sinh viên nổi tiếng của Đại học Quốc gia Seoul có thể kể đến như cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon, cựu Chủ tịch Tòa án Hình sự quốc tế Song Sang-hyun hay Lee Jong-wook – người từng đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới.
2. Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST)
Được thành lập bởi Chính phủ vào năm 1971 với sự giúp đỡ của các cố vấn người Mỹ, KAIST là trường khoa học và công nghệ, nghiên cứu đầu tiên của Hàn Quốc. Năm 2018, trường được THE xếp hạng 95 thế giới.
KAIST có hệ thống học thuật sáng tạo, được phép hoạt động độc lập với chương trình giảng dạy của chính phủ và các quy tắc tuyển sinh chung áp dụng với đại học khác. Sinh viên được phép tham gia các khóa học trước khi chọn chuyên ngành và được phép chuyển đổi khóa học bất kỳ lúc nào. Hơn 80% khóa học tại KAIST được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Việc giảng dạy, nghiên cứu tiên tiến được thực hiện tại đại học như KAIST là một trong những lý do khiến Hàn Quốc nổi tiếng về năng lực công nghệ cao. Điện thoại thông minh, máy tính xách tay hoặc xe hơi của bạn có thể được thiết kế bởi một người tốt nghiệp từ ngôi trường này.
Video đang HOT
3. Đại học Sungkyunkwan
Đại học Sungkyunkwan được thành lập hơn 600 năm trước và là trường lâu đời nhất ở Đông Á. Trường có hai cơ sở đào tạo khoa học xã hội và nhân văn ở Seoul và khoa học tự nhiên ở Suwon.
Sungkyunkwan có chương trình trao đổi học thuật và quan hệ đối tác với 653 đại học ở 73 quốc gia, giúp sinh viên có thể lấy bằng kép từ trường và nhiều đại học uy tín trên toàn thế giới. Hiện, trường điều hành 33 chương trình đào tạo cấp bằng kép với các đối tác như Kỹ thuật và Kinh doanh của MIT (Mỹ), Đại học Bắc Kinh, Phúc Đán (Trung Quốc)… Đây cũng là trường đầu tiên tại Hàn Quốc cung cấp chương trình MBA hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Trên bảng xếp hạng thế giới, trường xếp thứ 111.
Đại học Sungkyunkwan. Ảnh: THE
4. Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH)
Được thành lập năm 1986 tại thành phố cảng đông nam Pohang, đại học nghiên cứu tập trung này là nơi đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, có khả năng nghiên cứu đẳng cấp quốc tế và có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác trong công nghiệp và thương mại.
Các hoạt động học tập và nghiên cứu tập trung vào khoa học, kỹ thuật với một số cơ sở vật chất hàng đầu cùng hơn 70 viện nghiên cứu. Ngoài ra, POSTECH có cơ sở song ngữ dành riêng cho sinh viên và giảng viên quốc tế.
Là tổ chức khá mới, lại do tư nhân điều hành, POSTECH nhanh chóng thăng hạng trên các bảng xếp hạng uy tín và có được sự công nhận của cộng đồng học thuật từ khắp thế giới. Hiện, trường được xếp thứ 137.
5. Đại học Hàn Quốc (KU)
Đại học Hàn Quốc được thành lập vào năm 1905, được coi là một trong những trường lâu đời, lớn và danh tiếng nhất Hàn Quốc. THE năm 2018 xếp trường trong nhóm 201-250 thế giới.
KU nổi tiếng với việc phát triển các chương trình giáo dục quốc tế. Trường có nhiều cơ sở đặt ở nước ngoài và có nhiều quan hệ đối tác giúp chương trình trao đổi sinh viên diễn ra thuận lợi. Ngoài việc gửi hơn 1.200 sinh viên ra nước ngoài mỗi năm, KU cũng chào đón 4.500 sinh viên quốc tế, trong đó có 2.000 em đang theo học, số còn lại là sinh viên trao đổi ngắn hạn.
Trường có rất nhiều câu lạc bộ và hiệp hội dành cho sinh viên như câu lạc bộ bóng bàn, guitar acoustic, bảo tồn môi trường hay những người chơi cờ Hàn Quốc.
Ngoài Đại học Hàn Quốc, có hai trường khác có chỉ số xếp hạng tương tự được THE chỉ ra là Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia Ulsan, Đại học Yonsei (cơ sở Seoul).
Dương Tâm
Theo Vnexpress
Góp ý sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Nên chuyển sang mô hình đại học tổ hợp
Đại học Quốc gia, Đại học vùng là các Đại học mang tính tổ hợp, bao gồm các Trường Đại học thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ. Mô hình Đại học như vậy phù hợp với các nước phát triển, phù hợp với Việt Nam vì gọn nhẹ và tường minh.
GS.TSKH. Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp ý như vậy về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.
GS Bùi Văn Ga
Chỉ nên có đại học 2 cấp
Theo GS Bùi Văn Ga, để hệ thống giáo dục đại học nước ta tường minh, phù hợp với hệ thống giáo dục đại học thế giới thì chỉ nên bao gồm: Đại học (University/Université) và Trường Đại học(College/Ecole Supérieure).
Trường đại học do Thủ tướng quyết định thành lập, gồm các khoa (Faculty/Faculté) và viện nghiên cứu (Institute/Institut).
Đại học do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, gồm các trường chuyên ngành (School/Ecole), khoa, các viện nghiên cứu; Đại học Quốc gia, Đại học vùng do Chính phủ quyết định thành lập, gồm các Trường Đại học thành viên.
Trường chuyên ngành do Đại học quyết định thành lập, gồm các Bộ môn và Trung tâm nghiên cứu.
Hệ thống gọn nhẹ, tường minh
Phân tích về ưu điểm của hệ thống giáo dục Đại học trên, GS Ga cho rằng, hệ thống đại học chỉ còn các Đại học và các Trường đại học. Tất cả các viện nghiên cứu có đào tạo sẽ trở thành đơn vị thành viên của Đại học hay Trường Đại học. Chỉ có Đại học và Trường Đại học mới có tư cách pháp nhân cấp bằng trình độ đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Về lâu dài hệ thống giáo dục Đại học nước ta gồm các Đại học lớn là chính. Các trường Đại học còn lại chỉ đào tạo những chuyên ngành chuyên biệt, đặc thù. Trong các Đại học cần có sự phân biệt Đại học mang tính tổng hợp và Đại học mang tính tổ hợp. Các Đại học này khi dịch sang tiếng nước ngoài đều là University/Université nhưng khác nhau về nội hàm sẽ được làm rõ trong các văn bản dưới luật.
Đại học (mang tính tổng hợp) có các Trường chuyên ngành. Các trường chuyên ngành này không có tư cách pháp nhân như trường Đại học. Các Trường Đại học có thể sáp nhập vào Đại học và được cấu trúc lại thành các trường chuyên ngành/khoa/viện của Đại học. Sau khi Luật sửa đổi ra đời chúng ta có thể thành lập được ngay một số Đại học (mang tính tổng hợp). Ví dụ Đại học Cần Thơ có Trường Công nghệ thông tin, Trường Nông nghiệp, Viện Lúa, Viện Môi trường...hoặc Đại học Bách Khoa Hà Nội có Trường Điện, Trường Luyện kim, Trường Cơ khí...
Đại học Quốc gia, Đại học vùng là các Đại học mang tính tổ hợp, bao gồm các Trường Đại học thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ. Hiện nay 2 Đại học quốc gia và 3 Đại học vùng đã theo mô hình này. Sau khi Luật sửa đổi ra đời có thể thành lập thêm các Đại học mới ví dụ như Đại học Vinh là tổ hợp các trường Đại học trên địa bàn Nghệ An hay Đại học Đồng Nai bao gồm các trường Đại học thành viên trên địa bàn khu vực...
Mô hình Đại học như vậy phù hợp với các nước phát triển. Cộng hòa Pháp hiện nay cũng đổi mới hệ thống giáo dục đại học theo mô hình tổ chức các đại học vùng trên cơ sở tổ hợp các trường đại học trên cùng địa bàn.
Tiếp tục phát huy những thành quả 25 năm thực hiện của Đại học Quốc gia, Đại học vùng
Theo GS Ga, trong giai đoạn quản lý giáo dục đại học tập trung, nhờ cơ chế tự chủ cao, các Đại học Quốc gia, Đại học Vùng đã sử dụng hiệu quả nguồn lực dùng chung để nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập quốc tế.
Bước đầu các Đại học này đã tham gia kiểm định, xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học thế giới và đã đạt được những kết quả nhất định. Những kinh nghiệm của Đại học quốc gia, Đại học vùng đã được đúc kết đưa vào các Nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục đại học.
Đồng thời những kinh nghiệm đó cũng góp phần tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng các cơ chế, chính sách của Chính phủ về phát triển giáo dục Đại học trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nhất là vấn đề đẩy mạnh tự chủ đại học.
"Trong bối cảnh cạnh tranh hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển hệ thống giáo dục đại học nhỏ lẻ, manh mún không còn mang lại hiệu quả đầu tư, không đủ sức cạnh tranh, xếp hạng. Vì thế việc tổ chức lại hệ thống đại học, hình thành nên những đại học có qui mô lớn, đầu tư tập trung, đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở kinh nghiệm của các Đại học Quốc gia, Đại học vùng là cần thiết". - GS Ga nhấn mạnh.
Giảm đầu mối các đơn vị trực thuộc Bộ
GS Ga cho rằng, trên thực tế, các Đại học Quốc gia, Đại học Vùng hiện nay có nhiều trường Đại học thành viên có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nếu không có các đại học Quốc gia, Đại học vùng thì số đầu mối trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ tăng thêm ít nhất 30 cơ quan so với hiện nay. Khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi ra đời, sự hình thành các Đại học mới sẽ tiếp tục rút giảm các đầu mối cơ sở giáo dục đại học, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Điều này phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Theo GS Ga, nhờ cơ cấu hệ thống tường minh nên các Đại học, các Trường Đại học dễ dàng kết nối với hệ thống giáo dục đại học quốc tế để trao đổi sinh viên, giáo viên, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ lẫn nhau và đồng cấp bằng. Việc dịch sang tiếng nước ngoài cũng thuận lợi, nhất quán, không gây nhầm lẫn như hệ thống giáo dục đại học hiện nay.
Việc tổ chức, sắp xếp lại các Đại học theo mô hình mới một mặt đảm bảo được tính hiệu quả nhưng mặt khác cũng hạn chế được tối đa những xáo trộn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực không mong muốn đến hoạt động chung của hệ thống giáo dục đại học của chúng ta.
Hồng Hạnh ( ghi)
Theo Dân trí
12 đại học đẹp bậc nhất nước Mỹ Bên cạnh danh tiếng học thuật, những tòa nhà có niên đại hàng trăm năm và khuôn viên ngập tràn cây xanh là điểm cộng lớn của các đại học. Đại học Baylor Ngôi trường tư thục ở Texas là một trong những đại học có khuôn viên ấn tượng nhất nước Mỹ, thuộc top 50 do tạp chí du lịch Conde Nast...