5 cuốn sách đầy ý nghĩa với các thầy cô trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Lứa tuổi học trò chính là thời gian hồn nhiên, đáng yêu nhất. Cho dù bạn vẫn còn đến lớp hay đã rời ghế nhà trường thì những cảm xúc, những kỉ niệm về thầy cô, mái trường hẳn vẫn còn đó.
Và đây là 5 cuốn sách liên quan đến nghề giáo không chỉ dành riêng cho các thế hệ học trò mà còn là món quà tinh thần quí giá gửi đến người thầy thầm lặng gieo mầm tri thức cho cuộc đời của bạn.
Bụi Phấn
Cuốn sách sẽ như một cỗ máy thời gian đưa người đọc trở về với ký ức tuổi thơ thân thương dưới mái trường, với những bài kiểm tra… qua những trang sách. Một miền ký ức tươi đẹp đủ để bạn nhận ra quá trình trưởng thành của mỗi người vốn không hề đơn giản và nhanh chóng như ta đã từng nghĩ.
Những câu chuyện ấn tượng, sâu sắc, gần gũi về tình thầy trò sẽ giúp người đọc nhìn thấy chính mình trong đó. Bạn đọc sẽ được xem bức thư nổi tiếng của t ổng thống Abraham Lincoln gửi thầy giáo của con trai, những câu nói ấn tượng của các danh nhân như William Arthur Ward, Albert Camus… về người thầy của mình. Bạn sẽ tự nhận ra mình đã may mắn được yêu thương, dạy dỗ và gieo những hạt mầm tri thức để trở thành người có ích cho xã hội như thế nào.
Sức mạnh của sự tử tế
Tử tế vốn là điều đầu tiên mà thầy cô luôn muốn truyền đạt cho những người học trò của mình ngay từ những ngày đầu tiên đến lớp bằng những hành động nhỏ. Sức mạnh của sự tử tế tập hợp những câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa về sự tử tế mỗi ngày. Một hành động tử tế nhỏ bé có thể tạo ra sự khác biệt lớn lao cho một ngày, thậm chí là cả cuộc đời, của ai đó. Bạn sẽ gặp gỡ những con người bình dị, làm những việc tử tế xuất phát từ trái tim chứ không mong đợi được trả ơn, để rồi sau đó cả cuộc đời của họ lẫn người được họ giúp đỡ đều thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn. Chẳng phải đây là những bài học đầu tiên mà thầy cô gửi đến cho bạn và mong muốn bạn thực hành chúng hằng ngày để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
“Tử tế là chia sẻ tấm lòng của bạn để giúp trái tim ai đó rộn ràng hơn và nụ cười của họ vui tươi hơn”. Trích sách Sức mạnh của sự tử tế
Tôi đi học
Tôi đi học là cuốn tự truyện đầu tiên của nhà văn – Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, người thầy được rất nhiều người kính trọng bởi nghị lực phi thường. Cuốn sách là câu chuyện cảm động về hành trình tập viết bằng chân của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký từ lúc chưa học lớp một đến khi trưởng thành.
Cuốn sách mỏng nhưng lại chứa đựng rất nhiều câu chuyện cảm động, để ta biết rằng không chướng ngại gì có thể ngăn cản ước mơ của một con người mạnh mẽ và quyết tâm, nhất là khi họ còn có được tình thương và sự ủng hộ không ngừng của bạn bè thầy cô, gia đình và xã hội.
Video đang HOT
Kể từ lần xuất bản lần đầu tiên năm 1970, Tôi đi học của chàng sinh viên viết bằng chân trở thành cuốn sách không thể thiếu của nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam. Sau 35 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, thầy Nguyễn Ngọc Ký vinh dự được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.
Tâm huyết trao đời
Nếu như Tôi đi học là cuốn tự truyện xúc động về hành trình đi học và quyết định theo đuổi nghề giáo của mình thì cuốn sách Tâm huyết trao đời là quyển sách cuối cùng của người viết ‘Bài ca sư phạm’ bằng đôi chân kỳ diệu.
Với gần 50 câu chuyện trong quyển tự truyện Tâm huyết trao đời, nội dung bao quát khoảng thời gian từ lúc chàng sinh viên Nguyễn Ngọc Ký tốt nghiệp đại học Tổng hợp Hà Nội, theo lời khuyên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về quê dạy học, trở thành giáo viên dạy giỏi của toàn ngành; đến khi công tác tại Phòng Giáo dục, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) và nghỉ hưu vào năm 2005. Qua những câu chuyện này, bạn đọc sẽ thấy và ngưỡng mộ một con người tuy bị tàn tật về thân thể nhưng mạnh mẽ về trí tuệ, tinh thần, yêu đời, yêu nghề. Kiên cường vượt lên những thử thách nghiệt ngã của số phận và đã làm nên điều tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể làm được.
Thầy Nguyễn Ngọc Ký không chỉ thắp sáng cuộc đời mình bằng ý chí, bằng nghị lực mà còn thắp sáng cho bao nhiêu thế hệ học sinh bằng tất cả tâm huyết của mình.
Tâm hồn cao thượng
Những câu chuyện trong Tâm hồn cao thượng viết theo thể văn nhật ký thông qua lời của cậu bé 10 tuổi, người Ý có tên là Enico Bottini. Đó chỉ là những câu chuyện nhỏ, diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm học lớp 3 của Enrico dưới góc nhìn của một cậu bé có xuất thân từ tầng lớp thượng lưu đang sống hòa nhập cùng bạn bè trang lứa có xuất thân từ tầng lớp lao động.
Trong thế giới trẻ thơ đó vẫn có những va đập bất đồng diễn ra liên tục. Bất ngờ là sau những va đập đó, những mảnh vỡ nhặt được lại lóng lánh giá trị sống: lòng yêu nước, sự chân thành và hơn cả, là sự tử tế của mỗi con người.
Tuy là chuyện của trẻ con nhưng nội dung lại ẩn chứa những vấn đề mà toàn xã hội đang rất quan tâm, đó là làm sao xây dựng một tâm hồn đẹp và trong sáng trong cao thượng từ mỗi con người.
Qua tác phẩm Tâm hồn cao thượng nhà văn Edmondo De Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.
Hơn 130 năm kể từ ngày ra đời, và gần 70 năm đến với người Việt qua bản dịch của tác giả Hà Mai Anh, tác phẩm “Tâm hồn cao thượng” của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis vẫn là cuốn sách “gối đầu giường” của bao thế hệ bạn đọc.
Việt Khang
Theo motthegioi
Nhiều thầy cô chạnh buồn trong ngày Nhà giáo Việt Nam!
Có nhiều giáo viên nói rằng giá như đừng có ngày Nhà giáo Việt Nam thì họ lại đỡ tủi, đỡ chạnh lòng trước đồng nghiệp và học trò của mình.
Mỗi năm, ngành Giáo dục có một ngày để tôn vinh thầy cô giáo, tôn vinh nghề dạy học đó là ngày 20/11. Tâm trạng chung của nhiều thầy cô giáo là có một cảm giác vui vẻ vì xã hội, phụ huynh, học sinh quan tâm, nhớ đến mình.
Thế nhưng, trong ngày Lễ này cũng có một bộ phận rất lớn giáo viên chạnh buồn, hẫng hụt bởi họ bị quên lãng ngay cả khi đang trực tiếp giảng dạy cho học trò. Đó là những giáo viên dạy các môn phụ, những giáo viên không chủ nhiệm lớp.
Dù ai cũng biết rằng phần lớn những món quà học sinh tặng thầy cô chỉ mang ý nghĩa tượng trưng chứ không có giá trị về vật chất. Song, nỗi buồn bị bỏ rơi ấy vẫn len lỏi vào nỗi lòng của nhiều thầy cô đang trực tiếp giảng dạy.
Ngày Nhà giáo Việt Nam không phải giáo viên nào cũng có trọn niềm vui (Ảnh minh họa: toquoc.vn)
Đối với những khu vực đô thị lớn và với một số phụ huynh có điều kiện thì chuyện tặng phong bì hay những món quà xa xỉ cho thầy cô giáo đang dạy con mình có lẽ cũng không có gì xa lạ.
Một bộ phận thầy cô khi nhận những phong bì mà cá nhân học trò tặng cũng có mà nhận theo hình thức đại diện lớp tặng cũng có.
Bởi, nhiều nơi đó là "nét văn hóa" hình thành đã nhiều năm. Nhưng, thực tế thì chuyện tặng phong bì cho thầy cô giáo thường ít khi xảy ra và không phải giáo viên nào cũng nhận phong bì của phụ huynh và học sinh.
Những món quà mà phụ huynh và học sinh tặng cho thầy cô giáo nhân ngày 20/11 thường là những vài bông hoa, quyển sổ, cây bút, lọ dầu gội đầu, nước hoa, sữa tắm...
Những học sinh lớn hoặc ở khu vực có điều kiện thì phụ huynh và học sinh tặng thầy cô chiếc áo sơ mi, cái cà vạt, cái thắt lưng, miếng vải may áo dài...
Tuy nhiên, không phải là giáo viên nào cũng được phụ huynh và học sinh quan tâm.
Ngay cả những khu vực đô thị thì cũng có những giáo viên thường xuyên nhận quà từ phụ huynh và học sinh trong ngày 20/11 thì cũng có nhiều giáo viên không bao giờ được tặng quà hay nhận một lời chúc trong ngày Nhà giáo Việt Nam.
Đó là những giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Công nghệ... và những giáo viên không chủ nhiệm lớp.
Thực tế là cấp tiểu học thì phụ huynh chỉ tặng quà cho thầy cô chủ nhiệm con mình. Các cấp học cao hơn thì cũng chỉ là giáo viên chủ nhiệm và một vài học sinh quan tâm đến những thầy cô dạy các môn chính.
Ngay cả những thầy cô đang trực tiếp ôn thi học sinh giỏi cho học trò thì cũng ít khi nhận được một lời chúc mộc mạc, một tin nhắn của học trò dành cho mình.
Ngày vui nhưng luôn xen lẫn nỗi buồn...
Thực tế, không mấy giáo viên quan trọng chuyện tặng quà của học trò cho mình bởi khi theo đuổi nghề giáo thì thầy cô hiểu rõ được môn mình đang dạy, hiểu được cái nghề của mình theo đuổi, hiểu được niềm vui, hạnh phúc và cả sự bạc bẽo của nghề.
Thế nhưng, cảm xúc con người thì những buồn vui trong cuộc sống là không tránh khỏi. Vì thế, nhiều thầy cô cảm thấy chạnh lòng trong ngày 20/11 bởi chứng kiến rất nhiều những câu chuyện diễn ra trước mắt mình.
Trong quá trình diễn ra buổi lễ, nhiều khi giáo viên chứng kiến một số phụ huynh vào hỏi thăm cô, thầy chủ nhiệm của con mình. Phụ huynh bắt tay cười nói với giáo viên chủ nhiệm với đầy những lời hoa mỹ để cảm ơn.
Ngay cạnh bên giáo viên chủ nhiệm đang ngồi cũng là những thầy cô đang dạy con họ thì lại không nhận được một chút tín hiệu xã giao dù chỉ là cái gật đầu...
Nhiều khi các thầy cô đang ngồi trong buổi lễ thấy một số học sinh len lỏi qua các dãy bàn ghế, đi qua các thầy cô giáo bộ môn để tặng hoa, tặng quà cho giáo viên chủ nhiệm.
Những khi ấy, dù không so đo gì nhưng tất nhiên sẽ có nhiều thầy cô thoáng buồn. Cái cảm giác chênh chao trong lòng của nhiều thầy cô lại xuất hiện.
Có nhiều giáo viên nói rằng giá như đừng có ngày Nhà giáo Việt Nam thì họ lại đỡ tủi, đỡ chạnh lòng trước đồng nghiệp và học trò của mình.
Nỗi niềm giáo viên môn phụ không chỉ bị học sinh học qua loa, đối phó trên lớp mà nhiều khi khó nói thành lời. Đến ngày Nhà giáo Việt Nam cũng không mấy khi được học sinh đoái hoài đến thầy cô của mình, dù chỉ là một lời chúc giản đơn thôi.
Vậy nên, nhiều giáo viên môn phụ rất ngại đến trường vào ngày này. Họ không đến không phải là vì những món quà của phụ huynh và học sinh mà vì nỗi buồn thường xâm lấn, bủa vây...
Giá như phụ huynh và học trò đừng tặng quà cho thầy cô giáo như hàng chục năm trước đây thì nét đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo sẽ đẹp biết bao nhiêu! Nhiều giáo viên không phải buồn, không phải xót xa...
NHẬT DUY
Theo giaoduc.net
Tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Ai thương giáo viên "trơn" chúng tôi? Tháng 11 với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, chuyên môn tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhưng ẩn đằng sau đó, những nỗi niềm của những giáo viên về tháng "trời hành", không mong muốn có ngày 20/11 này mà không dám thổ lộ. Tự múa ...tự vỗ tay Để có những tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Nhà...