5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua
Đây là 5 công nghệ quan trọng nhất trong thập kỷ qua đã làm thay đổi cách thức hoạt động của mạng vô tuyến.
Đầu năm 2010, công nghệ dành cho thế hệ thông tin di động thứ 4 (4G) được gọi là Tiến hóa dài hạn (LTE – Long Term Evolution) đã bắt đầu. Lúc đó, nghẽn mạng đã trở thành một vấn đề lớn và mạng được tối ưu tự động (SDN – Software-defined networking) chưa được sử dụng như một giải pháp hiệu quả.
Nhìn lại 10 năm, LTE đã lùi vào dĩ vãng, khi các nhà mạng chuyển sang quan tâm tới việc triển khai 5G. Dùng wifi để tiết kiệm kết nối dữ liệu di động đã chỉ còn trong quá khứ, thuật ngữ lạc hậu về giao tiếp giữa thiết bị với nhau (M2M) cũng đã được thay thế bằng IoT, và SDN đang trở thành một chìa khóa quan trọng cho 5G trong tương lai.
Và sau đây là 5 công nghệ quan trọng nhất trong thập kỷ qua đã làm thay đổi cách thức hoạt động của mạng vô tuyến.
1. LTE chấm dứt cuộc chiến giữa CDMA và GSM
Verizon một trong những nhà khai thác mạng di động lớn nhất của Hoa Kỳ đã triển khai mạng LTE trên toàn quốc vào năm 2010 và điều đó thực sự đã đưa Hoa Kỳ trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ mạng vô tuyến. Trước đó, Hoa Kỳ luôn là người đi sau về công nghệ. Châu Âu đi đầu về công nghệ GSM và châu Á mở đường cho công nghệ CDMA.
5 công nghệ vô tuyến lớn nhất phát triển trong thập kỷ qua
Sự ra mắt LTE của Verizon cũng đã đưa nhà khai thác ra khỏi con đường phát triển mạng CDMA và gây áp lực lên đối thủ AT&T (một nhà khai thác GSM vào thời điểm đó) để đẩy mạnh trò chơi công nghệ mạng của mình và chuyển sang LTE.
2. Giảm tải Wi-Fi đã giúp các nhà khai thác quản lý vụ nổ trong lưu lượng dữ liệu
Sự tắc nghẽn mạng là một vấn đề lớn trong thập kỷ qua và sẽ tiếp tục trong thập kỹ tới vì người dùng dường như có nhu cầu rất lớn để xem video. Theo Báo cáo di động tháng 11/2019 của Ericsson, lưu lượng video trên mạng di động chiếm 60% tổng lưu lượng dữ liệu di động và dự kiến sẽ tăng lên 75% tổng lưu lượng dữ liệu vào năm 2025.
Các nhà khai thác phải nghiên cứu các kỹ thuật quản lý dữ liệu khác nhau để họ có thể xử lý nhu cầu dữ liệu của người dùng. Một trong những kỹ thuật đó là giảm tải lưu lượng truy cập vào mạng Wi-Fi để có thêm dung lượng. AT&T thậm chí đã mua một công ty Wi-Fi có tên Wayport vào năm 2008 như một cách để kết hợp các điểm nóng của nó vào vùng phủ sóng của AT&T. Hiện nay, công ty Wi-Fi Boingo cho biết họ có thỏa thuận giảm tải với một số nhà khai thác lớn của Mỹ.
3. IoT trở thành một phần quan trọng trong mô hình kinh doanh của các nhà khai thác
Mặc dù thuật ngữ “Internet vạn vật” thực sự được đặt ra vào năm 1999, nhưng nó thực sự đã đạt được sức hút trong thập kỷ qua như là một thuật ngữ cập nhật hơn cho những gì ngành công nghiệp thường gọi là truyền thông máy-máy (M2M – Machine to Machine). Trong thập kỷ qua, các nhà khai thác bắt đầu có cái nhìn nghiêm túc về IoT như một doanh nghiệp khả thi với tiềm năng lâu dài.
Ban đầu, các nhà khai thác đã sử dụng mạng 2G và 3G kế thừa của họ cho lưu lượng IoT của họ, nhưng vào năm 2017 AT&T và Verizon đã triển khai mạng LTE-M để xử lý một phần lớn lưu lượng IoT của họ.
Sau đó vào năm 2019, T-Mobile đã ra mắt mạng IoT băng thông hẹp (NB-IoT – Narrowband IoT) đầu tiên trên toàn quốc, có thể hoạt động cùng với mạng LTE hiện tại của nhà khai thác và không can thiệp vào lưu lượng khác. NB-IoT cung cấp tốc độ tải xuống chậm hơn LTE-M (trong khoảng từ 100 đến 250 Kbps) nhưng nó cũng cung cấp thời lượng pin 10 năm cho các thiết bị NB-IoT. Verizon và AT&T đã theo dõi một thời gian ngắn sau đó ra mắt mạng NB-IoT của riêng họ. Sprint cho đến nay mới chỉ ra mắt mạng LTE-M.
Theo báo cáo Di động tháng 11/2019 của Ericsson, có khoảng 1,3 tỷ kết nối IoT di động trên toàn cầu trong năm nay nhưng con số này dự kiến sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2025.
4. Các tế bào nhỏ (small cell) cải thiện vùng phủ sóng và bổ dung dung lượng cho mạng
Các small cell bắt đầu phát triển vào đầu thập kỷ này như một cách để các nhà khai thác mạng cải thiện phạm vi phủ sóng và tăng thêm dung lượng cho các vùng cần thiết. Các small cell không phải là sự thay thế cho mạng macro, mà thay vào đó là một công nghệ bổ sung có thể được triển khai trong nhà hoặc ngoài trời tùy thuộc vào trường hợp sử dụng. Các small cell có thể được triển khai trong băng tần được cấp phép và không được cấp phép và chúng có các kích cỡ, hình dạng và mức công suất khác nhau.
Vào tháng 10/2014, Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã phê duyệt các quy định về thiết kế để đẩy nhanh việc triển khai các small cell. Các quy định này tạo thuận lợi hơn cho việc đặt thiết bị vào không chỉ các tòa nhà và tháp di động mà còn cả các cột tiện ích.
Năm 2018, Diễn đàn small cell dự báo có khoảng 400.000 small cell sẽ được triển khai ở Bắc Mỹ vào năm đó và tổ chức ước tính đến năm 2020 các doanh nghiệp sẽ triển khai tổng cộng 552.000 small cell ở Bắc Mỹ.
5. Tổng hợp sóng mang cho phép các nhà khai thác kết hợp phổ tần
Tổng hợp sóng mang là một khái niệm phức tạp, nhưng lợi ích là dễ hiểu. Về cơ bản, đây là một kỹ thuật trong đó một nhà khai thác kết hợp nhiều khối tần số của phổ tần (được gọi là sóng mang thành phần) và gán chúng cho cùng một người dùng như một cách để tăng tốc độ dữ liệu.
Tổng hợp sóng mang là một tính năng chính của LTE-Advanced và các nhà khai thác bắt đầu triển khai nó vào năm 2014 và 2015 như một cách để cung cấp thêm băng thông cho người dùng. Tập hợp sóng mang được coi là một cách tốt để quản lý tài nguyên phổ tần và cũng tăng dung lượng mạng, cung cấp tốc độ dữ liệu cao hơn và cải thiện cân bằng tải trên mạng vô tuyến.
Cho đến nay kỹ thuật tổng hợp sóng mang chưa được triển khai trên mạng 5G. Tuy nhiên, đó là một trong nhiều kỹ thuật thông minh mà ngành công nghiệp viễn thông đang sử dụng để tăng thêm công suất từ phổ tần hiện có. Chia sẻ phổ tần động (DSS) là một khái niệm thú vị khác. DSS là một phần của Phiên bản 3GPP 15 và nó cho phép các nhà khai thác phân bổ linh hoạt một số phổ 4G hiện có của họ cho 5G và sử dụng các giao diện vô tuyến hiện có (miễn là có khả năng tương thích với chuẩn vô tuyến mới của 5G (5G New Radio) để cung cấp dịch vụ 5G.
DSS là quá sớm để có mặt trong danh sách này, nó dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2020 nhưng cho đến nay các nhà khai thác mới chỉ tiến hành thử nghiệm công nghệ.
Theo viet nam net
Vì sao mạng 5G vẫn chưa thể thay thế sớm 4G?
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và xóa bỏ một số hiểu lầm không đáng có về mạng di động 5G trong bài viết này.
Video đang HOT
Một số mẫu điện thoại như LG V50 ThinQ đã hỗ trợ mạng 5G
Thế hệ mạng di động tiếp theo nổi bật với khả năng truy cập tốc độ cao và được gọi là 5G, hiện đã có mặt ở một số khu vực tại Mỹ và các quốc gia như Hàn Quốc, Anh và Úc. Tại Việt Nam, một số nhà mạng đã bắt đầu thử nghiệm 5G ở quy mô nhỏ. Bắt đầu từ ngày 21.9, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã triển khai phát sóng 5G và đưa vào khai thác hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) tại TP.HCM. Nhưng trước khi mạng di động này phổ biến, vẫn còn nhiều quan điểm sai lầm xung quanh nó và công nghệ mới của nó.
Những sự nhầm lẫn này có thể hiểu được, 5G sẽ có tác động lớn đến hệ sinh thái di động và IoT trên toàn thế giới, do vậy vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra. Khi 5G bắt đầu được triển khai ở diện rộng vào năm sau và dự kiến sẽ đạt ngưỡng 1 tỉ người dùng vào năm 2023, mạng 5G sẽ đóng vai trò thay đổi cuộc chơi và tạo đà phát triển cho các công nghệ khác như xe tự lái, máy bay không người lái và IoT.
Để hiểu thêm về 5G, chúng ta hãy cùng làm rõ một số quan niệm dễ nhầm lẫn về công nghệ sóng di động mới này qua bài viết của trang CNET dưới đây:
5G có an toàn không?
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của mọi người về 5G là tần số vô tuyến của mạng di động này có an toàn hay không, khi mà nó được đồn đoán là tạo ra phóng xạ và gây ung thư. Mối lo ngại này có thể xuất phát từ một báo cáo vào năm 2011 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, bức xạ di động nên được liệt kê là yếu tố "có thể gây ung thư cho con người". Thậm chí, một nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ vào năm 2016 còn cho thấy có mối liên hệ giữa bức xạ của tần số vô tuyến (dùng trong các mạng di động) và bệnh ung thư ở chuột, và các dòng điện thoại phổ biến như iPhone hay Samsung Galaxy bị phát hiện là có lượng bức xạ vượt quá ngưỡng bức xạ của tần số vô tuyến mà Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đặt ra.
Nhưng có vẻ như mối liên kết giữa ung thư và điện thoại đang bị cường điệu quá mức, bởi ngay cả nhiên liệu diesel, lô hội và các thực phẩm ngâm ủ, chiên rán hằng ngày đều cũng có nguy cơ gây ung thư. Trong đó, nghiên cứu năm 2016 nói trên cũng cho thấy, chuột đực có mức phóng xạ vượt mức mà con người gặp phải khi dùng điện thoại.
Dù vẫn còn quá sớm để tự tin bỏ qua hoàn toàn các cảnh báo về ảnh hưởng của sóng di động nói chung và sóng 5G nói riêng với sức khỏe của con người, nhưng trước mắt có thể tạm gác lại mối quan ngại này khi FCC vừa đưa ra kết luận rằng, chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào đối với các thiết bị sử dụng công nghệ 5G đối với sức khỏe con người, kể cả các thiết bị sử dụng tần số có bước sóng thấp.
5G sẽ thay thế 4G và bạn sẽ cần một điện thoại mới hỗ trợ công nghệ này?
Dù chắc chắn bạn sẽ cần một điện thoại hỗ trợ 5G để sử dụng mạng 5G, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải đổi qua điện thoại 5G để tận dụng các lợi ích về tốc độ của nó. Trên thực tế, kể cả khi 5G ra mắt, bạn cũng có thể trải nghiệm kết nối 4G nhanh hơn trước. Ngoài ra, 5G sẽ không thay thế hoàn toàn 4G, thay vào đó nó được xây dựng dựa trên các mạng 4G hiện có.
Dự kiến, các nhà mạng lớn ở Mỹ và trên thế giới sẽ cần rất nhiều thời gian để triển khai mạng 5G ở quy mô toàn quốc và ngay cả khi 5G hỗ trợ ở khu vực bạn đang sống, chiếc điện thoại của bạn vẫn chưa bị lỗi thời và hoàn toàn hoạt động tốt với mạng 4G đang hoạt động song song với 5G ở khu vực đó.
5G nhanh hơn nhưng không phải là thứ mà bạn bắt buộc phải chạy theo
Nhưng điện thoại hiện tại của tôi sẽ truy cập nhanh hơn?
Theo báo cáo của hiệp hội di động GSMA Intelligence, dự kiến vào năm 2025 sẽ có khoảng 15% thiết bị di động kết nối mạng 5G trên toàn cầu. Cùng lúc đó, mạng 4G sẽ tăng sự hiện diện từ mức 43% vào năm 2018 lên mức 59% vào năm 2025. Tóm lại, 5G sẽ không thay thế hoàn toàn mạng 4G, tương tự khi 4G ra mắt cũng không thể thay thế 3G hoàn toàn.
Ngoài ra, người dùng mạng 4G có thể sẽ nhận thấy tốc độ truy cập mạng di động nhanh hơn khi 5G ra mắt, sở dĩ có nghịch lý này vì hai lý do: Sự chia sẻ phổ sóng động (dynamic spectrum sharing - DSS) và sóng mang (sóng lai). Xuất hiện tại Mỹ vào năm sau, công nghệ DSS cho phép các nhà mạng dùng chung băng tần cho 4G và 5G, khi mọi người chuyển sang "làn" 5G, làn 4G sẽ mở cho các thiết bị gia dụng thông minh hoặc các thiết bị di động còn mắc kẹt ở 4G, khi nhiều người rời khỏi làn 4G, băng thông và tốc độ của nó cũng sẽ tăng lên.
Theo các nhà mạng, việc gộp sóng này tạo ra một hiệu suất và công suất "khổng lồ". Bên cạnh đó, 5G cũng được xây dựng trên công nghệ 4G, nên bạn sẽ có dịp trải nghiệm độ trễ 4G thấp hơn (hay còn gọi là thời gian của điện thoại bạn khi ping mạng và nhận phản hồi mạng) khi các nhà mạng phát triển sóng 5G.
5G sẽ buộc bạn phải dùng gói dữ liệu không giới hạn?
Nhiều khả năng là vậy. Hiện ở Mỹ, nhà mạng Verizon có bốn gói không giới hạn và ba trong số đó đi kèm với thuê bao 5G và tăng thêm 10 USD/tháng so với các gói khác. Để trải nghiệm 5G trên mạng Sprint cũng tương tự và T-Mobile (dự kiến sáp nhập với Sprint) cho biết dịch vụ 5G của họ sẽ không giới hạn dung lượng nhưng không đắt hơn nhiều so với gói 4G hiện có. Trong khi mạng 5G của AT & T ở Mỹ hiện mới chỉ dành cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các nhà mạng chưa triển khai 5G nhưng dự kiến với tốc độ truy cập nhanh và chi phí đắt đỏ, sẽ có những ràng buộc nhất định đối với các gói cước 5G.
Nhìn chung, các gói 5G sẽ có giá đắt hơn và đừng hy vọng các nhà mạng sẽ chia sẻ minh bạch về các gói cước mới này. Theo CNET, "mạng 4G đã không còn quá đắt đỏ so với khi ra mắt và bạn chỉ cần mua một chiếc điện thoại tầm trung trở lên là có thể tận dụng mạng 4G. Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi theo thời gian, kể từ khi 4G ra mắt, các nhà mạng đã không còn dám cung cấp gói 4G không giới hạn (về cả tốc độ lẫn dung lượng)".
5G có thể cho phép bạn phát video trực tuyến ở chất lượng cao nhất?
Không nhất thiết phải là mạng 5G, vì điều này còn tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ truyền phát video cũng như gói cước thuê bao của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang xem phim trên Netflix với gói cước cơ bản (khoảng 180.000 đồng/tháng) thì chỉ có thể xem ở chất lượng Full HD, trong khi nếu thuê bao ở gói cước cao cấp (và đắt đỏ hơn) thì có thể xem với nội dung 4K. Chưa kể, nếu thiết bị của bạn có màn hình chỉ Full HD thì việc xem nội dung độ phân giải cao hơn cũng không có nhiều khác biệt.
5G sẽ cho phép triển khai phẫu thuật từ xa hoặc thúc đẩy xe tự hành?
Trở lại tại MWC 2019 hồi đầu năm, chúng ta đã có dịp chứng kiến thứ được quảng bá là "ca phẫu thuật đầu tiên qua mạng 5G" với sự tham gia của bác sĩ tư vấn và bác sĩ phẫu thuật từ một địa điểm khác. Các bác sĩ đã có thể gián tiếp hướng dẫn và vẽ phác đồ cho bệnh nhân theo thời gian thực để giúp bác sĩ phẫu thuật có thể xử lý ca bệnh.
Dù toàn bộ các ca phẫu thuật không phải lúc nào cũng tận dụng mạng 5G, nhưng có thể thấy nó sẽ góp phần cải thiện khả năng tư vấn và hỗ trợ phẫu thuật từ xa khi cần. Điều này đặc biệt hữu ích với các bác sĩ ở vùng sâu vùng xa hoặc các khu vực thiếu tay nghề khi cần xử lý các ca phẫu thuật phức tạp, tuy nhiên việc triển khai mạng 5G ở các khu vực này sẽ là một thách thức không nhỏ trong tương lai gần.
5G có thể mang lại lợi ích khác cho từng ngành theo những cách khác nhau, từ việc vẽ bản đồ địa hình theo thời gian thực cho đến việc cung cấp các thông tin phức tạp từ các cảm biến ở tốc độ cao, có thể được ứng dụng trong công nghệ thực tế ảo tăng tường (AR), xe tự hành hay các máy gia tốc hạt nhân.
5G sẽ thực sự xóa nhòa khoảng cách kỹ thuật số?
Điều này không chính xác! Dù Mỹ và một số quốc gia lớn như Anh, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Úc đang đi đầu trong việc triển khai mạng 5G, thì việc chuyển đổi từ 4G sang 5G vẫn vận hành theo dạng song song. Điều đó có nghĩa là phần lớn vẫn sẽ sử dụng 4G trong một thời gian dài nữa, trong khi các khu vực vùng sâu vùng xa thì việc tiếp cận internet có dây vẫn không thực sự thuận lợi, truy cập mạng 3G đôi khi vẫn còn xa xỉ chứ đừng nói đến 4G hay 5G, nơi mà sóng di động rất khó tiếp cận do vị trí địa lý phức tạp.
Theo Thanh Niên
Li-Fi: Kết nối không dây bằng sóng ánh sáng Con người thời công nghệ thông tin ngày nay đã quá quen thuộc với internet và kết nối thông qua sóng Wi-Fi, những thứ không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Hiện nay, những thiết bị điện tử dân dụng sử dụng kết nối không dây ngày càng trở nên phổ biến, trong khi phổ sóng vô tuyến 3G, 4G, 5G, Wi-Fi,...