5 chuyên ngành học triển vọng cho tương lai
Toán học, kỹ thuật và khoa học sẽ trở thành kỹ năng phổ biến của thị trường việc làm mới.
Trong bối cảnh tự động hóa ngày càng cao, nhiều ngành nghề sẽ không còn tồn tại. Tuy vậy, nền tảng mới về thương mại và giáo dục đã được đặt ra, các trường đại học và sinh viên tương lai không thể tụt lại phía sau. Theo ThinkBig, những chuyên ngành đại học dưới đây được cho là có giá trị nhất nhờ triển vọng tăng trưởng việc làm và sự phù hợp cho tương lai.
Tại Mỹ, ngành toán ứng dụng có tỷ lệ thất nghiệp chỉ khoảng 2% và nhận mức lương cao ngay sau khi tốt nghiệp.
Nền tảng của những công nghệ vĩ đại nhất được viết bằng ngôn ngữ toán học. Toán học là tiền đề cho nhiều ngành khoa học.
Ngày nay, ngành toán ứng dụng cho phép những sinh viên giỏi toán có thể khai thác kiến thức và tư duy toán học, áp dụng nó theo những cách mới trong các lĩnh vực mới nổi.
Tại Mỹ, ngành toán ứng dụng có tỷ lệ thất nghiệp chỉ khoảng 2% và nhận mức lương cao ngay sau khi tốt nghiệp. Nhà toán học được đánh giá cao trong các viện nghiên cứu, đơn vị sản xuất hóa chất và trong công ty khởi nghiệp.
Tương lai của thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) sẽ còn khiến ngành quảng cáo trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đô la.
Quảng cáo là một lĩnh vực năng động liên tục thay đổi. Nghề viết quảng cáo trước đây chỉ giới hạn trong quảng cáo in. Tuy nhiên, công việc này ngày càng phong phú với nhiều hình thức thể hiện khác nhau trên điện thoại thông minh và các phương tiện kỹ thuật số khác.
Tương lai của thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) sẽ còn khiến ngành quảng cáo trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đô la. Các công ty lớn như Alphabet và Facebook đã tạo ra một nhu cầu mới và không gian mới, giúp các công ty và khách hàng kết nối với nhau. Tiếp thị hoặc điều hành quảng cáo sẽ là lĩnh vực thương mại liên tục phát triển.
Video đang HOT
Hiện tại, các kỹ năng cần thiết để bước chân vào lĩnh vực robot thường đến từ nhiều bằng cấp kỹ thuật khác nhau.
Phát triển robot đã xuất hiện từ khoảng đầu thế kỷ 20, nhưng chưa bao giờ lĩnh vực này lại thú vị và hấp dẫn hơn bây giờ. Một số trường đại học có ngành học chuyên về robot, nhưng nhìn chung các kỹ năng cần thiết để bước chân vào lĩnh vực robot thường đến từ nhiều bằng cấp kỹ thuật khác nhau.
Kỹ năng cho lĩnh vực này bao gồm từ lập trình đến kỹ thuật cơ khí, và nền tảng tốt về khoa học máy tính hoặc kỹ thuật là một lợi thế. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào loại robot bạn muốn nghiên cứu.
Chẳng hạn, ngay cả các nhà tâm lý học cũng có thể có việc làm trong lĩnh vực robot. Nếu con người phát triển được các robot có ý thức, chúng ta sẽ cần mọi bộ kỹ năng và sự đa dạng về chuyên môn của con người để áp dụng cho chúng.
Kỹ thuật sinh học
Nhiều nhà khoa học tin rằng ngôn ngữ lập trình tốt nhất để học trong giai đoạn tới chính là thứ nằm ngay trong cơ thể – DNA. Bộ mã gen là ngôn ngữ của sự sống.
Ngày nay, chúng ta nhận ra mã gen có thể được lập trình, chỉnh sửa và làm cho tốt hơn. Tương lai của y học và cách chúng ta nhìn nhận bản thân sẽ phụ thuộc vào các nhà kỹ thuật sinh học. Như một họa sĩ, họ sẽ sử dụng các chi tiết nhỏ của DNA làm phấn màu mới và cọ vẽ, cơ thể như bức tranh tối thượng.
Hiện tại các nhà sinh học làm việc trong bệnh viện và chế tạo các thiết bị y tế. Lĩnh vực này rộng và đa dạng như chính bộ gen của cuộc sống. Trong vòng mười năm tới, thị trường việc làm dự kiến tăng 7%.
Khoa học máy tính
Nhu cầu công việc về hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm đang rất lớn.
Một số người ví việc học lập trình ngày nay giống như việc học đọc và viết cách đây hàng nghìn năm. Mặc dù tất cả chúng ta sẽ không cần phải thành thạo trong việc viết một ngôn ngữ cụ thể hay truy vấn cơ sở dữ liệu, nhưng máy tính sẽ thay con người nói ra các tư tưởng của mình bằng ngôn ngữ lập trình.
Nhu cầu công việc về hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm đang rất lớn. Các nền tảng xã hội của chúng ta ngày nay hầu như đều trực tuyến và kết nối. Kiến thức về khoa học máy tính sẽ là điều cần thiết khi chúng ta xây dựng các siêu máy tính mới và đi sâu vào thế giới thú vị của điện toán lượng tử. Việc làm của các kỹ sư phần mềm được dự báo sẽ liên tục tăng trưởng.
Nguyên Chương
Theo Bigthink/VNE
Toán học trong công nghiệp: Cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo
Chiều ngày 11/6, tại Trường ĐH Quy Nhơn, diễn đàn về "Toán trong Công nghiệp" đã thu hút hàng trăm nhà nghiên cứu toán học, giảng viên sinh viên, học sinh và nhà doanh nghiệp tới dự. GS Vũ Hà Văn dẫn chương trình buổi tọa đàm này.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ của Hội nghị Toán học Việt - Mỹ 2019 tổ chức tại Quy Nhơn từ ngày 10 - 12/6.
Đây là cơ hội để sinh viên, các nhà toán học, các nhà giáo dục và hoạch định chính sách, doanh nghiệp tiếp cận với lĩnh vực mới mẻ này, từ đó nhận ra tầm quan trọng của Toán học trong phát triển nhân lực ICT nói riêng và nhân lực toán ứng dụng trong các ngành công nghiệp nói chung.
Đông đảo các nhà toán học, giảng viên, sinh viên, học sinh tham dự diễn đàn "Toán trong công nghiệp"
Phát biểu tại buổi tọa đàm, PGS.TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán VIASM cho biết, cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ với sự thâm nhập của công nghệ số trong mọi mặt của đời sống, kinh tế và xã hội.
Sự phát triển của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (I0T)... đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp lớn ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau và các doanh nghiệp đang thực sự có nhu cầu sử dụng nhân lực đòi hỏi tư duy và trình độ toán học cao, đặc biệt là ứng dụng toán trong công nghiệp.
PGS ông Hà, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nền toán học tương đối phát triển với một nền giáo dục toán học có truyền thống và chất lượng cao. Khi năng lực toán học ngày nay đã và đang trở thành một trong những yếu tố chính làm tăng sức mạnh, cạnh tranh của nền kinh tế thì một vấn đề quan trọng được đặt ra là làm thế nào để phát huy được năng lực toán học của người Việt Nam?
Trong khi đó, đối với các trường đại học của Việt Nam hiện nay, phần lớn các chương trình đào tạo ngành toán đều là sư phạm toán học. Có rất ít các chương trình đào tạo ngành Toán hay toán ứng dụng, thống kê và những chương trình đó đều gặp phải khó khăn về tuyển sinh và xu hướng cắt giảm các môn học toán ở các ngành học khác vẫn thấy chưa dừng lại.
Vậy làm làm thế nào để có thể cập nhật, tái cấu trúc lại đội ngũ giảng viên, khung chương trình đào tạo, hệ thống học liệu.... để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn về nhân lực có năng lực toán học cao.
PGS Hà cho rằng, một điều tất yếu trong việc phát triển nguồn nhân lực có năng lực toán học cao cho nền kinh tế thì chắc chắn phải có sự tham gia hợp tác đào tạo, nghiên cứu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế hàng đầu. Nhưng cơ chế phối hợp giữa trường, viện và doanh nghiệp như thế nào để hợp tác này có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của các bên và lợi ích của người học.
GS. John Birge Trường Chicago Booth Business School, Mỹ đã có những phân tích cụ thể về Toán trong công nghiệp
Bắt đầu diễn đàn là bài giảng đại chúng của GS. John Birge từ Trường Chicago Booth Business School, Mỹ với chủ đề: "Một góc nhìn về Toán trong Công nghiệp (A View of Mathematics in Industry)".
Trong bài giảng của mình, GS. John Birge đã đưa ra góc nhìn về toán học đóng góp vai trò quan trọng trong công nghiệp liên quan tới rất nhiều vấn đề như: dịch vụ tài chính, hậu cần và vận tải, truyền thông, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, năng lượng thực phẩm và nông nghiệp, hóa chất, hàng không vũ trụ, xây dựng, khai mỏ và phương tiện truyền thông...
Diễn đàn "Toán học trong công nghiệp" do GS. Vũ Hà Văn - Yale University, USA, Giám đốc Khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn, VINGROUP dẫn dắt với các diễn giả là PGS. Nguyễn Hoàng Hải - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS. Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Viện Nghiên cứu liên ngành CIRTech, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM; Thành viên Hội đồng khoa học VIASM; TS. Nguyễn Vũ Lưu - Phó Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel và Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Giám đốc Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ Ngân hàng BIDV; Tổng thư ký Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam.
Các diễn giả trong chương trình
Các diễn giả đã trao đổi và giới thiệu với sinh viên về ứng dụng đa dạng của toán học và các cơ hội việc làm trong công nghiệp khi lựa chọn ngành nghề trong lĩnh vực các khoa học toán học.
Đối với sinh viên các ngành khoa học khác, nhấn mạnh việc cần có kiến thức nền tảng tốt về toán để có thể sử dụng các công cụ toán học mạnh trong lĩnh vực chuyên ngành và liên ngành...
PGS.TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán VIASM cho biết, trong thời gian qua, Viện toán cao cấp đã đẩy mạnh các hoạt động hội nghị, hội thảo, trường chuyên biệt... để phát triển toán ứng dụng.
Đồng thời đã thành lập phòng thí nghiệm Khoa học dữ liệu để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đề tài, tư vấn chính sách cho Chính phủ về cách mạng chuyển đổi số. Viện phối hợp với trường ĐH Bách khoa HN xây dựng và triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ về Toán trong công nghiệp.
Năm 2020, Viện sẽ đăng cai tổ chức hội thảo về Toán trong công nghiệp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những hoạt động này hy vọng sẽ góp phần thiết thực , hỗ trợ cho các trường đại học trong cả nước định hướng phát triển về toán ứng dụng.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Tư vấn tuyển sinh 2019: Những ngành kỹ thuật "hot" trong tương lai Đó là ngành Kỹ thuật điều khiển - tự động hóa và ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử. TS. Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, đây là ngành học trong 5 lĩnh vực nghề "hot" nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần. Sinh viên...