5 câu nói “khó đúng” bạn thường được nghe ở trường học
Khi đi học, chắc chắn những câu nói dưới đây bạn rất hay được nghe. Nhưng việc thực hiện được những câu nói này thường là… không nhiều.
1. Đây sẽ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của bạn
Đây là một trong những câu nói đầu tiên bạn được nghe ở trường trung học. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng không phải tất cả. Trên thực tế, những tháng năm học ở trường trung học chỉ là một sự khởi đầu. Chúng ta còn rất nhiều con đường phía trước, có thể 3 năm học trung học chưa phải điểm nhấn của cuộc đời.
2. Bạn sẽ sử dụng kiến thức này trong một ngày không xa
Bao nhiêu lần bạn được ngồi trong lớp học và các kiến thức này sẽ áp dụng như thế nào vào cuộc sống. Bạn sẽ sử dụng lượng giác, tích phân, giải phương trình để làm gì? Tuy nhiên, tất cả các giáo viên đều nói rằng bạn sẽ sử dụng kiến thức này vào một ngày không xa.
3. Các giáo viên sẵn sàng giúp bạn
Video đang HOT
Một phần câu nói này là đúng, nhưng không phải tất cả giáo viên đều sẵn sàng giúp bạn. Nếu may mắn, bạn sẽ tìm được một giáo viên có thể hướng dẫn bạn đi đúng hướng, dạy cho bạn những bài học quý giá không chỉ liên quan đến môn học mà họ dạy. Việc tìm kiếm một giáo viên như thế này rất khó khăn bởi hầu hết giáo viên đều cố gắng tỏ ra thật nghiêm túc.
4. Tất cả các giáo viên đều đối xử công bằng
Sự thật là giáo viên chọn và yêu thích một số học sinh nhiều hơn một cách vô thức. Họ có thể nói rằng họ đối xử với các học sinh như nhau nhưng sự thật thì họ cũng cảm tính như chúng ta vậy. Một số giáo viên có xu hướng yêu quý một số em học sinh nhiều hơn và có chút phân biệt đối xử với học trò mà họ không thích. Là học sinh, chúng ta thường phải sống chung với điều đó.
5. Trường học là sự chuẩn bị cho thế giới thực
Trường trung học chưa thật sự mang đến cho bạn nhiều kỹ năng đối mặt với thực tế. Đó là lý do tại sao bạn cần phải học thêm đại học, chuẩn bị thật kỹ những kiến thức chuyên ngành và bắt đầu “ra đời” bằng 3 tháng thực tập ở môi trường thực tế.
Theo Trithuctre
Hội thảo khoa học "Công nghệ giáo dục tiểu học"
Khi đi học, trẻ em vừa chiếm lĩnh được tri thức, tức là học được, vừa nhận thấy, một cách tự nhiên, rằng đi học là hạnh phúc, chiếm lĩnh tri thức là hạnh phúc.
Xoay quanh những vấn đề nêu trên, sáng nay (15/6), tại Hà Nội, Trường Tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội phối hợp với Trung tâm Công nghệ Giáo dục - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với với chủ đề "Giải pháp Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học".
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tham luận của các chuyên gia và các thầy cô giáo liên quan đến chủ đề này.
Theo TS Ngô Hiền Tuyên (Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD&ĐT): "Công nghệ giáo dục là một cách làm giáo dục có công nghệ, được kiểm nghiệm trên thực.
Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ sư phạm.
Dạy học theo Công nghệ Giáo dục, một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học".
GSTSKH Hồ Ngọc Đại
Là người sáng lập ra mô hình "công nghệ giáo dục" và triển khai dưới dạng thực nghiệm, GSTSKH Hồ Ngọc Đại chia sẻ:
Một đứa trẻ học giỏi toán, đáng được đề cao thì những đứa trẻ chăm quét nhà cũng nên được khen.
Quan niệm về sự bình đẳng, dám chịu trách nhiệm, biết chia sẻ là điều tiên quyết trong giáo dục hiện đại
Do vậy, mục tiêu của công nghệ giáo dục là trẻ em muốn có cái gì thì tự làm ra cái đó, làm gì được nấy và làm đâu chắc lấy.
Học bằng trải nghiệm thực tế sinh động. Hay nói một cách khác là phải làm sao cái công nghệ ấy bảo đảm được khi đi học, trẻ em vừa chiếm lĩnh được tri thức, tức là học được, vừa nhận thấy, một cách tự nhiên, rằng đi học là hạnh phúc, chiếm lĩnh tri thức là hạnh phúc.
Cũng trong khuôn khổ của chương trình, Hội thảo đã có nhiều ý kiến tham luận sổi nổi, tâm huyết của các đại biểu nhằm làm rõ hơn khái niệm và mục đích của "Công nghệ giáo dục".
Trong đó các ý kiến chủ yếu tập trung vào các nội dung như: Mô hình nhà trường hiện đại trong thế kỉ XXI; Giải pháp công nghệ giáo dục trong dạy học các môn học và hoạt động giáo dục nhằm phát triển tối đa năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh; Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình giáo dục học sinh.
Theo Báo Giáo dục Thời đại
Vận động cha mẹ vùng sâu chăm con vào lớp 1 Không có được nhiều điều kiện thuận lợi như trẻ em ở thành thị, việc chuẩn bị cho trẻ em vùng sâu vào lớp 1 còn lắm những bộn bề khó khăn, làm cản trở việc học tập của các em. Hiện nay, trẻ vào lớp 1 không chỉ là chuyện riêng của gia đình, mà đã trở thành vấn đề chung của...