5 câu hỏi trước khi quyết định chọn trường quốc tế cho con
Bên cạnh những tiêu chí cơ bản như học phí, địa điểm hay cơ sở vật chất, phụ huynh cần cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục mà con mình nhận được khi theo học tại trường quốc tế.
Đó có phải là một trường quốc tế “chính chủ”?
Tính đến tháng 8/2019 trên địa bàn Hà Nội có 11 trường quốc tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận, trong đó có trường Quốc tế đa cấp Anh – Hà Nội ( BIS Hà Nội). Đây là một trường thành viên thuộc Tổ chức Giáo dục Nord Anglia (NAE) gồm hệ thống 69 trường quốc tế tại 29 quốc gia, mang đến môi trường giáo dục quốc tế ưu việt cho cộng đồng học sinh từ 2 – 18 tuổi.
Trường có giảng dạy giáo trình học chuẩn quốc tế?
Một tiết học của học sinh tiểu học trường BIS Hà Nội.
Việc trường giảng dạy chương trình giáo dục quốc tế được công nhận trên toàn thế giới là yếu tố tiên quyết giúp các em học sinh dễ dàng chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn ở bất cứ quốc gia nào.
Trường BIS Hà Nội giảng dạy Giáo trình Quốc gia Vương quốc Anh (National Curriculum for England) kết hợp với Chương trình Tú tài Quốc tế IB (The International Baccalaureate Diploma Programme – IBDP) nhằm đem đến cho các em học sinh kiến thức toàn diện và tầm nhìn quốc tế.
Từ tháng 8/2016, BIS Hà Nội là một trong số ít các trường quốc tế trên địa bàn thành phố được cấp phép giảng dạy Chương trình Tú tài Quốc tế IB.
Thành tích học tập của học sinh như thế nào?
Video đang HOT
Lễ tốt nghiệp năm học 2019 – 2020 của trường BIS Hà Nội
Kết quả học tập xuất sắc chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh trúng tuyển vào những trường đại học mơ ước. Do đó, việc trường chú trọng trau dồi kiến thức và kỹ năng nhằm giúp các em có thể đạt được thành tích tốt và sẵn sàng cho hành trình học tập sau này là quan trọng.
Theo đại diện trường BIS Hà Nội, với chương trình Tú tài Quốc tế IB, học sinh đã đạt điểm số trung bình 33,4 điểm, tăng lên so với điểm trung bình năm trước là 32,3 điểm và vượt qua điểm trung bình của thế giới là 29,6 điểm. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp Tú tài Quốc tế IB của trường là 95%, cao hơn 15% so với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của thế giới.
Nhờ kết quả xuất sắc đó, trường BIS Hà Nội tiếp tục công bố kết quả ấn tượng của khóa 2019 với hơn 80 bộ hồ sơ trúng tuyển các trường đại học hàng đầu thế giới trong đó có những trường thuộc khối Ivy League và Russell Group.
Những trải nghiệm học tập đổi mới, sáng tạo bên ngoài lớp học?
Các em học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ bước chân vào thế giới đầy cạnh tranh, nơi mà các em cần phát huy khả năng học thuật, cá tính của bản thân cũng như những kỹ năng được rèn luyện tại trường để trở nên hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Vì vậy, các trường học cần đem đến một trải nghiệm học tập đổi mới, sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo dục truyền thống trong lớp học.
Là một trường thành viên của Tổ chức Nord Anglia, BIS Hà Nội có cơ hội làm phong phú thêm giáo trình giảng dạy thông qua sự hợp tác với những tổ chức hàng đầu thế giới như Học viện Nghệ thuật Juilliard, Học viện Công nghệ MIT và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF.
Các em học sinh đam mê và có năng khiếu ở các môn nghệ thuật biểu diễn sẽ có cơ hội được học những bản nhạc, vũ đạo và vở kịch được dàn dựng và chọn lọc bởi Juilliard. Các chuyên gia của Juilliard thường xuyên ghé thăm trường tạo cơ hội giúp các em rèn luyện nâng cao và nuôi dưỡng tình yêu nghệ thuật.
Bên cạnh giáo trình STEAM được xây dựng dựa trên cơ sở hợp tác với MIT, học sinh trường BIS sẽ có cơ hội tới Mỹ để hòa mình vào thế giới của những thí nghiệm khoa học, gặp gỡ những chuyên gia hàng đầu của học viện và học hỏi thêm những kiến thức mới.
Học sinh trường BIS Hà Nội trong chuyến đi tới New York tham gia Hội nghị NAE-UNICEF
Tại trường, học sinh được tham gia vào các dự án dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững của UNICEF. Hàng năm, những em học sinh tiêu biểu sẽ được mời tới tham dự và gặp các nhà lãnh đạo thế giới tại hội nghị quy mô toàn cầu hoặc khu vực phối hợp với UNICEF và Liên Hợp Quốc thông qua chương trình hợp tác này.
“Em cảm thấy rất vinh dự khi được tới New York tham dự Hội nghị với tư cách đại sứ học sinh trường BIS Hà Nội. Hội nghị này giúp em có được những kinh nghiệm và kỹ năng mới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Với em, việc xây dựng những mối quan hệ mới với các bạn học sinh trên toàn thế giới là trải nghiệm quý giá nhất mà em có được từ Hội nghị”, Sung Woo (lớp 12) chia sẻ về chuyến tham dự Hội nghị NAE-UNICEF năm 2019.
Cơ hội giúp học sinh xây dựng tầm nhìn và phát triển tư duy quốc tế?
Học sinh trường BIS thường xuyên được kết nối với hơn 66,000 học sinh quốc tế trong cùng hệ thống thông qua chương trình “Trường học Toàn cầu” (Global Campus). Chương trình này tạo nên một môi trường học tập lý tưởng nơi các em học sinh có thể sáng tạo nội dung, làm việc với các chuyên gia và thảo luận cùng với bạn bè cùng trang lứa.
Học sinh BIS Hà Nội trong chuyến đi tới Tanzania của chương trình “Trường học Toàn cầu”. Trong chuyến đi này, các em được trải nghiệm xây chuồng dê và cung cấp hệ thống đèn năng lượng mặt trời cho những hộ gia đình khó khăn tại đây.
Không chỉ vậy, chương trình còn đem đến cho các em học sinh cơ hội tham gia nhiều chuyến thám hiểm và trải nghiệm nhằm mang lại cho các em cơ hội du lịch, khám phá và phát triển góc nhìn mới về thế giới.
Chọn trường cho con: Không nên chạy theo danh quốc tế
Với mức chi phí học tập "khủng" lên tới cả tỉ đồng/năm cùng với hàng loạt quy định ràng buộc trong quá trình học tập, có nên chọn trường "quốc tế", trường ngoài công lập có học phí cao cho con theo học hay không đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu.
Đáng nói, nhiều người cho rằng không xác định được việc con có nhận được chất lượng đào tạo xứng đáng với mức đóng góp hay không.
Chọn trường cho con không nên chỉ chạy theo danh "quốc tế". Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Nghỉ hay không nghỉ?
Tiếp tục cho con theo học trường quốc tế trong năm học 2020-2021 hay cho con chuyển trường là câu hỏi luôn đau đáu đối với chị Nguyễn Hồng Nhung (quận 2, TPHCM). Chị Nhung hiện có 2 con học lớp 6 và lớp 10 tại một cơ sở mang tên Trường Dân lập quốc tế V. Hằng ngày, bên cạnh thời gian làm việc, chăm sóc con cái, chị Nhung vẫn theo đuổi vụ "đòi lại" học phí trong thời gian con nghỉ dịch vì thấy đồng tiền bỏ ra không xứng với bát gạo.
"Sai lầm lớn nhất của tôi là đã cho con theo học trường quốc tế. 3 năm qua, mỗi năm tôi đầu tư học phí tới nửa tỉ đồng/năm/cháu nhưng hiệu quả thu lại không như mong muốn. Cách đối xử của nhà trường trong thời gian dịch COVID-19 vừa qua lại càng làm cho tôi thất vọng. Nhà trường thông báo thu đủ học phí trong khi không thoả thuận và không lắng nghe ý kiến của phụ huynh" - chị Nhung chia sẻ.
Bà mẹ 2 con tâm sự thêm, vì gia đình có điều kiện nên ban đầu chọn trường đã không lường trước được vấn đề. "Bây giờ, con đã quen sống trong môi trường với bạn bè cùng hoàn cảnh dư dả, lại được nhà trường chiều chuộng, tôi sợ nếu chuyển ra trường ngoài thì con sẽ thiếu động lực và ý chí vượt khó, khó hoà nhập với điều kiện khó khăn. Bên cạnh đó, quy định Việt Nam lại không cho học sinh THPT được chuyển từ trường ngoài công lập về trường công lập. Mà chọn trường quốc tế khác cũng không biết chất lượng như thế nào?".
Dễ dàng hơn vì con mới học tiểu học vẫn được chuyển, chị Nguyễn Vân đã vừa hoàn tất thủ tục chuyển trường quốc tế cho 2 con (lớp 5 và lớp 2) từ khu Sala (TPHCM) về trường công gần nhà. Ban đầu, các con sẽ vất vả để thích nghi nhưng không phải dậy sớm đi cả 10km đến trường và được nuông chiều bởi các giáo viên ngoài công lập.
Chắc chắn, không phải trường ngoài công lập với mức học phí cao nào cũng sẽ khiến phụ huynh thất vọng nhưng cần cân nhắc kỹ khi chọn trường cho con.
Tại Việt Nam, những trường tư có yếu tố nước ngoài thường được nhà trường quảng bá thêm với cái tên có gắn từ "quốc tế". Học phí từ 300-800 triệu đồng/năm tùy cấp lớp và tùy trường, chưa kể vô số các khoản khác như tiền ăn, đưa đón, phí tuyển sinh, phí giữ chỗ, phí ghi danh... Thế nhưng, phụ huynh phải lường trước khó khăn như việc khó chuyển trường hay không dễ để thoả thuận các khoản thu. Học phí mỗi năm cũng sẽ tăng dưới 10% nhưng đều là những con số khiến nhiều người "chóng mặt".
Ngoài ra, chất lượng cũng là một điều cần lưu ý bởi chương trình học sẽ rất khác với hệ công lập, phụ huynh khó kiểm soát, so sánh. Bên cạnh đó, không ít trường đã bị "bóc mẽ" là chương trình không có phép hay liên kết với trường học quốc tế "ma". Cũng sau vụ tai nạn tại Trường Gateway (Hà Nội), thuật ngữ trường quốc tế được chú ý hơn và không ít cơ sở giáo dục đã âm thầm gỡ biển có tên "quốc tế".
Quan trọng vẫn là sự rèn luyện của học sinh
Dù học ở loại trường nào thì vai trò, sự nỗ lực rèn luyện của chính học sinh và gia đình vẫn là yếu tố quyết định. Không hiếm học sinh trường công đạt được thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế hoặc về điểm SAT, TOEFL, IELTS... giành được học bổng đi du học, về sau trở thành người thành đạt. Thậm chí, danh sách thủ khoa đại học các năm với không ít em đều xuất thân từ trường "làng", con nhà nghèo.
Theo PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) - việc chọn lựa cho con học trường công lập và trường ngoài công lập tuỳ thuộc vào nhu cầu của gia đình, năng lực của học sinh. Tất cả những lựa chọn này cần được phụ huynh, học sinh cân nhắc kỹ lưỡng từ đầu để tránh hiện tượng phải thay đổi, "muốn tiến cũng khó mà lùi cũng không xong".
"Phụ huynh phải là những người thông minh, tìm kỹ, hiểu kỹ xem những gì con mình sẽ học được có xứng đáng với mức tiền bỏ ra hay không. Không phải cứ có tiền là sẽ có dịch vụ tốt và vô trách nhiệm với việc học của con mình" - PGS-TS Trần Xuân Nhĩ cho hay.
Chọn trường cho con: Người băn khoăn với khoản phụ thu học phí online tại trường Quốc tế, người lựa chọn môi trường Công lập để tích tuỹ cho tương lai Môi trường học tập tác động không nhỏ đến quá trình phát triển và tiếp thu kiến thức của con trẻ. Cùng lắng nghe các bậc phụ huynh chia sẻ vấn đề rất đáng được lưu tâm này. Trẻ em luôn là đối tượng được đặc biệt ưu tiên trong mọi hoàn cảnh của xã hội. Vì vậy, mọi điều kiện và sự...