5 câu hỏi để biết ‘Em yêu Lịch sử Việt Nam’
Tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”.
Ngày 19/5, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển ký quyết định phát động cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam”. Cuộc thi dành cho tất cả học sinh THCS, THPT, học viên trung tâm GDTX và học sinh Việt Nam tại các trường THCS và THPT nước ngoài.
Cuộc thi “Em yêu lịch sử Việt Nam” nhằm góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Thứ trưởng Hiển, cuộc thi sẽ tạo điều kiện để học sinh phổ thông tìm hiểu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, xác định ý thức trách nhiệm của người công dân tương lai tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, cuộc thi còn giúp cho học sinh hứng thú và tâm huyết với môn Lịch sử đang học trong trường phổ thông.
Video đang HOT
Học sinh dự thi trên tinh thần tự nguyện, các trường THCS, THPT, trung tâm GDTX nhận bài thi rồi gửi về các sở GD&ĐT để chấm sơ khảo. 35 bài dự thi có chất lượng tốt nhất ở mỗi Sở được gửi về Ban tổ chức để tham gia chấm chung khảo.
Các cơ sở giáo dục bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 10/9 đến hết ngày 10/10. Lễ Tổng kết và trao giải thưởng sẽ diễn ra vào cuối tháng 12. Bốn học sinh được giải nhất sẽ được nhận giải thưởng 5 triệu đồng mỗi em. Giải nhì không hạn chế số lượng, với giá trị mỗi giải là 3 triệu đồng.
Ban tổ chức cuộc thi có phần thưởng dành cho các tập thể trường và sở GD&ĐT có nhiều bài dự thi đoạt giải và tổ chức cuộc thi tốt nhất. “Em yêu lịch sử Việt Nam” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức.
Theo VNE
Phát lộ hệ thống đường nước thời Trần
Sau đường nước khổng lồ thời Lý phát hiện qua cuộc khai quật khu vực điện Kính Thiên (số 9 Hoàng Diệu, Hà Nội) vào năm 2012, hôm qua, 11-12, Viện Khảo cổ và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội lại tiếp tục công bố những phát hiện khảo cổ học mới nhất về di sản này trong năm 2013.
Toàn cảnh diện tích khai quật năm 2013
Dày thêm dấu tích văn hóa
Cuộc khai quật lần này tiếp tục được thực hiện ở khu vực chính điện Kính Thiên. PGS.TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết, địa tầng các hố khai quật khá thống nhất với địa tầng năm 2012, gồm các lớp văn hóa chồng xếp lên nhau, bắt đầu từ lớp hiện đại cho tới lớp văn hóa thời Nguyễn, Lê, Trần, Lý và Đại La. Khi khai quật đến lớp văn hóa thời Lê, các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích nền sân lát gạch vồ- sân Đan Trì. Ban đầu xác định, khu vực sân Đan Trì có nhiều cấp nền khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định niên đại của sân gạch này không đơn giản, bởi có thể vị trí niên đại thuộc Lê Sơ, nhưng cũng có vị trí được thời Lê Trung Hưng sử dụng lại, hoặc xây mới.
Một trong những phát hiện quan trọng nhất trong cuộc khai quật này là hệ thống đường nước thời Trần. Đường nước chạy theo chiều Đông - Tây, dài hơn 16m, lòng rộng 35-50cm, sâu 1,5m. Đây được xác định là đường thoát nước khá lớn, gạch xây được in chữ "Vĩnh Ninh Trường" là loại gạch có chuẩn niên đại thời Trần. Trước đó, trong cuộc khai quật vào năm 2012, một đường nước thời Lý, với kích thước khổng lồ cũng đã được tìm thấy. Nơi rộng nhất của đường nước này lên tới 2m, cao 2m. Trước đó, kiến trúc gạch khổng lồ này chưa từng thấy trong bất cứ di tích khảo cổ học nào ở Việt Nam, kể cả khu vực 18 Hoàng Diệu. Các nhà khoa học đều có chung một nhận định, đây là một phát hiện quan trọng, góp phần cung cấp những nhận thức về không gian của các chính điện trong Hoàng thành Thăng Long.
GS.TS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, cần mở rộng diện tích khai quật trong thời gian tới, bài bản hơn, quy hoạch dài hạn hơn thay vì cứ mở thám sát như hiện nay. Cũng theo GS Phan Huy Lê, những vết tích và phát hiện có được trong công tác khảo cổ học trong năm qua đã khẳng định nơi đây còn ẩn chứa kho dữ liệu vô cùng phong phú, việc hé lộ không gian lớn của sân Đan Trì thời Lê sẽ là một trong những bước quan trọng đế tiến tới việc phục dựng điện Kính Thiên.
Sẽ công bố "toàn bộ hiện vật Hoàng thành"
Đó là yêu cầu của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử có mặt trong cuộc họp hôm qua, bởi chẳng có lý do gì, một cuộc khai quật đã kết thúc từ 12 năm trước, đại đa phần các hiện vật quý giá vẫn nằm trong kho bảo quản và... "vẫn đang trong quá trình chỉnh lý". GS.TS Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, ở những lần ra mắt trong một vài triển lãm trước chỉ là một phần nhỏ trong số hàng vạn hiện vật thu được, nói quý giá, nhưng đã ai biết được "mặt mũi" hiện vật ra làm sao đâu? Đồng tình với quan điểm này, GS Phan Huy Lê cũng khẳng định, không thể công khai khai quật rồi sau đó đóng cửa để giới khoa học tự nghiên cứu với nhau. Còn GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội thì nêu ra câu hỏi, khai quật hơn 10 năm rồi mà vẫn chưa công bố tổng thể di vật thì trách nhiệm, danh dự nhà khoa học ở chỗ nào?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa Thăng Long chia sẻ, mặc dù Trung tâm là đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản di vật nhưng người thực hiện việc khai quật lại là đơn vị khác. Ông Sơn cho biết, nếu đúng thỏa thuận việc bàn giao hiện vật hoàn thành trong năm nay thì Trung tâm sẽ tổ chức trưng bày giới thiệu tới người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Theo ANTD