5 cặp đôi thực phẩm ăn vào buổi sáng có thể “phá” dạ dày, giảm hệ miễn dịch của trẻ
Các bậc cha mẹ nên hạn chế kết hợp những thực phẩm này với nhau khi cho con ăn sáng vì vừa không có chất lại hại sức khỏe.
Đối với trẻ em, việc ăn sáng đủ chất và đủ dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Tuy nhiên, nếu bữa sáng của trẻ không được chuẩn bị đúng cách hoặc trẻ không được ăn sáng trong thời gian dài có thể gây ra những tổn thương nhất định đến dạ dày, chiều cao và khả năng miễn dịch của trẻ.
Có những thực phẩm không thích hợp để ăn cùng nhau trong bữa sáng dù thoạt nhìn có vẻ rất giàu dinh dưỡng. Bác sĩ Fang Jian, Bệnh viện Nhân dân Hoa Đô, Quảng Châu, Trung Quốc khuyên cha mẹ nên tránh cho con ăn 5 cặp đôi thực phẩm dưới đây cho bữa sáng.
1. Nước trái cây bánh mì: Gây béo phì
Vào sáng sớm, nhiều bậc cha mẹ sẽ cho trẻ ăn bánh mì, bánh quy hay bánh ngọt để cung cấp năng lượng cho trẻ. Tuy nhiên những loại bánh mì hay bánh ngọt này lại chứa nhiều đường, bánh mì cũng chứa nhiều tinh bột, nếu ăn thường xuyên có thể gây tăng cân. Nếu bạn vẫn muốn cho con ăn bánh mì buổi sáng hãy chọn những loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt sẽ giàu chất xơ hơn.
Còn nước hoa quả có vẻ giàu dinh dưỡng nhưng nước ép 100% từ hoa quả lại chứa khá nhiều đường. Nếu uống với lượng hạn chế sẽ không sao nhưng nếu dùng thường xuyên sẽ khiến trẻ tiêu thụ quá nhiều, dẫn tới béo phì và còn gây sâu răng.
2. Sữa trứng: Lượng carbohydrate không đủ
Mặc dù sự kết hợp này có thể cung cấp cho cơ thể nhiều canxi và protein chất lượng cao, nhưng nó lại thiếu lượng carbohydrate. Chúng ta biết rằng chất bột đường chủ yếu cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể con người, nếu nạp vào bữa sáng không đủ chất sẽ ảnh hưởng đến năng lượng của trẻ trong cả buổi sáng. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung một số carbohydrate nhất định trong khi ăn sữa và trứng, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, yến mạch và các loại thực phẩm khác.
3. Ăn cháo trắng quẩy chiên: Dinh dưỡng không đủ
Không ít người cha mẹ có thói quen cho con ăn cháo trắng cùng với quẩy chiên vào bữa sáng vì cho rằng cháo dễ ăn và quẩy chiên sẽ cung cấp năng lượng cho con.
Tuy nhiên thành phần dinh dưỡng của cháo trắng chủ yếu là nước và chất bột đường tương đối đơn giản, còn các thành phần dinh dưỡng khác như vitamin, chất xơ, chất đạm tương đối thấp. Trong khi đó, quẩy chiên lại không thể cung cấp được những chất dinh dưỡng này.
Nguy hiểm hơn khi một số người bán hàng có thể thêm phèn chua, soda vào trong bột mì để quẩy giòn, điều này có thể gây tổn hại thận.
Vì vậy, nếu cha mẹ muốn cho con ăn cháo nên bổ sung thêm các thành phần như rau, trứng và thịt sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ hơn.
4. Trứng rán thịt xông khói: Tốn nhiều năng lượng để tiêu hóa
Một số cha mẹ thích cho con ăn uống theo kiểu phương Tây bằng món trứng ốp la và thịt xông khói. Tuy nhiên các nhà khoa học không ủng hộ cách kết hợp này bởi trứng đã đủ để cung cấp protein cho bữa sáng nhưng thêm thịt xông khói sẽ khiến cơ thể càng hấp thụ thêm protein.
Ăn hai món này cùng lúc vào bữa sáng sẽ khiến cơ thể trẻ phải mất nhiều năng lượng mới có thể tiêu hóa được hết. Hơn nữa, buổi sáng ăn đồ chiên rán cũng không có lợi chó sức khỏe của trẻ.
5. Ngũ cốc nước cam: Tăng gánh nặng cho dạ dày
Cho trẻ ăn ngũ cốc và uống nước cam buổi sáng không phải sự lựa chọn hợp lý. Các axit trong nước cam sẽ làm giảm hoạt động của các enzyme phá vỡ carbohydrate trong ngũ cốc, làm tăng gánh nặng cho dạ dày của trẻ và khiến trẻ bị khó chịu
Tóm lại, đứa trẻ nào cũng cần có một bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng và cân đối. Bữa sáng ít đa dạng và cơ cấu không hợp lý không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển mà còn có thể gây giảm trí nhớ, béo phì, các vấn đề như bệnh đường tiêu hóa.
Là cha mẹ, bạn phải quan tâm đầy đủ đến tầm quan trọng của bữa sáng đối với con cái, đồng thời phải chú ý đến sự kết hợp các thực phẩm trong bữa sáng, nên bổ sung nhiều loại thực phẩm như rau quả. Bởi vì sự tăng trưởng và phát triển của trẻ không chỉ cần tinh bột (lương thực chính), chất đạm, chất béo mà còn cả vitamin và khoáng chất.
Người Nhật huấn luyện trẻ chịu lạnh như thế nào?
Rất nhiều người đến Nhật Bản vào mùa đông nhận ra rằng, trẻ em Nhật không hề sợ lạnh. Thậm chí, ở một số trường mẫu giáo, khi trời rất rét, các em chỉ mặc váy hoặc quần đùi.
Ảnh minh họa
Tại sao trẻ em Nhật Bản lại không sợ lạnh?
Theo trang Sohu, người Nhật đã huấn luyện khả năng chịu lạnh cho con em mình từ khi còn rất nhỏ. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, trẻ em có thể phát triển cơ thể tốt bằng cách mặc ít quần áo hơn.
Bởi khi trẻ mặc ít quần áo, trẻ có xu hướng vận động nhiều hơn để làm ấm cơ thể, điều này giúp tăng cường vận động ở trẻ.
Theo các chuyên gia, da người có phản ứng phòng vệ với lạnh và nóng. Kích thích da bằng nhiệt độ, cụ thể là nhiệt độ lạnh có thể cải thiện khả năng này.
Nếu bạn cảm thấy nóng, các mạch máu trên da sẽ giãn nở, khiến lưu lượng máu tăng lên, làm tản nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn cảm thấy lạnh, các mạch máu trên da sẽ co lại để ngăn cản quá trình tản nhiệt.
Sau khi da bị kích thích nhạy cảm bởi lạnh hoặc nóng, các mạch máu sẽ liên tục co lại và giãn nở, sau khi thực hiện động tác này thành thạo, thần kinh tự chủ của người sẽ rất mạnh, nhờ đó, khả năng miễn dịch cũng được tăng cường.
Người Nhật cho rằng, nếu trẻ luôn mặc quần áo quá nhiều, các cơ quan trên da cảm nhận sự thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ trở nên chai lì, các dây thần kinh tự chủ không còn hoạt động, khả năng miễn dịch của trẻ cũng suy giảm một cách tự nhiên.
Một số cư dân cho biết, thực tế Nhật Bản không quá lạnh, ví dụ như ở Tokyo, mùa đông lạnh nhất thường là dưới 0 độ. Hơn nữa, thiết bị sưởi ấm của Nhật Bản rất hoàn chỉnh. Hãy lấy Tokyo làm ví dụ. Khi bước vào các khu vực trong nhà, siêu thị, thư viện, văn phòng và những nơi công cộng khác, nhiệt độ ổn định về cơ bản là khoảng 22 độ trong suốt cả năm.
Ngoài ra, tàu hỏa của Nhật Bản cũng có thiết bị sưởi ấm, vì vậy ở Nhật Bản, thời gian trẻ ở bên ngoài thời tiết lạnh không quá nhiều.
Lương y đại sư bậc nhất Trung Quốc: Phơi nắng mỗi ngày 20 phút, mỗi tế bào đều khỏe lên Một trong những đại sư nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra những tác dụng của phơi nắng trong việc nuôi dưỡng những tế bào khỏe mạnh, đồng thời giảm sự hình thành của những khối u bướu ác tính. Trong y học hiện đại cũng như y học cổ truyền, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng của...