5 cách vượt qua ám ảnh bị lạm dụng
Dù bị lạm dụng về thể xác hay tinh thần, bạn cũng rơi vào trạng thái sợ hãi, mất niềm tin. 5 điều dưới đây có thể giúp bạn phục hồi.
1. Xây dựng nhóm trợ giúp
Cách đầu tiên để phục hồi từ một nỗi đau là nhận được sự trợ giúp của mọi người. Sau khi bị người mình từng thương yêu phản bội, có thể bạn sẽ không tin tưởng bất kỳ ai nữa. Đây là cảm giác bình thường và phổ biến. Nhưng lúc này, bạn càng cần phải hòa đồng với mọi người hơn, đừng khóa trái bản thân trong vỏ ốc cô độc. Chính điều này sẽ càng làm cho niềm tin trong bạn mất dần.
2. Đừng vội vã lao vào mối quan hệ mới
Video đang HOT
Sự vội vàng khó có thể mang lại kết quả tốt. Điều này đúng với nhiều trường hợp và đặc biệt chính xác trong chuyện tình cảm. Đừng tự làm mất thời gian và những suy nghĩ tích cực của mình bằng sự hấp tấp này nhé. Hãy thư giãn và sống độc thân một thời gian để tạm lấy lại sự cân bằng.
Ảnh minh họa
3. Tìm lại chính mình
Có một thực tế là khi yêu, bạn rất dễ bị đánh mất mình. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì khi bạn phải dồn tất cả sự quan tâm, tình yêu và thời gian cho một ai đó thì bạn buộc phải xao lãng việc lo lắng cho bạn bè, người thân. Vì vậy, công việc bạn nên làm ngay lúc này là lên kế hoạch xây dựng lại hình ảnh tốt đẹp xưa kia của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ trở nên tự tin, hấp dẫn hơn trong mắt người khác và các cơ hội mới cũng đến với bạn nhiều hơn.
4. Tự khen
Tự dành cho mình những câu cảm thán không có nghĩa là bạn đang huênh hoang, tự kiêu về bản thân mình mà đó là cách đơn giản để bạn cảm thấy lạc quan hơn. Thay vì ngồi lì trong phòng, nguyền rủa người kia và khóc sưng mắt, bạn hãy soi gương và ngắm nhìn chiếc mũi xinh xắn, đôi mắt long lanh biết nói. Đó mới chính là những thứ của cải vô giá bạn cần nâng niu, gìn giữ chứ không phải là một mối quan hệ đã không còn tồn tại.
5. Nói về nỗi đau với người có kinh nghiệm
Có thể đây là điều bạn không muốn làm chút nào bởi mỗi khi nhắc đến người ấy và chuyện đã qua, trái tìm bạn lại đau nhói. Nhưng dù sao thì trước sau gì bạn cũng phải đối diện với thực tế. Vì vậy, hãy chấp nhận nó bằng thái độ dũng cảm nhất. Hơn nữa, khi tâm sự chuyện này với những người có kinh nghiệm, có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chiếm Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được
Người ta thường nói: "Mất tiền bạc là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả". Trung Quốc dường như đang tự mình đánh mất tất cả chỉ vì tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Lời nói không đi đôi với hành động
Không phải từ bây giờ người ta mới bắt đầu lo ngại về Trung Quốc. Trong mấy thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc liên tục đẩy mạnh sức mạnh quân sự một cách đáng ngờ. Nhiều nước đã tỏ ý lo lắng về một Trung Quốc đầu tư quá mạnh vào quân sự và vũ khí. Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, câu "thần chú" cửa miệng của giới lãnh đạo Trung Quốc luôn được nhắc đi nhắc lại là: "Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, hợp tác với tất cả các nước và không có ý định đe dọa bất kỳ nước nào" hay như "Trung Quốc không bao giờ tìm kiếm vị trí bá chủ thế giới".
Mới đây, tại diễn đàn Đối thoại Shangri - la 10 ở Singapore hồi năm ngoái, người ta vẫn còn nghe thấy Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lặp lại câu "thần chú": Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định thông qua hợp tác an ninh... Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách thiết lập quan hệ láng giềng tốt, thân thiện... Trung Quốc mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán, đối thoại...."
Thế nhưng, người ta đã nói đúng: Hãy nhìn vào việc các nước làm chứ không nên nghe những gì họ nói. Dù luôn miệng nói những lời "mật ngọt" về hòa bình, hữu nghị, quan hệ hợp tác, láng giềng thân thiện nhưng những hành động của Trung Quốc trong mấy tháng gần đây lại hoàn toàn đi ngược lại với những gì họ luôn rêu rao.
Khởi điểm của những căng thẳng ở Biển Đông kéo dài trong thời gian qua là vụ đụng độ giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám của Trung Quốc. Trong cuộc đối đầu kéo dài hai tháng với Philippines ở bãi cạn Scarborough, Trung Quốc đã thể hiện một thái độ nước lớn chèn ép.
Về lời nói, Trung Quốc đã tung ra những lời đe doạ như "đừng tìm cách lấy đi dù chỉ một cm lãnh thổ của Trung Quốc" hay "Trung Quốc sẵn sàng đáp trả Philippines" hoặc cảnh báo Manila "đang mắc sai lầm khủng khiếp".... Không chỉ thông qua lời nói, Trung Quốc còn "uy hiếp" Philippines bằng một loạt hành động như huy động nhiều tàu thuyền đến khu vực tranh chấp theo chính sách "lấy thịt đè người" và thị uy đối phương.
Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc tiếp tục có những hành động "gây gổ" với các nước khác ở Biển Đông. Hôm 23/6, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã ngang nhiên thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của dư luận và giới học giả quốc tế, Trung Quốc vẫn trắng trợn tiến hành hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam này.
Tiếp sau hành động đó, Trung Quốc còn ngang ngược phái một đội tàu đông đảo gồm 30 tàu cá dưới sự dẫn dắt của một tàu tuần tra có trọng tải 3.000 tấn đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, thông qua Bộ Quốc phòng, Trung Quốc cũng đã đưa ra lời cảnh báo, đội tuần tra hàng hải và trên không của nước này luôn ở tư thế "trực chiến", "sẵn sàng bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải" ở Biển Đông.
Một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc là việc nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" kèm theo một loạt những hoạt động dựng chính quyền, triển khai quân đội ở nơi này. Hồi giữa tháng trước, Trung Quốc đã thông báo thành lập cái gọi là thành phố "Tam Sa" với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau khi dựng lên chính quyền ở đây, Trung Quốc tiếp tục thông báo kế hoạch đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là "thành phố Tam Sa" này.
Trong khi đi gây hấn với một loạt nước, Trung Quốc vẫn còn lớn tiếng chỉ trích các nước khác đã khuấy động căng thẳng ở Biển Đông. Những động thái trên của Trung Quốc đã khiến các nước láng giềng tức giận và gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế..
Trung Quốc đang tự bôi xấu mình
Trong vài thập kỷ trở lại đây, ai cũng thấy Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc như thế nào, sau 20 năm phát triển liên tục với tốc độ chóng mặt, Trung Quốc đã vươn lên thành cường quốc thứ hai của thế giới, chỉ sau Mỹ.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của mình, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng hình ảnh là một cường quốc có uy tín và trách nhiệm trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nỗ lực này của Trung Quốc đã bị "đổ xuống sông xuống biển" vì những hành động gần đây của nước này ở Biển Đông.
Hình ảnh của Trung Quốc rõ ràng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó được thể hiện qua một cuộc thăm dò dư luận ở Philippines gần đây. Theo cuộc điều tra được thực hiện hồi cuối tháng 7, phần lớn người dân Philippines cho biết, họ đã mất niềm tin trầm trọng vào nước láng giềng Trung Quốc. Nếu cuộc điều tra này được thực hiện ở những nước khác thì kết quả cũng sẽ không khả quan đối với Trung Quốc. Làm sao Trung Quốc có thể được tin tưởng khi mà hành động và lời nói của họ không đi đôi với nhau.
Một khi không có được niềm tin, Trung Quốc sẽ chẳng thể có được chỗ đứng xứng đáng với sức mạnh của họ. Và khi các nước không còn tin Trung Quốc thì nước này sẽ bị cô lập, xa lánh. Liệu khi điều đó xảy ra, Trung Quốc có còn được coi là một nước mạnh? Một nước mạnh mà không có sự ủng hộ thì cũng sẽ trở thành yếu.
Ngoài ra, người ta từng nói "bán anh em xa mua láng giềng gần" để nhấn mạnh tầm quan trọng của những người láng giềng. Một nước có những người bạn láng giềng tốt, thân thiện sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Việc Trung Quốc gần đây có nhiều hành động ngang ngược trên Biển Đông sẽ khiến các nước láng giềng tức giận, quay lưng lại với họ. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của cường quốc số 1 Châu Á này.
Nếu Trung Quốc không nhanh chóng thay đổi thái độ, chính sách và quan điểm của họ thì kết quả tất yếu là nước này sẽ mất tất cả đúng như câu nói "mất niềm tin là mất tất cả".
Theo VNMedia
Người dân Nhật mất niềm tin đối với giới khoa học Theo báo cáo thường niên của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 19/6, niềm tin của người dân Nhật Bản đối với các nhà khoa học đã sụt giảm mạnh kể từ sau trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011. Robot PackBot của Mỹ nghiên cứu mức phóng xạ trong lò phản ứng số 1 tại...