Người dân Nhật mất niềm tin đối với giới khoa học
Theo báo cáo thường niên của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 19/6, niềm tin của người dân Nhật Bản đối với các nhà khoa học đã sụt giảm mạnh kể từ sau trận động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011.
Robot PackBot của Mỹ nghiên cứu mức phóng xạ trong lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện Fukushima ở Okuma, tỉnh Fukushima ngày 3/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Trong số những lý do cho sự sụt giảm này, sách trắng về khoa học và công nghệ năm 2012 của Nhật Bản đã chỉ ra sự thiếu vắng của các robot “made-in-Japan” đủ năng lực để sử dụng trong sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 cũng như sự bất lực của giới khoa học Nhật Bản trong việc dự báo trận siêu động đất 9 độ Richter này.
Điều tra cũng chỉ ra rằng trong khi có khoảng 65% người dân vẫn tin tưởng vào các nhà khoa học – con số này đã giảm mạnh so với mức 76-85% trước động đất, nhiều nhà khoa học đã không nhận ra sự thay đổi trong nhận thức của người dân.
Video đang HOT
Ngoài ra, chính phủ cũng đưa ra một báo cáo thường niên về phòng tránh thảm họa, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xem xét lại cơ chế chống thiên tai hiện nay nhờ rút kinh nghiệm từ thảm họa kép vừa qua.
Đề cập đến sự cố hạt nhân tại Fukushima, sách trắng 2012 về các biện pháp chống thiên tai cho biết Chính phủ lấy làm tiếc về việc Văn phòng Thủ tướng đã không thể thu thập đầy đủ thông tin trong bối cảnh xảy ra trục trặc trong mạng lưới truyền phát và thu thập thông tin trong khi các chính quyền địa phương đã không thể hỗ trợ đầy đủ cho các cư dân đi sơ tán.
Sách trắng cũng đề cập tới trận siêu động đất trong tương lai mà tâm chấn dự báo sẽ tập trung ở Rãnh Nankai dưới đáy biển chạy dọc miền Tây và Trung Nhật Bản, đồng thời nhấn mạnh cần phải thiết lập một cơ chế giải cứu hiệu quả khỏi sóng thần và đề cao công tác giáo dục phòng chống thiên tai./.
Theo TTXVN
Động đất mạnh 6,4 độ richter tấn công bờ đông Nhật Bản
Một trận động đất mạnh 6,4 độ richter đã làm rung chuyển vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông đảo Honshu, hòn đảo chính của Nhật Bản, vào sáng sớm nay.
Ảnh minh hoạ biểu đồ một trận động đất.Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất xảy ra lúc 4h32 sáng nay giờ địa phương, có độ sâu 31 km và tâm chấn cách thành phố Sendai khoảng 140 km về phía đông.
Không cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.
Hồi tháng 3/2011, một trận động đất mạnh 9,0 độ richter ngoài khơi bờ biển phía đông bắc Nhật Bản đã gây ra một cơn sóng thần cực lớn, khiến 19.000 chết hoặc mất tích và gây thiệt hại nặng cho nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
7 trận động đất nông liên tiếp làm rung chuyển Đài Loan
Trong khi đó, 7 trận động đất với tâm chấn nông đã xảy ra liên tiếp ở phía đông Đài Loan vào chiều qua, khiến người dân hoảng loạn và gây thiệt hại đối với các toà nhà cao tầng và làm rung chuyển thủ phủ Đài Bắc.
Các trận động đất xảy ra trong khoảng thời gian từ 3h33-5h09 chiều giờ địa phương với tâm chấn ở độ sâu chưa đầy 8km. Trong số đó có một trận động đất xảy ra lúc 5h01 ở độ sâu chỉ 5km dưới Fengpin, một thị trấn ven biển ở huyện Hualien, phía đông Đài Loan.
Kuo Kai-wen, Giám đốc trung tâm địa chấn tại Đài Loan, đã kêu gọi công chúng không nên hoảng sợ. Ông cho hay đó là các cơn dư chấn sau trận động đất mạnh 5,4 độ richter vốn xảy ra tại huyện Hualien hôm 15/6.
Một nhân viên cứu hoả tại Fengpin cho biết toà nhà văn phòng của họ đã bị các vết nứt nhỏ nhưng giới chức cứu hoả nói không có thông báo về thiệt hại lớn hay thương vong.
Đài Loan nằm gần điểm giao của 2 mảng kiến tạo và thường xuyên bị rung chuyển bởi động đất.
Vào tháng 9/1999, một trận động đất mạnh 7,6 độ richter đã khiến khoảng 2.400 người thiệt mạng. Đây là thảm hoạ thiên nhiên gây chết người nhiều nhất trong lịch sử Đài Loan gần đây.
Theo Dân Trí
Dân Fukushima kiện chủ tịch TEPCO Ngày 11-6, hơn 1.300 người dân tỉnh Fukushima đệ đơn lên văn phòng công tố quận Fukushima khiếu kiện hình sự chủ tịch Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) và 32 cá nhân liên quan trong thảm họa hạt nhân 2011. Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối quyết định khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân của Thủ tướng...