5 cách nhận biết dầu gội Tigi giả trên thị trường để tránh tiền mất tật mang
Hiện nay sản phầm dầu gội Tigi thật – giả đang hỗn loạn đến mức báo động. Chị em nên tự bảo vệ mình bằng 5 cách nhận biết hàng chính hãng như dưới đây.
Sản phẩm dầu gội chăm sóc tóc Bed Head Tigi là dòng sản phẩm của công ty Tigi tại Anh. Với mùi thơm đặc trưng và nhiều dòng khác nhau cho từng loại tóc nên Bed Head Tigi nhanh chóng nổi tiếng trong giới làm đẹp.
Cơn sốt nổi tiếng kéo đến cũng là lúc hàng giả, hàng nhái bắt đầu tràn lan trên thị trường, gây nên sự hoang mang cho người tiêu dùng. Vậy làm thế nào để chị em có thể yên tâm sản phẩm mình mua là hàng chính hãng?
Đừng lo vì dưới đây là 5 cách để chị em tránh được việc “tiền mất, tật mang”.
Nguồn gốc, xuất xứ của Bed Head Tigi
Bed Head Tigi là dòng sản phẩm chăm sóc tóc đến từ nước Anh. Các trụ sở chính hãng Tigi được đặt tại các quốc gia: Mỹ, Anh, Australia, Pháp, Đức, Italy,… Hiện nay trên thị trường Việt Nam, các dòng sản phẩm Tigi được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ bởi nhà phân phối độc quyền Tigi tại Việt Nam: Công ty mỹ phẩm số 3.
Bed Head Tigi đang được ưa chuộng trên thị trường dẫn đến việc có khá nhiều sản phẩm nhái tràn lan. Nguồn: Google.
Ngoài ra, các sản phẩm Tigi đang được lưu thông trên thị trường phần nhiều là hàng xách tay từ Đức, Mỹ,… do các nhà bán lẻ nhập về.
Các sản phẩm gắn mác “hàng xách tay”, “mua sale” có giá rẻ hơn so với hàng nhập khẩu chính ngạch. Do vậy, khách hàng cũng ưa chuộng sử dụng hơn vì “mua được giá tốt”. Chính vì đánh trúng tâm lý khách hàng ham của rẻ, chuộng đồ “sale” nên mới xuất hiện hàng giả, hàng nhái kém chất lượng.
Cách phân biệt Tigi hàng chính hãng
Chúng ta đã biết để mua được các sản phẩm Bed Head Tigi, chúng ta có con đường mua qua công ty phân phối và xách tay.
1. Bed Head Tigi chính ngạch mua qua nhà phân phối chính hãng
Video đang HOT
Tất cả các sản phẩm sẽ phải có đầy đủ tem phụ, nhãn bằng tiếng Việt rõ ràng và phải có tem chống hàng giả của Bộ Công An. Từ ngày 01/08/2020, Công ty TNHH Mỹ phẩm số 3 Việt Nam sẽ thay đổi các loại tem nhãn trên sản phẩm bằng tem chống giả xác nhận QR Code mới (ngoài tem mác phụ) để mọi người check code.
Sản phẩm Bed Head Tigi hàng nhập khẩu chính hãng phải có tem phụ tiếng Việt, tem QR code. Nguồn: Tigi Việt Nam.
Sau khi người mua cào và Scan QR code, chúng ta sẽ có thông tin sản phẩm như bên dưới:
Thông tin sản phẩm sẽ hiển thị như trên sau khi người mua check QR code. Ảnh minh hoạ.
2. Các sản phẩm Bed Head Tigi được mua theo con đường xách tay
Những sản phẩm mua theo con đường xách tay thường được sản xuất tại Mỹ và Đức. Do đó, chúng ta sẽ dựa vào những đặc điểm như sau để nhận biết hàng chính hãng và hàng fake.
Cách 1: Nhìn bằng mắt thường để nhận biết nhanh hàng thật – giả
Nhận biết nhanh hàng thật giả bằng mắt thường. Nguồn: Facebook Tigi.
Cách 2: Nhận biết qua nắp chai
Nắp sản phẩm cũng là một đặc điểm nhận dạng hàng chính hãng – fake. Nguồn: daugoichinhhang.vn.
Nắp chai sản phẩm Made in Germany sẽ được chia thành các ô nhỏ và có số dập nổi. Trên nắp chai fake thì không có số dập nổi. Nguồn: daugoichinhhang.vn
Cách 3: Phân biệt dựa trên màu sắc của dầu gội và dầu xả
Với dầu xả của hàng nhái thường sẽ có màu trắng trong. Nhưng với chai dầu xả hàng chính hãng sẽ thường có màu trắng sữa hoặc trắng vàng tuỳ vào nơi sản xuất. Nguồn: facebook.
Cách 4: Dựa trên cảm nhận mùi hương
Với các sản phẩm chính hãng, sản phẩm Bed Head Tigi có mùi thơm đặc trưng bạn chỉ cần cầm và ngửi qua lớp vỏ chai cũng đã thấy mùi. Còn phía hàng nhái trừ khi bạn mở hẳn ra và đưa sát mũi thì mới ngửi thấy mùi thơm.
Cách 5: Qua cảm nhận trên tay sản phẩm
Bed Head Tigi chính hãng khi bạn cầm trên tay sẽ cảm nhận được sự chắc chắn, nặng tay đáng kể và khi dùng tay xóc chai sẽ không nghe thấy tiếng gì vì chất dầu gội hay dầu xả đều rất đặc. Ngược lại, với chai hàng fake, bạn sẽ cầm thấy èo uột, không chắc chắn và khi xóc chai lên sẽ có tiếng.
Chỉ với 5 cách đơn giản để nhận biết hàng chính hãng, chúc chị em luôn là người tiêu dùng thông minh!
Xử "đại gia" Trịnh Sướng: Tranh luận "xăng kém chất lượng" hay "hàng giả"
Ngày 16/4, phiên tòa xét xử vụ sản xuất, mua bán xăng giả liên quan đến Trịnh Sướng diễn ra phần tranh luận. Luật sư đề nghị làm rõ xăng mà các bị cáo sản xuất là xăng giả hay chỉ kém chất lượng.
Tại phần tranh luận, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Sướng yêu cầu VKSND tỉnh Đắk Nông đưa ra giải thích để làm rõ 2 số liệu về số lượng và giá trị của số xăng giả do bị cáo này sản xuất.
Theo bản luận tội mà VKSND tỉnh Đắk Nông công bố, bị cáo Trịnh Sướng đã sản xuất và bán ra thị trường 137 triệu lít xăng giả tương đương với giá trị hàng thật là gần 2.500 tỷ đồng. Hai con số này không có chú thích, lý giải nguồn gốc, căn cứ xác định như thế nào, thời điểm áp dụng đơn giá ra sao nên các luật sư không có cơ sở đối chiếu.
Bị cáo Trịnh Sướng tại phiên tòa sơ thẩm.
Ngoài ra, luật sư của bị cáo Trịnh Sướng cũng yêu cầu phải làm rõ thêm về số tiền thu lợi bất chính. Vì ban đầu cáo trạng mà VKSND truy tố là 102 tỷ, nhưng trong phần luận tội, con số thu lợi bất chính này lên hơn 106 tỷ.
Luật sư của bị cáo Sướng cũng dẫn lại quy định về hàng giả. Vị này cho rằng chất lượng hàng hóa đạt từ 70% trở xuống mới được xem là hàng giả. Trong khi đó, chất lượng xăng của bị cáo Sướng pha chỉ vi phạm 2 đến 3 chỉ tiêu rất nhỏ trong 19 nhóm tiêu chuẩn của quy chuẩn Việt Nam. Riêng chỉ tiêu RON, chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định xăng thì đạt tiêu chuẩn.
"Giữa việc xăng không đạt chất lượng hay xăng kém chất lượng với thuật ngữ xăng giả không hề có sự đồng cấp với nhau. Xăng không đạt chất lượng thì có được coi là xăng giả hay không ?", luật sư của bị cáo Sướng nêu quan điểm.
Đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông khẳng định, hàng hóa mà Trịnh Sướng sản xuất ra là xăng giả.
Đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông tranh luận, khái niệm hàng giả đã được Nghị định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định.
Trước bào chữa của luật sư "chất lượng không đạt 70% so với hàng thật thì mới được coi là hàng giả", đại diện VKSND cho rằng, khoản 8, điều 3 của Nghị định 185 đã quy định các yếu tố cấu thành hàng giả.
Đối với trường hợp của Trịnh Sướng, mặt hàng mà bị cáo này sản xuất ra vi phạm quy định "hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên" và "Tên gọi hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký" nên được xác định đây là hàng giả.
Căn cứ xác định khối lượng xăng giả của Trịnh Sướng, đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông tranh luận, VKSND tính số lượng xăng giả không dựa trên nguyên tắc 1 lít dung môi bằng 1 lít xăng giả, vì trọng lượng của một số dung môi nặng hơn xăng.
Theo VKSND tỉnh Đắk Nông, đối với dung môi, nếu không bắt quả tang, thu giữ được thì không thể xác định được tỷ lệ dung môi trong 1 lít xăng giả. Trong trường hợp này, theo nguyên tắc có lợi cho các bị cáo, VKS xác định 1 lít dung môi bằng 1 lít xăng giả. Bị cáo Trịnh Sướng phải chịu trách nhiệm đối với số lượng xăng giả là hơn 137 triệu lít, bán ra thị trường hơn 133 triệu lít.
Bị cáo Trịnh Sướng đề nghị VKSND tỉnh Đắk Nông làm rõ tại sao lại có số tiền thu lợi bất chính 106 tỷ đồng.
"Căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ vụ án và lời khai thì bị cáo cho rằng, sản xuất xăng A95 lời hơn A92. Trong quá trình điều tra, chúng tôi căn cứ vào giá trị xăng thật bán ra trên thị trường thì xác định các bị cáo thu lợi là 800 đồng/lít, tiền thu lợi bất chính của bị cáo là hơn 106 tỷ đồng. Việc cáo trạng truy tố 102 tỷ nhưng đến khi luận tội là 106 tỷ là do... lỗi đánh máy", đại diện VKSND tỉnh Đắk Nông giải thích thêm.
Cũng tại phần tranh luận, bị cáo Trịnh Sướng cũng cho biết, trong quá trình lấy lời khai bị cáo này khai nhận sản xuất xăng A92 thu lợi 400 đồng/lít, xăng A95 thu lợi 800 đồng/ lít. Tuy nhiên, bị cáo mong muốn HĐXX đề nghị VKSND tỉnh Đắk Nông làm rõ, căn cứ nào mà khẳng định, bị cáo sản xuất A95 nhiều hơn A92 và thu lợi bất chính 106 tỷ đồng.
Phiên tòa tiếp tục phần tranh luận đối với các bị cáo khác.
Mua iPhone 12 giá rẻ có thể dính hàng giả, hàng nhái Nhiều người bán cố tình gây nhầm lẫn, khiến người dùng tưởng mua được iPhone giá rẻ nhưng thực tế là hàng giả, hàng nhái. Các mẫu điện thoại nhái theo kiểu dáng iPhone 12 bán trên các trang thương mại điện tử có giá rẻ nhưng bị đánh giá tiêu cực về chất lượng. Trên trang Lazada, ernx... - một gian hàng...