5 cách hạn chế mất dưỡng chất khi chế biến thực phẩm
Chúng ta áp dụng nhiều phương thức chế biến và làm chín thức ăn; theo đó, một số cách chế biến được khuyến nghị nhiều hơn số khác vì giúp bảo tồn được dưỡng chất của thực phẩm sau khi chế biến.
Khoai tây nên luộc nguyên vỏ để không làm mất đi dưỡng chất nằm gần phần vỏ – Ảnh minh họa
Một bữa ăn ngon miệng nhưng thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự hoạt động khỏe mạnh của cơ thể chắc chắn là điều chúng ta không mong muốn. Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý cách chế biến một số loại thực phẩm, vừa giúp bảo vệ dưỡng chất có trong thực phẩm vừa giúp món ăn ngon miệng.
1. Các loại rau củ
Đối với rau củ các loại, bạn nên làm chín với một lượng ít nước và đậy nắp nồi chứa trong quá trình nấu. Cách này giúp bảo vệ tối đa dưỡng chất trong rau củ.
Ngoài ra, rau củ cũng sẽ dễ dàng mất đi dưỡng chất khi thường xuyên hâm nóng. Bạn cũng đừng nên nấu rau củ quá chín vì hầu hết các loại rau củ đều có thể ăn sống.chiên
2. Các sản phẩm bơ sữa
Các sản phẩm như sữa và sữa chua thường nhanh hỏng và mất đi các dưỡng chất quan trọng (calcium và protein). Khi làm nóng sữa, tránh để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì có thể làm mất đi lượng vitamin B1 có trong sữa.
Video đang HOT
3. Các loại thân củ
Khoai tây và khoai lang cần được chế biến khác biệt so với các loại rau củ khác. Chúng ta nên để nguyên vỏ khi luộc khoai lang và khoai tây – cách này khiến các dưỡng chất “di chuyển” vào phần trung tâm của khoai. Đặc biệt, sau khi luộc chín bạn có thể ăn luôn phần vỏ khoai.
Trong trường hợp cần bỏ đi vỏ ngoài, hãy lưu ý bào thật mỏng phần vỏ cần bỏ đi, càng mỏng càng tốt bởi các dưỡng chất trong rau củ và trái cây chủ yếu tập trung ở phần sát vỏ. Nếu gọt vỏ trước khi luộc, chúng ta sẽ làm mất đi lượng vitamin C, B9,… trong khoai.
4. Tránh sử dụng baking soda
Baking soda là thành phần thường được sử dụng để giữ màu sắc rau củ và làm thực phẩm nhanh chín có thể làm mất đi lượng vitamin B1 và vitamin C trong thực phẩm.
5. Thực phẩm chiên
Hạn chế chiên thực phẩm ngập trong dầu ở nhiệt độ cao, trong thời gian dài. Cách chế biến này có thể khiến cho protein trong thực phẩm bị đông lại và xơ cứng; đặc biệt ở mức nhiệt độ 650 độ C trở lên.
Để tránh mất đi độ ẩm của thực phẩm – khiến các dưỡng chất quan trọng bị bay hơi, bạn có thể bọc thực phẩm trong lá nhôm dùng trong chế biến thực phẩm. Cách này giúp giữ nhiệt cho thực phẩm và an toàn sức khỏe.
Tránh đồ sống mùa dịch Covid, chế biến thực phẩm sao cho tươi, sạch?
Thay vì các món ăn tươi sống tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, các bà nội trợ có thể lựa chọn các món ăn nấu chín vừa giữ được hương vị, vừa đổi món cho cả nhà trong mùa dịch.
Dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc hồi cuối tháng 12/2019, lan sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Nguồn lây lan của virus này cho tới nay vẫn là một ẩn số. Để bảo vệ sức khỏe của gia đình, các bà nội trợ cần lưu ý cách chế biến thực phẩm phù hợp trong mùa dịch.
Trong các khuyến cáo của WHO về dịch bệnh, tổ chức này luôn kêu gọi mọi người không ăn thức ăn tươi sống, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín và đảm bảo chất lượng.
Nhiều người dân thích ăn các đồ ăn tươi sống trên vì chúng tươi ngon, giữ được hương vị và độ ngọt đặc trưng. Trong khi tiết canh là món khoái khẩu của không ít người vào buổi sáng, gỏi cá thường là lựa chọn của nhiều người trên các bàn rượu tối để nhâm nhi, hàu sống là món tủ của người nghiện hải sản.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc lựa chọn các món ăn sống, tái vào thời điểm bệnh dịch vẫn đang diễn biến phức tạp là hết sức nguy hiểm.
Các chuyên gia cho rằng việc lựa chọn các món ăn sống, tái vào thời điểm bệnh dịch vẫn đang diễn biến phức tạp là hết sức nguy hiểm.
Thói quen ăn uống thực phẩm sống khiến nhiều người quên mất rằng các loại thực phẩm này vẫn có những cách chế biến khác giữ được hương vị đặc trưng, ngon miệng và điều quan trọng là đảm bảo loại bỏ khả năng nhiễm bệnh.
Thay vì ăn trứng trần, trứng lòng đào, các bà nội trợ có thể thay thế bằng các món trứng bác phương Tây lạ miệng, không bị ngấy. Trứng gà luộc cũng là một lựa chọn không tồi để đổi món mà vẫn cảm nhận được hương vị thơm bùi của loại thực phẩm này.
Trong các khuyến cáo của WHO về dịch bệnh, tổ chức này luôn kêu gọi mọi người không ăn thức ăn tươi sống, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín và đảm bảo chất lượng.
Gỏi cá có thể thay thế bằng cá nướng, hấp. Ngoài ra, cá nấu canh chua cũng là một món ăn vừa miệng, thơm ngon, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Hàu ngoài ăn sống còn có nướng mỡ hành, cháo, nấu canh chua. Mực, bạch tuộc có thể hấp bia mà vẫn giữ được độ tươi ngon vốn có.
Với thịt, nếu không thể ăn sống, chúng ta vẫn có thể luộc, hấp truyền thống hoặc thử làm các món mới như thịt nhồi măng, thịt cuốn bắp cải.
Khi chế biến thức ăn, bên cạnh nguyên liệu chính bổ dưỡng, có thể bổ sung thêm những gia vị có thành phần tự nhiên như tỏi, hành, hạt nêm Knorr để tăng hương vị cho món ăn, đồng thời giữ được chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
Theo Zing.vn
Bí quyết cạo vảy và khử mùi tanh của cá đơn giản nhất Bỏ túi mẹo này bạn sẽ thấy việc chế biến món cá đơn giản hơn rất nhiều. Cá là thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều người sử dụng để chế biến thành các món ăn hàng ngày. Muốn ăn cá tươi ngon thì nên mua cá về rồi mổ và sơ chế sẽ tốt hơn là bạn nhờ người bán hàng mổ trước....