5 cách giúp bạn trị sẹo thâm
Những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm trong nhà bếp có thể giúp làn da của phụ nữ được cải thiện.
Những vết thương đều có nguy cơ để lại sẹo. Nếu để lâu không chăm sóc, điều trị, vùng da bị sẹo sẽ thâm đen lại, khiến phái đẹp cảm thấy tự ti.
Beautynesia gợi ý một số cách khắc phục sẹo thâm từ những nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm trong cuộc sống.
1. Vôi
Hàm lượng Alpha-hydroxy acids (AHA) trong vôi có chức năng loại bỏ tế bào da chết, đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi độ đàn hồi của da. Bạn nên bôi lên vết sẹo 2 lần/tuần.
Đừng sử dụng quá thường xuyên vì điều này sẽ khiến da bạn nhạy cảm. Hãy ngưng sử dụng nếu bị nổi mẩn đỏ ở vùng sẹo.
2. Mật ong
Giống như vôi, mật ong cũng giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da. Hãy thoa mật ong lên vùng sẹo và để yên trong 30 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước.
Video đang HOT
Mật ong có nhiều ưu điểm trong việc điều trị da. Ảnh: iStock.
3. Hành tím
Không chỉ hữu ích trong việc nấu nướng, bạn có thể dùng hành tím để điều trị sẹo. Đặc tính kháng viêm của hành tím giúp ức chế sự hình thành sắc tố trên da sẹo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trên vùng da cơ thể.
4. Nha đam
Ngoài hành tây, lô hội cũng có đặc tính kháng viêm, giúp giảm kích ứng trên da. Bên cạnh đó, nha đam còn giảm sưng tấy, phục hồi da bị tổn thương và tẩy tế bào chết trên da sẹo.
Nha đam giúp việc chăm sóc da hiệu quả hơn. Ảnh: iStock.
5. Nước dừa
Dừa rất giàu vitamin C, chất xơ, kali và magie. Hàm lượng dinh dưỡng cao của nước dừa có tác dụng tốt cho sức khỏe và làn da của bạn. Mẹo nhỏ cho bạn trong việc điều trị sẹo thâm là rửa sạch vết thương bằng nước dừa.
Vitamin C trong nước dừa sẽ làm mờ sẹo thâm trên da. Ảnh: Getty.
Collagen ư đừng hão huyền "thần dược"
Cái tên collagen được bước ra từ những quyển sách chuyên môn dày cộp của các nhà khoa học chưa đầy nửa thế kỷ qua, đang dần trở nên quen thuộc.
Người ta thần thánh collagen như là thần dược, là cứu cánh cải lão hoàn đồng mà chưa hiểu hết về vai trò và công dụng của nó.
Collagen là một loại protein chiếm tới 25% tổng lượng protein trong cơ thể người. Các nhà khoa học thường ví collagen giống như một chất keo dính các bộ phận trong cơ thể người lại thành một khối hoàn chỉnh, nếu không có chúng, cơ thể người sẽ chỉ là các phần rời rạc. Collagen chiếm tới 80% trong mô liên kết, có tác dụng làm cho cơ thể hoạt động tốt, duy trì độ đàn hồi, sự mịn màng và độ sáng của da và tóc, chống lão hóa da, chữa bệnh khớp,...
Những công dụng...
Collagen là yếu tố cần thiết trong quá trình tạo ra các axit amin thanh khiết cho sức khỏe của làn da, mái tóc, móng tay, khớp xương và các mô khác trên cơ thể người. Với làn da, ngoài nhiệm vụ liên kết, nó còn có nhiệm vụ tạo sự đàn hồi. Collagen chiếm khoảng 70% cấu trúc da và được phân bổ chủ yếu ở lớp hạ bì của da. Collagen có tác dụng kết nối các tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến lão hóa, mà sự thay đổi trên làn da, trên khuôn mặt là dấu hiệu dễ nhận biết nhất: làn da bị khô, nhăn nheo bắt đầu từ các đường nhăn mảnh trên khóe mắt, khóe miệng, lâu dần thành nếp nhăn sâu, các đường nét khuôn mặt bị chùng nhão và chảy xệ. Vì vậy, collagen chính là nhân tố quan trọng giúp chúng ta duy trì sự trẻ trung. Trong y học chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ, collagen không phải là giải pháp duy nhất chống lão hóa, nhưng do collagen có hiệu quả trong quá trình hồi phục, tái tạo da, nên hầu hết các bác sĩ và chuyên gia thẩm mỹ đều khuyên dùng.
Sử dụng mỹ phẩm chứa collagen không phải là giải pháp cải lão hoàn đồng.
"Làn sóng" collagen
Cách nay vài năm, rất ít người biết collagen là gì. Thế rồi cơn sóng ồ ạt của trào lưu mới cùng phong cách của người sành điệu,... đặc biệt dưới sự quảng cáo cường điệu, bây giờ người ta quá quen thuộc với collagen. Từ đồ ăn, thức uống chứa collagen, viên bổ sung collagen và "nặng đô" hơn là tiêm collagen...
Người ta cho rằng, khi thiếu hụt collagen do tuổi tác thì cách tốt nhất là "huy động vốn" collagen từ bên ngoài. Có người chỉ nghĩ đơn giản uống nhiều collagen thì càng giúp cơ thể tạo ra collagen. Điều này là chưa chính xác, vì trong cơ thể có rất nhiều dạng collagen đảm đương những nhiệm vụ khác nhau. Hiện nay, có khoảng 28 loại collagen, nhưng chỉ có 5 loại hay gặp trong cơ thể: Loại I có ở trong da, gân, mạch máu, gan, thận, tim và xương. Loại II trong sụn, loại III trong hệ lưới. Loại IV trong màng đáy của lớp biểu mô. Loại V trong nhau thai. Trong 5 loại này thì ứng dụng quan trọng nhất là collagen loại I.
Collagen đang trở nên rất thời thượng. Người ta uống, chích collagen, thế nhưng collagen hiệu quả nhất khi cơ thể tổng hợp ra nó một cách tự nhiên. Dù collagen rất quan trọng cho cơ thể nhưng chưa có bằng chứng khoa học để khẳng định rằng sử dụng thức uống, thực phẩm có collagen thì giúp trẻ đẹp hơn. Chúng ta có thể "nâng cấp" collagen trong cơ thể bằng cách ăn những thức ăn giúp cơ thể tổng hợp collagen. Riêng đồ ăn, thức uống có chứa collagen tổng hợp thì sau khi vào hệ tiêu hóa sẽ được dịch tiêu hóa nhào trộn, phân hủy và biến thành các axít amin. Collagen đã không còn nguyên như lúc chưa được tiêu hóa và cũng khó hòa vào dòng collagen sẵn có của cơ thể. Do vậy, việc uống collagen không khác ăn thịt, cá, vì collagen sẽ tiêu hóa ở dạ dày - ruột, tạo ra các axít amin và các axít amin này có được cơ thể tổng hợp tạo thành collagen ở da, giúp trẻ hóa da mặt thì tới nay chưa có chứng cứ khoa học xác nhận. Hơn nữa, do collagen là chất đạm, khi uống tùy thuộc vào sự hấp thu của từng cơ thể. Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, có bệnh ở đường ruột... thì uống vào cũng khó hấp thu.
Mỹ phẩm chứa collagen có thật sự công dụng?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, cấu trúc phân tử của collagen quá lớn, không dễ dàng ngấm qua da để phát huy tác dụng. Dùng collagen bôi lên da mặt thì chỉ có tác dụng giữ ẩm giúp da không bị khô, da mềm mại, đàn hồi hơn. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu xác nhận bất kỳ tác dụng thần kỳ nào như là thần dược cải lão hoàn đồng của collagen khi bôi lên da mặt. Đối với các chế phẩm bôi ngoài da, mặc dù đạt tiêu chuẩn chất lượng vẫn có thể bị dị ứng da. Đặc biệt, nếu bôi collagen không đúng cách, không phù hợp cơ địa, hoặc dùng chế phẩm kém chất lượng, người dùng có thể bị tai biến như nhiễm trùng da hoặc viêm da dị ứng. Có nhiều người quá nôn nóng việc bổ sung collagen nên đã yêu cầu thầy thuốc chích thẳng collagen vào cơ thể. Điều này có thể gây hại vì có thể xảy ra các phản ứng như: nôn mửa, nóng sốt, ngứa, nổi đỏ, tróc da... hoặc bị đau ở nơi chích.
Vậy nên bổ sung collagen cách nào?
Thật may mắn khi thiên nhiên đã hào phóng ban tặng con người rất nhiều loại thực phẩm giàu collagen hoặc giúp cơ thể tổng hợp chất này. Cách tốt nhất giúp cơ thể tổng hợp thêm collagen bằng cách ăn những thực phẩm có khả năng kích thích sự tổng hợp collagen. Đó là những thực phẩm giàu vitamin C như: dưa hấu, cam quýt, ớt xanh, dâu tây, cải bó xôi, măng tây, trái cây màu đỏ... Trong cà chua có lycopenes là chất có tác dụng giúp cơ thể chống ôxy hóa, đồng thời cũng kích thích việc tổng hợp collagen. Những thực phẩm giàu vitamin B 3 như cá ngừ, củ dền, hạt hướng dương...; những thực phẩm giàu chất đồng như ngũ cốc, nấm, các loại hải sản như ngao, sò, ốc, hến... Người dân mình có món dân dã có lợi cho sự tổng hợp collagen, đó là cam và khoai lang, các sản phẩm từ đậu nành. Vậy nên, có ăn sơn hào hải vị thì cũng đừng quên bổ sung những thực phẩm này.
Rõ ràng, collagen không phải là thần dược. Nó chỉ có tác dụng cải thiện làn da tức thời, chứ không thể làm đảo ngược quá trình lão hóa của cơ thể. Không thể làm quay ngược thời gian của con người từ 50 tuổi trở về tuổi 30 được.
Bạn sẽ phải xem xét lại việc có nên tắm mỗi ngày hay không sau khi đọc điều này Không ít người trong chúng ta tin rằng việc tắm thường xuyên sẽ giúp cơ thể sạch sẽ, ít bị bệnh. Nhưng trên thực tế thì sao? Trang Medical Daily dẫn lời tiến sĩ Elaine Larson, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và phó trưởng khoa nghiên cứu tại Trường Điều dưỡng Đại học Columbia (Mỹ) cho biết tắm thường xuyên hay không...