5 cách đơn giản mà cực hữu ích giúp bố mẹ khiến con háo hức đến trường trong ngày khai giảng
Nhiều năm gần đây, học sinh bắt đầu đi học từ giữa tháng 8 nhưng khai giảng vẫn là ngày 5/9 như thông lệ. Thế nên bố mẹ cũng cần phải biết những chú ý này để giúp con có một ngày khai giảng trọn vẹn và ý nghĩa.
Không phải nói thì ai cũng biết khai giảng là một trong những ngày quan trọng của mỗi học sinh, đặc biệt là những bạn nhỏ bắt đầu đi học. Đó sẽ là ngày trẻ chính thức bắt đầu một môi trường học tập mới hoặc một giai đoạn học tập vất vả nữa lại quay lại. Có thể đây sẽ là khoảng thời gian không mong đợi vì có thể phải làm quen với bạn bè mới, ngôi trường mới; hoặc không còn được vui chơi thỏa thích.
Vì vậy ngày khai giảng sẽ là niềm vui hay nỗi sợ hãi của trẻ thì lại phụ thuộc vào sự quan tâm và giúp đỡ của bố mẹ. Do đó bố mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ về cả vật chất lẫn tinh thần đầy đủ để trẻ bước vào ngày khai giảng năm học mới một cách trọn vẹn và vui vẻ nhất. Bố mẹ đừng quên 5 lưu ý dưới đây nhé!
Cùng trẻ khám phá trường mới
Vì bắt đầu học chính thức từ giữa tháng 8 nên trẻ sẽ có thời gian làm quen với trường mới trước ngày khai giảng. Khoảng thời gian này sẽ vô cùng có lợi để trẻ thích nghi, tìm hiểu trường mới, thầy cô mới và bạn bè mới để ngày khai giảng không còn bỡ ngỡ.
Cho nên bố mẹ cũng hãy tranh thủ những ngày trẻ đi học trước khai giảng để cùng trẻ khám phá trường học. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với môi trường mới, tăng thêm sự tự tin, tránh cảm giác lo lắng, sẵn sàng cho việc tiếp thu những điều bổ ích tại ngôi trường mới.
Cùng trẻ khám phá trường mới là một cách giúp trẻ tự tin hơn. (Ảnh minh họa)
Chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho ngày khai giảng theo yêu cầu của giáo viên
Thông thường trẻ lớp 1 sẽ được giáo viên chủ nhiệm dẫn vào trường trong ngày khai giảng dưới sự chứng kiến của cả trường. Vì vậy tùy theo yêu cầu của giáo viên mà trẻ sẽ phải chuẩn bị cờ cầm tay hoặc bóng bay hoặc hoa cài áo cho phù hợp. Việc của bố mẹ lúc này là chuẩn bị chu đáo những đồ vật này cho con.
Bóng bay, cờ cầm tay hay hoa cài áo là những vật mà bố mẹ cần chuẩn bị trước cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Cùng với đó, bố mẹ cũng cần phải lưu ý về đồng phục mà trẻ sẽ mặc trong ngày khai giảng. Có một điều mà mọi người đều rõ là mọi đứa trẻ đều thích được mặc quần áo mới. Vì vậy mà bố mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ ít nhất là một bộ đồng phục mới để trẻ mặc trong ngày khai giảng. Việc được mặc quần áo mới sẽ giúp cho trẻ hào hứng và thích thú hơn rất nhiều.
Hãy xem ngày khai giảng như là ngày đặc biệt của gia đình
Vì ngày khai giảng của con là vô cùng quan trọng. Để con thích đến trường, cha mẹ đừng quên tổ chức ngày quan trọng đó thành một ngày đặc biệt của gia đình. Bên cạnh việc chuẩn bị những đồ cần có cho con thì bố mẹ cũng nên chuẩn bị một bữa tiệc để chào đón con khi con vừa ở trường về sau lễ khai giảng, hoặc ít ra là một bữa ăn có mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình với những món ăn mà con yêu thích.
Đặc biệt là dù có công việc bận rộn đến mấy thì bố mẹ hãy bớt chút thời gian để ít nhất là đưa đón con trong ngày khai giảng. Thậm chí nếu có thể, bố mẹ hãy xin nghỉ 1 hôm để cùng nhau đưa con đến trường và đề nghị nhà trường cho vào dự cùng con. Đây sẽ là điều con mong muốn và vô cùng thích thú.
Trò chuyện với trẻ và đề nghị trẻ đi ngủ sớm vào buổi tối trước ngày khai giảng
Dù đã được chuẩn bị kĩ càng thế nào thì trẻ vẫn không tránh khỏi những cảm giác bồn chồn trước ngày khai giảng. Vì vậy bố mẹ hãy giúp trẻ giải tỏa căng thẳng bằng cách trò chuyện với trẻ để biết được trẻ đang nghĩ gì và lo lắng như thế nào. Chỉ riêng việc được kể ra những lo lắng cũng đã giúp trẻ nhẹ nhõm phần nào.
Và sau khi đã trò chuyện cùng trẻ thì bố mẹ đề nghị con đi ngủ sớm để không bị muộn trong ngày khai giảng. Trước đó, vì trẻ con hay quên nên bố mẹ cần biết chính xác thời gian diễn ra lễ khai giảng để đưa đón con đúng giờ.
Bố mẹ cũng cần biết chính xác thời gian khai giảng để đưa đón con đúng giờ. (Ảnh minh họa)
Kết nối với giáo viên và bạn mới của trẻ
Đây là hai đối tượng mà trẻ sẽ gắn bó trong suốt thời gian sau này, khi năm học chính thức bắt đầu. Vì vậy mà bố mẹ nên chủ động liên lạc với giáo viên để được tư vấn xem cần phải làm gì và cùng giáo viên giúp đỡ con trong năm học sắp tới.
Bạn bè có thể là một trong những lý do khiến trẻ vui vẻ đến trường. Trong quãng thời gian học tập trước ngày khai giảng, trẻ thường đã làm quen được với một vài bạn trong lớp. Bố mẹ có thể nói chuyện về những người bạn này của con để khơi gợi sự hào hứng trong trẻ.
Với những sự chuẩn bị chu đáo này, chắc chắn trẻ sẽ có một ngày khai giảng trọn vẹn và ý nghĩa.
Theo Helino
Thanh Hóa: Trường học vùng lũ ngổn ngang trước ngày khai giảng năm học mới
Ngày khai giảng năm học mới 2018 - 2019 chỉ còn tính bằng giờ, nhưng những hậu quả mà đợt mưa lũ vừa qua vẫn còn để lại rất nặng nề đối với nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các huyện miền núi. Hàng trăm học sinh không còn trường học, phải đi học nhờ ngay những ngày đầu năm học mới.
Trường học vùng lũ ngổn ngang trước ngày khai giảng năm học mới
Để kịp thời cho ngày khai giảng năm học mới, với nhiều trường học là rất khó khăn, cần phải có thời gian để khắc phục môi trường, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho năm học mới.
Là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, huyện Cẩm Thủy có 11 trường bị ngập nước, nhiều trang thiết bị, đồ dùng dạy học bị hư hỏng. Mặc dù lũ đã rút, nhưng nhiều trường vẫn ngập trong bùn đất.
Ngay sau khi lũ rút, các lực lượng chức năng như bộ đội, công an, đoàn viên thanh niên đã triển khai công tác hỗ trợ các nhà trường dọn dẹp bùn đất, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tại huyện biên giới Mường Lát, mưa lũ đã gây ra tình trạng cô lập, chia cắt nghiêm trọng khiến việc di chuyển của các thầy cô giáo và học sinh vô cùng khó khăn.
Trong đó, tại xã Tam Chung, các cấp học Mầm non, Tiểu học và THCS bị sạt lở, nhiều phòng học bị sập, hư hỏng. Có những trường bị đất vùi lấp cao hơn 3m; toàn bộ khu nhà bán trú của học sinh trường THCS Tam Chung đã bị hư hỏng nặng.
Ngày 30/8 vừa qua, khi đất đá bất ngờ ập xuống, 48 học sinh ở bán trú tại trường THCS Tam Chung chỉ kịp tháo chạy khỏi phòng ở, bỏ lại toàn bộ tư trang, sách vở để vào nhà dân tránh trú.
Ngành giáo dục huyện Mường Lát cũng chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra
Huyện Mường Lát đã chỉ đạo ngành Giáo dục tùy theo mức độ thiệt hại, chủ động khắc phục, thu dọn trường lớp, chuẩn bị cho ngày khai giảng.
Ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: Đối với việc khai giảng năm học mới, huyện đã chỉ đạo khai giảng điểm ở trường Mầm non, Tiểu học hoặc THCS. Theo đó, nơi nào điều kiện cơ sở đã được dọn dẹp, ổn định thì học sinh ở các bậc học sẽ tập trung về điểm trường đó để tổ chức khai giảng.
Riêng đối với học sinh bán trú của trường THCS Tam Chung sẽ bố trí cho các cháu ở tạm trong nhà dân chờ đến khi nhà bán trú được xây dựng lại. Đối với một số điểm trường bị sạt lở cuốn trôi, các xã bố trí nơi học mới tạm thời cho các em học sinh.
Ngoài ra, tình trạng sạt lở cũng khiến nhiều điểm trường lẻ, phòng học bị đất đá sạt lở cuốn trôi, làm sập, hư hỏng nặng như: Khu bản Lìn của trường Tiểu học Trung Lý II bị đất đá, bùn vùi lấp, làm hư hỏng nặng, khả năng khắc phục để kịp khai giảng năm học mới là điều không thể.
Trường Tiểu học Trung Lý 2 bị bùn đất nhấn chìm
Đến thời điểm này, ngành Giáo dục huyện Mường Lát cũng chưa thể thống kê được hết những thiệt hại về trường lớp trên địa bàn các xã của huyện do tình trạng mất điện, hệ thống thông tin liên lạc tê liệt nhiều ngày qua, giao thông chia cắt, cô lập.
Còn tại huyện Quan Hóa, ngành Giáo dục cũng chịu thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất. Nhiều trường, điểm trường bị hư hại do mưa lũ gây ra.
Theo thầy Hắc Xuân Phúc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Sơn cho biết: Đợt mưa lũ vừa qua sạt lở đất đã vùi lấp nhiều phòng học, phòng chức năng khiến thầy và trò phải bỏ trường chạy. Nhà trường có tổng 315 học sinh, trong đó điểm chính là 264 học sinh.
Trong khi đó, tại điểm chính có 11 phòng học, phòng chức năng không thể sử dụng do sạt lở đất làm hư hỏng hoàn toàn. Hiện địa phương đang tiến hành mượn tạm khu nhà điều hành của đơn vị thi công nhà máy thủy điện Trung Sơn cho học sinh học tạm.
Tuy nhiên, khu nhà này người dân chạy lũ vẫn đang ở tạm, nhà trường đang kiến nghị chính quyền địa phương bố trí nơi ở cho người dân để học sinh có chỗ học.
"Khu nhà công nhân cũng chỉ ngăn ra được 5 phòng học, số học sinh còn lại sẽ phải bố trí đến các điểm lẻ của nhà trường. Còn về nhà ở cho giáo viên chưa biết bố trí ở đâu. Hiện tại, các giáo viên đang phải ở nhờ nhà dân. Ngày khai giảng tới đây, nhà trường sẽ tổ chức chung hai cấp Tiểu học và THCS", thầy Phúc chia sẻ.
Những hình ảnh trường lớp học tan hoang sau mưa lũ tại Thanh Hóa:
Nhiều phòng học tại huyện Quan Hóa bị đổ sập
Trường lớp bị bùn đất bao vây
Nhà công vụ giáo viên cũng hư hỏng nặng và bị đe dọa do sạt lở đất
Nhiều phòng học và phòng chức năng không thể sử dụng sau mưa bão
Phòng học bị bùn đất tràn vào cao cả mét
Trường lớp tan hoang sau lũ
Bùn đất ngập nửa phòng học tại huyện Quan Hóa
Ngày khai giảng cận kề, nhiều phòng học phải bỏ hoang do ảnh hưởng mưa lũ
Để khắc phục được hậu quả cần, ngành giáo dục nhiều địa phương tại Thanh Hóa phải có thời gian
Đường đến trường gian nan của học sinh các huyện miền núi sau mưa lũ
Nhiều trường học được trưng dụng làm nơi cho dân tránh lũ
Trường tiểu học Trung Lý 2, xã Trung Lý, huyện Mường Lát bị bùn nhấn chìm
Sách vở và trang thiết bị đồ dùng dạy học bị hư hỏng nặng
Tại huyện Mường Lát, còn nhiều trường, điểm trường bị sạt lở nghiêm trọng
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Bộ trưởng động viên thầy trò vùng lũ, ý kiến khác nhau về "công nghệ giáo dục" Tuần qua, thông tin về không khí chuẩn bị khai giảng năm học mới trên cả nước được đặc biệt quan tâm. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trực tiếp khảo sát tình hình thiệt hại do mưa lũ gây ra với giáo dục Sơn La, động viên thầy trò nhanh chóng khắc phục hậu quả, chuẩn bị chu đáo cho...