5 cách dễ dàng giúp trẻ cắt bớt giấc ngủ ngắn ban ngày
Trẻ càng nhỏ thì càng cần được ngủ nhiều. Nhưng khi trẻ đã lớn thì sao, làm thế nào để giảm bớt giấc ngủ ngày của trẻ?
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên cô bạn thân nhất, cũng đang là một người mẹ, đã hỏi tôi về lịch trình ngủ trưa của con gái tôi. “Con bé không ngủ trưa”, tôi trả lời. Con gái tôi có cả triệu thời khóa biểu khác nhau cho mỗi ngày và tôi luôn luôn phải trong tình trạng sẵn sàng ứng phó. Nhưng riêng giấc ngủ trưa thì không bao giờ xuất hiện trong lịch trình đấy. “Giấc ngủ sinh ra giấc ngủ”, bạn tôi đã nói như thế. Nghĩa là nếu cả ngày em bé không có giấc ngủ ngắn nào chỉ vì để dành cho đêm ngủ ngon thì sẽ khiến trẻ mệt mỏi quá mức và trẻ càng khó đi vào giấc ngủ hơn. Ngay lập tức, tôi lái xe trở về nhà và cho con gái tôi đi ngủ. Đó là câu chuyện cách đây đã lâu rồi.
Hiện tại, con gái tôi đã được 17 tháng. Bé có 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày: 9 giờ 30 và 13 giờ 30, nhưng tôi hi vọng trong thời gian tới, cô bé sẽ rút xuống còn 1 giấc ngủ ngày. Để mẹ con tôi có thể đến lớp nhiều hơn hoặc tôi có nhiều thời gian để làm mọi thứ với con vào buổi sáng mà không cần bận tâm đến giờ giấc. Tìm hiểu về cách cắt bớt cữ ngủ của con của các cha mẹ khác, tôi đã nhận ra rằng không có quy tắc chung nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ em. Và dưới đây là 5 cách của 5 mẹ khác nhau:
1. Cố gắng giữ trẻ tỉnh táo cho đến giờ đi ngủ
Giấc ngủ trưa rất quan trọng vì nếu không ngủ, trẻ sẽ bị mệt mỏi quá độ và khó ngủ vào buổi tối (Ảnh minh họa).
“Tôi cảm thấy những đứa con của tôi đã tự làm tốt điều đó vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Nhưng nếu chúng tôi đang ở biển hoặc hồ bơi mà con tôi muốn ngủ lúc 4 giờ chiều, tôi sẽ để con chợp mắt một lát. Cố gắng không cho con ngủ quá lâu hoặc ngủ sát 7 giờ 30 tối”, mẹ Dana Avidan Cohn chia sẻ.
Người mẹ tên Amanda Murray cho biết : “Chuyển từ 3 giấc ngủ ngắn trong ngày thành 2 giấc thì rất dễ dàng. Nhưng khi con tôi gần 1 tuổi, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc cần bỏ bớt 1 giấc ngủ ngày. Bình thường, giấc ngủ trưa thứ hai của con tôi bắt đầu lúc 10 giờ, nhưng hiện tại, thằng bé đang gặp khó khăn vì buổi sáng đã ngủ nhiều. Tôi sẽ cố gắng chỉ cho con ngủ ngắn trong vòng 15 đến 20 phút vào buổi sáng, và 12 giờ trưa sẽ là giờ ngủ kế tiếp của thằng bé. Muốn được thế, chúng tôi cũng phải thay đổi cữ bú sữa của con. Bây giờ, cách 3 tiếng, thằng bé lại bú khoảng 200ml. Chúng tôi sẽ thay đổi thành 4 tiếng một bình và có thể sẽ cắt bớt 1 bình sữa”.
Video đang HOT
3. Nếu trẻ đã lớn, cha mẹ hãy xem con mình có gặp khó khăn khi đi ngủ buổi tối hay không để quyết định việc ngủ trưa của trẻ
“Tôi nhớ có một thời điểm khi con trai út của tôi được 3 tuổi, thằng bé không chịu đi ngủ vào buổi tối. Tôi chợt nhận ra rằng đã đến lúc cho con bỏ ngủ trưa hoàn toàn. Nếu cậu bé sắp ngủ trong xe vào buổi chiều, tôi cố gắng hết sức để giữ cho con tỉnh táo, đến mức bất cứ khi nào ở trong xe, thằng bé đều hỏi: “Con có thể ngủ không?” – Krista Moatz kể lại.
4. Lùi thời gian ngủ trưa lại
Cha mẹ hãy để trẻ tự chọn giờ ngủ cho mình (Ảnh minh họa).
“Khi con gái tôi được khoảng 9 đến 11 tháng, tôi thấy con rất khó đi vào giấc ngủ trưa. Vì vậy, vợ chồng tôi đã quan sát con mỗi ngày. Rằng đêm qua con ngủ như thế nào? Có ngoan không? Rồi đến giờ ngủ trưa thì con có ngủ ngay không? Nếu cô bé không ngủ ngay, chúng tôi cũng không cố ép con. Chúng tôi đã chọn cách lùi thời gian ngủ trưa lại, từ 11 giờ thành 11 giờ 30 và bây giờ là 12 giờ”, Hannah McKinley nói về kinh nghiệm của mình.
5. Làm cho trẻ luôn bận rộn
Chia sẻ về trải nghiệm của mình, Jenny Sugar cho biết: “Con tôi được 1 tuổi và tôi sắp cho con đi học nhà trẻ. Ở trường, theo quy định, con chỉ được ngủ 1 giấc trưa ngắn. Thế nên, chúng tôi đã quyết định rèn con trong 1 tuần. Ngoại trừ cuối tuần, con được ngủ 2 giấc ban ngày, nhưng cũng chỉ kéo dài 1 đến 2 tháng thôi. Còn lại tất các các ngày trong tuần, con ngủ một giấc sau khi ăn trưa xong. Để làm được điều này, tôi nghĩ nên để trẻ luôn bận rộn, như chơi với bạn, đi dạo, vận động chẳng hạn. Hãy tránh xa xe hơi và xe đẩy ra thì mọi chuyện sẽ ổn”.
Đôi nét về tác giả:
Rebecca Brown hiện là nhà văn, là biên tập viên cao cấp chuyên mục mua sắm và làm cha mẹ của Popsugar. Ngoài ra, cô từng có 10 kinh nghiệm viết về mảng thời trang và lối sống cho các báo và tạp chí khác như: Teen Vogue, xoJane, San Francisco Chronicle, MTV, Seventeen, Referies29, Shape, Fitness, Time Out New York…
Nguồn: Popsugar
Theo Helino
Tiết lộ khung giờ cha mẹ nên cho con đi ngủ khiến ai nấy đều bất ngờ
Trẻ ở mỗi độ tuổi lại có thời gian ngủ khác nhau, đây là điều cha mẹ cần biết để đảm bảo con cái luôn được ngủ đủ giấc.
Theo một biểu đồ được đăng trên Lifehacker, trẻ em nên đi ngủ vào một thời điểm nhất định tròng ngày và điều này còn phụ thuộc vào thời gian khi trẻ thức dậy nữa. Độ tuổi được nhắc đến trong biểu đồ là từ 5 đến 12 tuổi, cho thấy trẻ em 5 tuổi nên đi ngủ trong khoảng từ 6h45 đến 8h15 tối tùy thuộc vào thời gian chúng thức dậy hôm sau. Trong khi đó, trẻ em từ 11 đến 12 tuổi nên ngủ từ 8h15 đến 9h45 tối.
Nếu trẻ 5 tuổi thường thức dậy lúc 6h30 sáng, thì các bé sẽ sẵn sàng đi ngủ lúc 7h15 tối, còn nếu bé thức dậy lúc 7 giờ sáng thì sẽ đi ngủ vào 7h30 tối. Trẻ 8 tuổi dậy lúc 6.45 sáng sẽ sẵn sàng đi ngủ lúc 8h15 tối, nếu như bé dậy lúc 7h30 sáng thì giấc ngủ tối sẽ là 9h.
Biểu đồ thời gian ngủ của trẻ ở từng độ tuổi.
Trang Sleep.org đã phác thảo số lượng giấc ngủ được khuyến nghị cho từng nhóm tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, đó là:
- Trẻ sơ sinh (từ 0-3 tháng): 14 đến 17 giờ.
- Trẻ sơ sinh (4 đến 11 tháng): 12 đến 15 giờ.
- Trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi): 11 đến 14 giờ.
- Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi): 10 đến 13 giờ.
- Tuổi đi học (6 đến 13 tuổi): 9 đến 11 giờ.
- Tuổi thanh thiếu niên (14 đến 17 tuổi): 8 đến 10 giờ.
Nguồn: The Sun
Theo Helino
Giấc ngủ trong kỷ nguyên số Chỉ một giấc ngủ, hoặc thậm chí một giấc ngủ ngắn, có thể giúp ta đúc kết thông tin về cảm xúc và kiểm soát được cách thức ta cảm nhận. Rebecca Spencer, nhà thần kinh học chuyên về giấc ngủ tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ), muốn nghiên cứu tính khoa học đằng sau những trải nghiệm nói trên. Spencer nói: "Quan...