5 bước làm ngay để cải thiện tiền bạc, giàu có là điều trong tầm tay
Bạn sẽ không giải quyết được vấn đề tiền bạc của mình trong một sớm một chiều nhưng nếu bạn bắt đầu ngày hôm nay với kế hoạch tốt, bạn sẽ nhanh chóng đi đúng hướng.
Meghan Murphy, phó chủ tịch của Fidelity Investments ở Boston, cho biết: “ Sức khỏe tài chính liên quan nhiều đến cảm xúc của bạn. Bạn có đang đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình không? Bạn đang giải quyết khoản nợ của mình chứ? Bạn có đang bám sát ngân sách đã lập không? Bạn có sự chuẩn bị để được bảo vệ nếu có điều gì đó bất ngờ xảy ra chứ?”
Việc bạn cảm thấy thế nào về tiền bạc của mình là một phần quan trọng trong triển vọng tài chính của bạn.
“Chúng tôi đã nói chuyện với những người ở cả hai thái cực tiền bạc và những người ở giữa; những người đang cảm thấy thực sự tự tin nhưng thực tế không làm tốt và những người đang làm rất tốt nhưng lại không nghĩ vậy. Chúng tôi giúp họ xây dựng sự tự tin và cho họ biết các bước cụ thể họ có thể thực hiện để cải thiện sự tự tin cũng như thúc đẩy tình hình tài chính của mình”, Murphy chia sẻ.
Dưới đây là 5 bước bạn có thể thực hiện ngay để thúc đẩy sức khỏe tài chính của mình.
Thẳng thắn trao đổi về tiền bạc
Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại khiến nhiều người cảm thấy khó khăn. Để thay đổi tình hình tài chính của mình, hãy thẳng thắn trò chuyện về tiền bạc với bạn đời của bạn.
Murphy nói: “Tiền là một trong những chủ đề mà mọi người hay tránh nói đến vì chủ đề này có thể khiến đôi bên cảm thấy không thoải mái và mất nhiều thời gian để nắm bắt được nguồn tiền của bạn đang đi đâu”.
Hãy lên kế hoạch cho một buổi trò chuyện về tiền bạc mỗi quý, mỗi tháng hoặc mỗi tuần một lần. Đó là lúc bạn và chồng/vợ mình cùng nhau xem xét các hóa đơn, chi phí và xem tiền của mình đang đi đâu, được chi tiêu thế nào, làm sao để tiết kiệm và bạn muốn hướng số tiền đó đi đâu trong tương lai.
“Điều này nghe có vẻ không thú vị nhưng khi ngồi xuống và cùng thảo luận về tiền bạc, điều này sẽ giúp đảm bảo bạn và người ấy hiểu hơn về nhau, cùng chung chí hướng. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, có động lực hơn nhiều,” cô nói.
Đã đến lúc bạn lấy giấy bút ra hoặc mở ứng dụng ghi chú hoặc bất kỳ ứng dụng hỗ trợ nào khác. Bạn cần biết những đồng tiền của mình đi đâu về đâu thay vì luôn mơ hồ về chính tình hình tài chính của mình.
Video đang HOT
“Hãy theo dõi mọi thứ bạn chi tiêu trong một tuần và viết chúng ra giấy. Phần thú vị của việc này là vào đầu tuần, bạn có thể ước tính số tiền mình sẽ chi tiêu trong tuần đó và cuối tuần tổng kết lại xem thực tế những gì bạn chi ra có gần với con số bạn dự đoán”, Murphy nói.
Hiểu cách chi tiêu của mình là một bước quan trọng trong việc kiểm soát tương lai tài chính của bạn. Murphy chia sẻ:
“Tất cả chúng ta đều có những ngày đến siêu thị và trở về với một đống đồ lỉnh kỉnh trên tay, hoàn toàn không giống như dự định. Nhưng nếu bạn thực sự có thể hiểu cách bạn tiêu tiền của mình, bạn có thể nhìn vào túi đồ đó và đưa ra cam kết rằng: “Nhất định tuần sau mình sẽ phải chi tiêu ít hơn 20 đô la hoặc 25 đô la”".
Bắt đầu quỹ khẩn cấp
Tất cả chúng ta đều biết mình cần phải có quỹ khẩn cấp, đặc biệt sau biến cố dịch COVID-19, chúng ta càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết này. Nhưng hãy thành thật mà nói, có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự có khoảng 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ đó? Đây chính là nhiệm vụ của bạn.
“Hãy thiết lập một tài khoản tiết kiệm khẩn cấp và bắt đầu gửi tiền vào đó. Hãy để khoản tiền đó “tránh xa tầm tay” của bạn, đừng dễ dàng tiêu phạm vào đó”, Murphy nói.
Bắt đầu giải quyết khoản nợ của bạn
Giải quyết nợ là một mục tiêu lớn, có thể kéo dài cả năm. Theo Murphy, đầu năm bạn hãy đặt mục tiêu rằng cuối năm sẽ không còn khoản dư nợ thẻ tín dụng nào hoặc trả hết khoản vay sinh viên hoặc bất kỳ khoản vay nào khác. Hãy đặt mục tiêu và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.
Một điều quan trọng cần nhớ khi đặt mục tiêu tài chính là: Đảm bảo mục tiêu của bạn có tính thực tế.
“Nếu bạn kiếm được 40.000 đô la một năm, sẽ là không thực tế khi nghĩ rằng bạn có thể tiết kiệm được một nửa. Hãy đặt ra mục tiêu phù hợp với tình hình của bạn, kiểm tra mỗi tháng một lần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng”, cô chia sẻ.
Việc tìm một người để thực hiện thay đổi cùng cũng rất hữu ích. Điều này cũng tương tự như việc bạn rủ bạn bè hoặc đồng nghiệp để bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn. Bạn có thể rủ vợ/chồng mình hoặc bạn bè thân thiết để cùng nhau đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Phát triển chiến lược
Đặt mục tiêu tài chính là rất quan trọng, nhưng bạn có thể sẽ gặp phải khó khăn, đặc biệt là khi cảm thấy mình không đủ khả năng. Hãy biết rằng bạn không đơn độc và bạn có thể liên hệ để nhận được sự giúp đỡ.
Trước tiên, hãy tìm hiểu về các nguồn lực có sẵn có thể giúp đỡ bạn. Đó có thể là những người có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, người có kinh nghiệm trong việc quản lý tiền bạc. Bạn cũng có thể tận dụng các chương trình đào tạo nghiệp vụ, hội thảo của công ty cung cấp để nâng cao nghiệp vụ.
Và điều quan trọng nhất là hãy phát triển một chiến lược cho mục tiêu bạn muốn đạt được. Bạn cần có một kế hoạch. Đó chính là bước khởi đầu tốt đẹp để bạn trở nên rủng rỉnh, giàu có hơn.
Sau đó, hãy theo dõi tiến trình của bạn. Có rất nhiều ứng dụng khác nhau có thể giúp bạn làm điều này hoặc đơn giản là ghi vào một cuốn sổ nhỏ luôn mang bên mình. Đừng sợ những cuộc trò chuyện thẳng thắn về tiền bạc. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào vấn đề của mình và thực hiện điều chỉnh ngay khi cần thiết.
Tốt nghiệp 1 năm, kiếm được hơn 20 triệu/ tháng, và đây là cách tôi tiết kiệm để nhanh chóng trở nên giàu có
Hãy bỏ ngay suy nghĩ "có bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu" đi nhé!
Tôi đã tốt nghiệp được một năm. Khi mới ra trường, tôi cũng đã phỏng vấn qua một số công ty nhưng kết quả không tốt lắm. Dần dà, tôi chuyển sang làm freelancer. Ngay từ đầu, tôi đã không để tâm quá nhiều đến chuyện tìm việc, bởi vì trước đây thu nhập hàng tháng trong lĩnh vực đầu tư đều có thể thu về trên dưới 10 triệu mỗi tháng. Tuy không nhiều nhưng ít ra cũng là một khoản.
Ngoài ra, khi còn là sinh viên, tôi cũng đã tích lũy được một con số tiết kiệm có thể khiến tôi sống chậm rãi vài ba năm mà không cần lo chuyện tiền bạc. Cho nên, dù đang làm freelancer, tôi vẫn có thể đi mua sắm, cafe với bạn bè mà không cần bận tâm quá nhiều.
(Ảnh minh hoạ)
Tôi không đặc biệt giàu có, nhưng so với những người vừa ra trường thì vẫn tốt hơn khá nhiều, và vẫn phải xem xét rằng tôi có thể trở nên giàu có hơn trong tương lai hay không. Tôi nghĩ bản thân có quan niệm về tiền bạc khá tốt, vậy nên hôm nay tôi sẽ nói về nó.
Đối với những người bình thường, họ muốn trở nên giàu có, trở thành những người sống trong ngôi nhà lớn, ăn sơn hào hải vị và sống một cuộc sống chất lượng cao. Với mục đích này, tiêu nhiều tiền để nâng cao điều kiện sống là điều không thể tránh khỏi, những chi phí này chỉ làm cho người bình thường trở nên nghèo đi nhanh chóng sau khi tích lũy được một lượng của cải nhỏ. Bởi vì mặc dù kiếm được nhiều hơn trước, đồng thời bản thân cũng tiêu nhiều hơn trước để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu trước "cuộc sống chất lượng cao trong tương lai" của mình.
(Ảnh minh hoạ)
Trên thực tế, từ người bình thường trở thành người giàu về biểu hiện thì nó chỉ mang tính chất thay đổi vật chất. Từ một ngôi nhà nhỏ thành một ngôi nhà lớn, từ những vật dụng mang thương hiệu bình thường chuyển sang những sản phẩm xa xỉ nhưng tất nhiên vẫn không thể tránh khỏi việc phải làm việc chăm chỉ hơn.
Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân, nếu không kiếm được quá nhiều thì hãy khoan tăng mức tiêu dùng. Ban đầu nghĩ điều đó rất dễ kiểm soát, nhưng không, nếu như đầu tư lời hơn tháng trước, vô thức tôi sẽ tìm đến những nhà hàng cao cấp để thưởng thức một món ăn ngon, như thế chẳng hạn. Điều này đi ngược lại với suy nghĩ ban đầu, cho nên tôi đã rút ra được một thái độ hợp lý, đó là: nếu bạn kiếm được nhiều tiền hơn, hãy duy trì cuộc sống hiện tại và tiết kiệm nhiều hơn, đó là cách có thể nhanh chóng trở nên giàu có.
(Ảnh minh hoạ)
Một số người cho rằng suy nghĩ của tôi rất kỳ lạ, bởi vì nếu kiếm được nhiều hơn, ăn những thứ đắt tiền hơn, sống cuộc sống chất lượng hơn không phải là chuyện bình thường hay sao? Nhưng hầu hết mọi người đã thực sự sai lầm khi bắt đầu theo đuổi sự giàu có. Theo tôi, chỉ cần thỏa mãn những nhu cầu cơ bản là đủ, tôi có quyền chỉ tập trung vào những thứ tôi thích, có quyền từ chối những cuộc tụ tập mà mình không muốn tham dự, thậm chí là chỉ dành cuộc sống sau giờ làm việc cho bản thân tôi mà thôi. Đó mới là mục đích thực sự của khái niệm "giàu có" trong tôi.
Kiếm càng nhiều, chi càng nhiều đã khiến con người sống trong vòng luẩn quẩn "tiền có bao nhiêu cũng tiêu hết". Cho nên, tôi dám khẳng định rằng, đối với tất cả những người bình thường, chỉ cần bạn theo đuổi sự giàu có với mục đích này, thì một ngày nào đó bạn sẽ thực sự có khả năng trở thành một người có tiền.
Bạn có thể nghĩ rằng, bây giờ tôi cũng đang tiết kiệm nhưng tôi vẫn nghèo, khác với do tôi nghèo cho nên tôi phải tiết kiệm. Tiết kiệm ở vế đầu là sự lựa chọn, tiết kiệm ở vế sau là biện pháp cuối cùng. Để đánh giá xem bạn có biết tiết kiệm hay không, điều này phụ thuộc vào việc bạn có kiếm được nhiều tiền hơn bình thường hay không, bạn vẫn có thể duy trì lối sống ban đầu của mình mà không cần mua những vật phẩm xa xỉ.
(Ảnh minh hoạ)
Và loại tiết kiệm này đối với những người bình thường chính là cách để mở ra con đường dẫn đến sự giàu có. Một người bình thường vô tình sở hữu nhiều của cải hơn bình thường sẽ có tác dụng phụ là tự kéo mình xuống, chuyển từ "đủ dùng" sang "xa xỉ" rất dễ, nhưng quá khó để từ "xa xỉ" trở về "đủ dùng". Kiếm nhiều hơn, tiêu nhiều hơn chính là bản tính của con người, quả thực khó tránh khỏi.
Một nhân vật trong phim có lời thoại là: "Nếu thị trường chứng khoán tăng điểm, chúng ta nên mua bánh mì kẹp thịt xông khói, trứng và sữa làm bữa sáng;
Nếu thị trường chứng khoán giảm, bữa sáng sẽ là một lát bánh mì với hai chiếc xúc xích rẻ tiền;
Nếu thị trường chứng khoán không biến động, bữa sáng sẽ là một chiếc bánh mì trứng và một cốc sữa."
Kiếm được nhiều một chút sẽ làm thay đổi hành vi của anh ta, nhưng thay vì chọn bữa sáng xa xỉ đắt gấp mấy lần, anh ta sẽ thay thế bằng những nguyên liệu chỉ chênh nhau một chút về giá trị, điều quan trọng là phải thấy hài lòng về mặt tâm lý.
8 bài học về tiền mà khi học được thì đã quá muộn, hiểu sớm để sớm sống cả đời không vất vả Hiểu những điều này càng sớm thì cuộc đời của bạn sẽ không phải vất vả vì tiền nữa. Morgan Housel là chuyên gia về hành vi tài chính. Trên trang CNBC đã đăng tải một lá thư ông đã viết gửi cho con gái mình về những bài học về tiền bạc, tài chính. "Vào ngày 3/6/2019, vợ chồng tôi chào đón...