5 bước để chuyển đổi nghề nghiệp sang lĩnh vực công nghệ
Nếu bạn coi lập trình là một sự chuyển đổi nghề nghiệp quan trọng và nghiêm túc, hãy xem xét đầu tư vào một khóa học toàn diện.
Nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đang tăng lên hàng năm trên toàn cầu. Tại Việt Nam, báo cáo của Bộ thông tin và Truyền thông năm 2017 cho biết, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành CNTT vào năm 2020, số nhân lực thiếu hụt lên đến 500.000 người.
Dưới đây là 5 bước để thay đổi sang nghề lập trình hiệu quả.
Hướng phát triển
Trước hết, hãy tự hỏi “bạn quan tâm đến việc gì?”. Có rất nhiều cơ hội và công việc khác nhau trong thế giới công nghệ: Phân tích dữ liệu, xây dựng trang web, tạo các ứng dụng web hoặc thiết bị di động, quản trị mạng, hoặc đi sâu vào một lĩnh vực công nghệ cao như AI, blockchain…
Hãy suy nghĩ về những gì thuộc CNTT khiến bạn đam mê nhất, nghiên cứu các bài phân tích chuyên gia, theo dõi các ý kiến của lãnh đạo trong ngành này để tìm ra hướng đi phù hợp. Ví dụ, bên cạnh ngành kỹ sư kỹ thuật phần mềm nói chung, các lĩnh vực công nghệ cao như blockchain, automotive, AI cũng rất hấp dẫn và nhiều cơ hội.
Khi đã xác định được lĩnh vực mà bạn yêu thích và muốn tham gia, bước tiếp theo là xác định những kỹ năng cần có.
Bạn có thể tham gia các sự kiện, vào forum, group cộng đồng công nghệ và lắng nghe từ người đi trước, nghiên cứu những gì mọi người đang làm trong vai trò đó. Đừng ngại đặt câu hỏi cho người có kinh nghiệm.
Trong các group này, bạn cũng có thể tìm được các bản mô tả công việc, với kỹ năng cần thiết cho từng vị trí.
Nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ thông tin đang tăng lên hàng năm trên toàn cầu.
Video đang HOT
Kế hoạch hành động
Bước tiếp theo là dành thời gian để học code – đây là một bước quan trọng. Rất nhiều khóa đào tạo đang được cung cấp trên thị trường, hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp, với nhiều phương pháp đa dạng. Quan trọng nhất trong bước này đó là tìm hiểu, phân tích thật kỹ xem phương pháp học tập nào sẽ giúp bạn học và thực hành nhiều nhất.
Nếu bạn coi lập trình là một sự chuyển đổi nghề nghiệp quan trọng và nghiêm túc, hãy xem xét đầu tư vào một khóa học toàn diện. Đơn cử, chương trình đào tạo kỹ sư phần mềm tại Đại học trực tuyến FUNiX với hình thức học trực tuyến và bằng cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Bên cạnh đó, trường cũng hợp tác với nhiều công ty phần mềm uy tín như FPT Software, TMA Solutions… chia sẻ cơ hội việc làm công nghệ cho sinh viên.
Tích lũy kinh nghiệm
Hãy tận dụng bất kỳ cơ hội nào để làm việc trên một số dự án cụ thể, nhằm thể hiện kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này và củng cố hồ sơ xin việc. Các nhà tuyển dụng tiềm năng đều quan tâm tới kinh nghiệm thực tế, cho dù đó có thể là dự án cộng đồng, dự án cá nhân hay các hợp đồng tự do.
Thực hành các dự án công nghệ trong thời đại này khá thuận lợi. Với kỹ năng lập trình, bạn có thể tự xây dựng một trang web, tham gia các nhóm dự án trên group công nghệ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập viết lách, chia sẻ về các kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân trên các blog công nghệ để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Với một số chương trình học lập trình, các bài tập thực hành có giá trị ngang với dự án thực tế. Ví dụ với chương trình học của Đại học trực tuyến FUNiX, những bài tập lớn (assignment) trong các chứng chỉ có thể coi là một dự án kinh nghiệm thực, được các nhà tuyển dụng ghi nhận trên CV.
Với chương trình học của Đại học trực tuyến FUNiX, những bài tập lớn (assignment) trong các chứng chỉ có thể coi là một dự án kinh nghiệm thực, được các nhà tuyển dụng ghi nhận trên CV.
Kết nối
Mặc dù hiện nay, hầu hết mọi thứ đều có thể thực hiện online, việc kết nối trực tiếp với mọi người ở các công ty khác nhau là vô cùng quan trọng. Kết nối và phát triển quan hệ trong cộng đồng nghề không chỉ giúp bạn hiểu thêm về các môi trường làm việc, mà còn giúp bạn tìm được nhiều cơ hội hơn. Nhiều công ty công nghệ có các chương trình giới thiệu nhân sự, thưởng tiền mặt cho nhân viên giới thiệu được thêm người đi làm. Vì vậy, hãy phát triển mối quan hệ càng nhiều càng tốt để có thêm cơ hội nghề nghiệp.
Nguyên Chương (Nguồn: Codingblonde)
Theo VNE
Khám phá 3 sản phẩm Công nghệ thông tin độc đáo của sinh viên
Công nghệ thông tin không chỉ là lập trình theo những ứng dụng sẵn có mà còn là 'mảnh đất' cho những nghiên cứu, sáng tạo thiết thực.
Với sự dẫn dắt của các thầy cô giàu kinh nghiệm cùng việc tiếp cận thường xuyên môi trường doanh nghiệp thực tiễn để nắm bắt nhu cầu thị trường, các bạn sinh viên Công nghệ thông tin (CNTT) trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sở hữu nền tảng vững chắc để liên tục 'trình làng' nhiều ứng dụng ấn tượng. Cùng điểm qua 3 sản phẩm độc đáo tại các cuộc thi uy tín gần đây nhé!
Thiết bị bổ trợ tự học cho trẻ em - 'Định hướng' tiếp cận công nghệ an toàn
Là sản phẩm độc đáo tích hợp từ công nghệ IoT (Mạng lưới kết nối vạn vật) và AI (Trí tuệ nhân tạo), 'Thiết bị bổ trợ tự học cho trẻ em' là sáng tạo của Lê Duy Khánh (sinh viên năm 3 ngành CNTT HUTECH). Thiết bị gồm phần cứng là bút cảm biến chứa mạch truyền tín hiệu qua wifi dành cho bé và phần mềm là website/app - với hệ thống máy chủ thu thập và phân tích dữ liệu từ bút cảm biến, cho ra kết quả học tập, tiếp thu của trẻ để gửi đến cha mẹ, giáo viên, người giám hộ,... Không chỉ kiểm soát, hỗ trợ quá trình tự học, thiết bị còn có thể hỗ trợ xây dựng một hệ sinh thái CNTT an toàn cho trẻ em, đặc biệt là khi trẻ tiếp cận Internet.
Lê Duy Khánh thuyết trình dự án 'Thiết bị bổ trợ tự học cho trẻ em' trước Hội đồng giám khảo cuộc thi HUTECH Startup wings 2019
Nhận được nhiều lời khen về tính thiết thực, khả năng ứng dụng những công nghệ hàng đầu hiện nay, 'Thiết bị bổ trợ tự học cho trẻ em' vừa giành giải Nhì chung cuộc tại cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp HUTECH Startup Wings 2019. Đồng thời, dự án cũng nhận được sự quan tâm từ các doanh nhân thuộc Hội đồng đầu tư của cuộc thi và nhận suất đặc cách vào thẳng vòng Chung kết cuộc thi Quốc gia khởi nghiệp 2019 - đặt những viên gạch đầu tiên cho hành trình bước ra thị trường.
Mắt kính thông minh - Lựa chọn để 'né kẹt xe' hiệu quả
Nhằm góp phần giải quyết tình hình ùn tắc giao thông, hai bạn Trần Anh Khôi và Trịnh Minh Tuấn cùng nhau tạo nên 'Mắt kính thông minh' - chiếc kính mắt nhận thông tin từ các ứng dụng định vị như Google Maps/Direction API,... trên các đoạn đường có trong lộ trình đã cài đặt, truyền thông tin đến người dùng để giúp người chủ động tìm đường đi, hạn chế ùn tắc. Ý tưởng về chiếc mắt kính tiện lợi này cũng giúp hai sinh viên CNTT HUTECH giành giải Nhì cuộc thi Lập trình sinh viên Makerthon 2018.
Hai bạn Trần Anh Khôi và Trịnh Minh Tuấn - sinh viên CNTT HUTECH giành giải Nhì cuộc thi Lập trình sinh viên Makerthon 2018 với ý tưởng 'Mắt kính thông minh'
Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế, chiếc kính mắt là sự tích hợp hàng loạt công nghệ như Random Forest, Google Maps/Direction API, WebRTC, BLE DSK,... kết hợp cùng phần cứng gồm Esp32, màn hình OLED, BLE, kính lúp, pin LiPo, mạch sạc pin,... Tất nhiên, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng kính này thay thế cho kính râm, kính chống bụi thông thường. Theo các giám khảo cuộc thi Makerthon, 'Mắt kính thông minh' là giải pháp khả thi, thậm chí có thể phát triển thêm nhiều tính năng để phục vụ đời sống con người tốt hơn. Đặc biệt, do quy trình lắp đặt đơn giản, đây sẽ là một sản phẩm giá 'mềm', phù hợp với túi tiền của mọi nhà - đặc biệt là sinh viên.
Đèn giao thông tự động - Giải pháp thông minh để điều tiết giao thông
Cũng nhằm hạn chế vấn đề ùn tác giao thông nhưng là từ cơ sở hạ tầng, 'Đèn giao thông tự động' của hai bạn Võ Hữu Nghĩa và Đỗ Trần Nguyễn là dự án đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Lập trình sinh viên Makerthon 2018. Dựa trên nguyên tắc liên kết giữa camera thu phát tín hiệu và bộ máy chủ xử lý dữ liệu truyền về, Hữu Nghĩa và Trần Nguyễn cho biết, 'Đèn giao thông tự động' có thể được thiết lập để tự động điều tiết giao thông hợp lý khi xuất hiện lượng xe lưu thông lớn. Sản phẩm đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ Hội đồng Giám khảo, sẽ là 'cánh tay đắc lực' để hạn chế ùn tắc, góp phần xây dựng ý thức tham gia giao thông cho mỗi người dân.
Thường xuyên tham gia các CLB học thuật, cuộc thi sáng tạo,... là nền tảng để sinh viên HUTECH cho ra đời những giải pháp công nghệ thiết thực.
Trên đây là 3 sản phẩm tiêu biểu của sinh viên với những thành công nhất định về cả chuyên môn lẫn ứng dụng thực tế. PGS.TS. Võ Đình Bảy, Trưởng khoa CNTT HUTECH cho biết: ' Bên cạnh chương trình chính khóa, sinh viên thường xuyên tham gia các CLB học thuật, hội thảo cùng chuyên gia, cuộc thi sáng tạo ngay trong trường. Đó chính là nền tảng để các bạn phát huy tư duy nhạy bén, tinh thần sáng tạo, cho ra đời những giải pháp công nghệ thiết thực'. Quá trình nghiên cứu, sáng tạo này cũng mang lại kinh nghiệm thực tiễn đáng quý, giúp sinh viên có cơ hội đầu quân vào các tập đoàn công nghệ uy tín ngay khi đang học. Bạn đã sẵn sàng trở thành 'đồng môn', cùng học tập, sáng tạo như những sinh viên CNTT HUTECH chưa nào?
Năm 2019, HUTECH Xét tuyển ngành Công nghệ thông tin tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, Anh) theo 4 phương thức:
1. Xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia;
2. Xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên;
3. Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM;
4. Thi tuyển sinh riêng do HUTECH tổ chức.
PV
Theo baodatviet
166 học sinh tranh tài tại sân chơi Olympic Robot tải hàng Sáng 30/3, Sở GD&ĐT TPHCM phối hợp với Eli Education tổ chức cuộc thi Olympic Robot bảng A - Robot tải hàng với sự tham gia của 166 học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố. Các bạn học sinh tham gia cuộc thi tại nhà thi đấu trường THPT Nguyễn Tất Thành, Q.6, TP.HCM. Cuộc thi nhằm giúp học sinh...