5 bí truyền ăn uống để có làn da trắng mọng như gái Hàn
Chế độ ăn uống có lượng glycemic thấp, thực vật và hải sản giúp người Hàn có làn da sáng mịn.
Các nghiên cứu cho thấy rằng làn da sáng, không có lỗ chân lông của phụ nữ Hàn Quốc có thể ít nhờ vào chế độ chăm sóc da 10 bước và hơn cả nữa đó là do chế độ ăn uống có lượng glycemic thấp, thực vật và hải sản của họ.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc phát hiện ra rằng khi người lớn tuân theo chế độ ăn uống có lượng đường huyết thấp điển hình trong 10 tuần, mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá giảm 27%, kích thước tuyến bã nhờn giảm 25% và tình trạng viêm nhiễm tổng thể giảm từ 40 đến 50%.
Một số món ăn phổ biến trong chế độ ăn của người Hàn Quốc đóng góp cho họ có làn da đẹp.
Kim chi
Kimchi là một món ăn Hàn Quốc lên men làm từ bắp cải với tỏi, đường, ớt và muối. Hàu hoặc cá cơm thường được thêm vào để làm đậm đà hương vị. Người Hàn Quốc gói nó trong các vại sành lớn và để bên ngoài để lên men, đôi khi trong vài tháng.
Vì sao kim chi giúp làm đẹp da: Siêu thực phẩm hớt váng này chứa lactobacillus, cùng một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong sữa chua, giúp thúc đẩy sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn trong đường ruột. Nhiều bác sĩ liên kết sức khỏe của đường ruột với sức khỏe của làn da. Vì tình trạng viêm trong ruột có liên quan đến các vấn đề về da như mụn trứng cá, kim chi có thể là món ăn khoái khẩu mà bạn thèm muốn.
Bên cạnh việc giảm mụn trứng cá, kim chi có thể ngăn ngừa nếp nhăn bằng cách bổ sung độ ẩm cho làn da của bạn. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2015 cho thấy rằng những đối tượng ăn vi khuẩn có trong kim chi hàng ngày đã cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ da và sự gia tăng axit hyaluronic – một thành phần dưỡng ẩm mà bạn phải trả rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da – chỉ sau bốn tuần.
Rượu gạo
Makgeolli là một loại rượu gạo sủi bọt có hương vị hơi ngọt và chứa khoảng 6 đến 8% cồn theo thể tích. Được làm bằng gạo lên men, men và nước, đồ uống có cồn có thể được mô tả là sự kết hợp giữa kombucha sủi bọt và rượu sake ngọt, sữa.
Vì sao nó tốt cho da: Một chai makgeolli chứa nhiều vi khuẩn probiotic tương đương với 100 cốc sữa chua, giúp nó trở thành một liệu pháp tốt cho hệ tiêu hóa và làn da của bạn. Một số người Hàn Quốc thậm chí còn thoa trực tiếp lên da. Nó cũng chứa nhiều axit amin và vitamin B, giúp làm săn chắc và sáng da.
Cách ăn : Để có được lợi ích làm đẹp, bạn cần uống tươi makgeolli đã được ủ trong khoảng một tuần (càng lên men lâu, nó càng giảm mạnh).
Đây là một món ăn phục vụ tại Hàn Quốc hàng ngàn năm, có thể sớm tiếp quản cương vị súp superfood du jour . Nó được làm bằng cách ngâm rong biển với thịt bò hoặc hải sản, và nêm với nước tương, muối, tỏi và dầu mè.
“Ở Hàn Quốc, canh rong biển là điều đầu tiên một phụ nữ ăn sau khi sinh,” một chuyên gia làm đẹp nói. Món ăn biển giàu khoáng chất này chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chăm sóc da – chỉ cần một miếng nori (loại rong biển dùng để cuốn sushi) cũng có lượng omega-3 tương đương với hai quả bơ. Omega-3 giúp làn da của bạn duy trì hàng rào dầu tự nhiên và nghiên cứu cho thấy liều lượng hàng ngày bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Video đang HOT
Trà lúa mạch, hoặc boricha, như người Hàn Quốc gọi nó, được làm bằng cách cho lúa mạch đã rang vào nước và đun sôi.
Lợi ích cho làn da : Trà lúa mạch chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu cho thấy những chất chống oxy hóa này có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự hình thành peroxynitrite, một chất oxy hóa tấn công mô da và tạo ra tổn thương DNA – thủ phạm chính gây ra nếp nhăn.
Một nghiên cứu khác cho thấy trà lúa mạch ngăn ngừa sâu răng bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn – hãy nghĩ về nó như một loại nước súc miệng có tính nóng, diệt vi khuẩn và có thể nuốt được.
Cách ăn : Người Hàn Quốc thường có sẵn trà lúa mạch cho mỗi bữa ăn – nó thường có sẵn trên bàn tại các nhà hàng. Tùy thuộc vào thời gian trong năm, loại nước này được phục vụ nóng hoặc lạnh.
Những món nóng hổi cho ngày mưa ở Sài Gòn
Chiều Sài Gòn thường có mưa lớn, không có gì thích thú bằng việc thưởng thức một chén phá lấu hay trái bắp nướng thơm nức mùi mỡ hành.
Sau khi mưa lớn, không khí lành lạnh bắt đầu len lỏi khắp ngóc ngách ở thành phố. Đó là lúc nhiều người nghĩ đến chén súp cua nóng ấm hay tô hủ tiếu có miếng giò thật to. Chưa hết, tô mì cay xé lưỡi hay chén phá lấu sần sật cũng khiến bạn xuýt xoa.
Dưới đây là những món ngon mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong thành phố.
Bò phá lấu
Phá lấu là món ăn quen thuộc khi nhắc đến ẩm thực đường phố ở Sài Gòn. Từ học sinh cấp 1 cho đến sinh viên hay người lớn, ai cũng thử qua chén phá lấu nhỏ thường bán bên đường.
Mỗi hàng quán có cách thêm gia vị khác nhau để làm hài lòng thực khách. Sự hấp dẫn của món này là mùi thơm phức, miếng bò dai dai nhưng vẫn có phần thịt mềm. Đặc biệt, chuẩn ngon của món phá lấu bò theo nhiều người là thịt không có mùi hôi.
Một điều nữa góp phần tạo nên sự thành công của món ăn đó là chén nước chấm đi kèm. Nước chấm thường là mắm pha với chanh hoặc quất (tắc), không thể thiếu tỏi, ớt băm.
Phá lấu tại Sài Gòn không chỉ bán ở vỉa hè mà còn có trong nhiều nhà hàng sang trọng, mỗi nơi đem lại cho thực khách một mùi vị riêng. Nhưng đúng điệu vẫn là ngồi ở một hàng bên đường hoặc trong hẻm, xì xụp chén đồ ăn với ổ bánh mì nóng giòn, vị chua cay của nước chấm.
Súp cua
Chén súp cua đặc sánh, ánh sắc vàng bắt mắt là món ăn quen thuộc của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.
Ở Sài Gòn, địa chỉ trứ danh phải kể đến quán ở gần Nhà thờ Đức bà hay tên khác là súp cua Hoà Bình. Chủ quán là anh Tâm. Gọi là quán nhưng nơi này không có bàn, chỉ có những chiếc ghế nhựa được đặt nép vào hai bên đường. Khách đến đây sẽ gọi món trước rồi chọn chỗ ngồi để thưởng thức sau.
Thành phần chính của món ăn gồm: cua, bột năng, nấm đông cô, nấm tuyết, trứng cút, các loại gia vị. Quán của anh Tâm còn có thêm trứng bắc thảo hiếm thấy ở những nơi khác.
Ngoài ra, những cái tên như súp cua Hạnh, quán Dũng hay chợ Thiếc, chợ Hồ Thị Kỷ hay chợ Phạm Thế Hiển... đều là những địa chỉ nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo.
Bắp, khoai nướng
Cứ chiều đến, những củ khoai mật tím đỏ được rửa sạch sẽ, những trái ngô nếp trắng nõn nà nằm xếp trên vỉ than hồng luôn hấp dẫn người qua đường ghé vào mua về.
Củ khoai to tròn sau khi nướng còn nóng hổi, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài để thưởng thức phần thịt dày ngọt, bùi, thơm nức mùi mật. Bắp (ngô) thì được bóc trần lớp vỏ, nướng cháy sém trên bếp than hồng cũng toả hương lôi cuốn. Món dân dã này được bán phổ biến trên nhiều tuyến đường ở Sài Gòn.
Người muốn ăn món này có thể tìm đến hàng chục chiếc xe xếp hàng trên những tuyến đường lớn như: 3 tháng 2 (quận 10), Sư Vạn Hạnh, Nơ Trang Long, Phan Xích Long, Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận)... Mỗi trái bắp, củ khoai từ 10.000 đồng.
Bánh đúc
Chén bánh dọn ra lúc nào cũng còn nóng hổi, bên trên là một ít nhân thịt bằm xào vừa miệng, nước mắm được chan xâm xấp. Bạn còn sẽ bị lôi cuốn bởi màu vàng cánh gián của hành phi, hành tây.
Sài Gòn có quán bánh đúc ở quận Phú Nhuận của bà Hồng là nổi tiếng nhất. Quán có thâm niên hơn 40 năm nhưng điều khiến nhiều người tò mò tìm đến đó là thái độ phục vụ "vừa bán như vừa đuổi khách".
Ấy vậy, ai từng ăn qua miếng bánh của bà Hồng đều tấm tắc khen. Bánh ở đây có vị cân bằng giữa các đồ ăn kèm, bột không quá nhão, nước mắm chan vào được pha vừa tay. Quán còn phục vụ nhiều món ăn vặt khác như bánh tiêu, bánh cam, sữa chua phô mai, nước rau má...
Còn không, thực khách có thể tìm đến quán Bà Già ở quận 10. Tuy chỉ mới mở cách đây 3 năm, quán ăn cũng trở thành địa chỉ hay lui tới của nhiều người. Ngoài thành phần chính, chủ quán còn cho thêm chả bò vào để ăn kèm.
Chủ quán Bà Già là cô Vân. Toàn bộ công thức nấu nướng đều do một tay con trai của cô thực hiện. "Ba năm trước, con trai tôi được truyền nghề từ một bà cụ. Sau đó chúng tôi mở quán và lấy tên Bà Già để nhớ công dạy của bà cụ", cô Vân kể lại. Video: Di Vỹ.
Mỳ cay muối ớt
Nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Trần Kế Xương (quận Phú Nhuận), quán của cô Huyền nổi tiếng khắp Sài phố khi bán món ăn hiếm thấy với kinh nghiệm 40 năm.
Thoạt đầu, thực khách sẽ thắc mắc lý do món ăn này lại được chú ý khi chỉ đơn giản là mì khô trộn với muối ớt. Nhưng người từng thử qua sẽ biết điểm độc đáo của món này nằm ở tô súp được bưng ra sau. Bên trong đó là sự hòa quyện vị ngọt của thịt bò băm, giòn giòn của bò miếng cộng với trứng gà và thịt tôm xay nhuyễn.
Chủ nhân của quán ăn gần nửa thề kỷ này là cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, 53 tuổi. Quán là "gia tài" của mẹ cô để lại. Trải qua nhiều lần dời chỗ, quán vẫn giữ lại hương vị theo công thức ban đầu.
Chọn món ăn cho những ngày mưa, bạn nhớ cho thêm ớt vào để gia tăng độ cay rồi gắp đũa mì cho vào miệng, chậm rãi nhai, húp thêm miếng súp thịt bò mềm mại.
Quán thường mở cửa từ 10h, đến xế chiều là vãn. Chủ quán cho hay, ngày mưa sẽ thường mở cửa trễ hơn. Mỗi suất ăn có giá từ 40.000 đồng. Giá sẽ còn tăng theo yêu cầu các món ăn thêm của bạn.
Cháo
Thành phố đã mưa thì không nên bỏ qua món cháo. Cháo ở Sài Gòn có nhiều lựa chọn để bạn phải suy nghĩ, từ cháo lòng, cháo trắng, cho đến cháo sườn, cháo bò viên, cháo ếch, cháo lươn và cháo cá.
Nếu thích cháo lòng, quán của cô Ba Đa Kao ở quận 1 là địa chỉ bạn nhất định phải ghé. Cháo ở đây giá 40.000 đồng một tô, nhiều khách nhận định đắt so với mặt bằng chung.
Bạn cũng có thể đổi qua cháo trắng chỉ bán vào ban đêm ở ngã tư Hàng Xanh hay cháo Tiều trong chợ Bàn Cờ, cháo sườn ở khu chợ Tân Định.
Người thích ăn nhiều đồ kèm cùng một lúc sẽ mê mẩn món cháo trắng. Thực khách sẽ được phục vụ các món đồ ăn kèm như tôm rim chua ngọt, củ cải muối giòn, mắm kho, cá cơm, trứng bắc thảo... theo yêu cầu.
Tại khu này có khoảng 3 quán cháo trắng liên tiếp. Thường thì cháo ở đây luôn thơm nức mùi lá dứa. Hạt gạo được nấu khéo nở bung như những bông hoa trắng. Cháo thường có độ sánh vừa phải.
Bún mọc
Nước lèo được hầm từ xương, viên mọc dai và thoang thoảng hương thơm là điều gây thương nhớ cho thực khách đến quán bún mọc Thanh Mai. Quán mở từ 40 năm trước.
Địa chỉ này bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1980. Nếu ngày trước cô Mai (chủ quán) chỉ bưng bán theo một gánh nhỏ thì bây giờ, cô đã có quán khang trang nằm ở ngã tư đường Nguyễn An Ninh và Trương Định, quận 1.
Toàn bộ phần mọc đều được chế biến từ giò sống, nấm mèo băm nhỏ và các loại gia vị theo công thức rồi hấp lên. Mỗi tô bún mọc đầy đủ tại quán có hai cỡ lớn và nhỏ, giá lần lượt là 60.000 và 55.000 đồng.
Quán thường mở cửa từ 5h nên thích hợp cho bữa sáng và bạn cũng không sợ bị mắc mưa khi di chuyển.
Hủ tiếu các loại
Hệt như món cháo, hủ tiếu ở Sài Gòn có nhiều biến tấu cho khách chọn lựa. Nếu thích bình dân, bạn có thể đợi đến chiều để ăn hủ tiếu gõ. Muốn thưởng thức vị lạ miệng, bạn có thể chọn hủ tiếu hồ hoặc hủ tiếu cà ri bò viên gốc Hoa. Ngoài ra còn có hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu hoành thánh, hủ tiếu cá...
Kích thước hay độ dai của cọng hủ tiếu sẽ thay đổi tuỳ theo món ăn. Nếu hủ tiếu cá có cọng như bánh phở, mềm mại và trắng phau, cọng hủ tiếu hồ lại trong và hơi dai.
Bạn sẽ còn ấn tượng với món hủ tiếu Mỹ Tho tại quán Thanh Xuân đã hơn 7 thập kỷ. Tại đây, ngoài các nguyên liệu thường thấy, quán còn cho thêm thứ nước sốt thịt băm được nấu theo công thức gia truyền.
Nhắc đến món ăn như cái hồn của đất Sài Gòn này, người ta thường nghĩ ngay cho bữa sáng. Nhưng ở phố, món ăn được bán vào tất cả thời điểm trong ngày, lúc nào cũng nóng hổi nên rất thích hợp làm ấm người khi trời mưa. Giá trung bình một tô hủ tiếu khoảng 30.000 đồng.
Mùa cá cơm kém vui của ngư dân Theo lich khai thac hai san cua ngư dân, mua đanh bắt ca cơm đa qua đươc 2 thang. Tuy nhiên, khac vơi moi năm, mua ca năm nay san lương khai thac cua ngư dân Bình Thuận đat thâp nhưng gia thu mua nguyên liệu giam manh. Những ngày này, tai bãi sau Mũi Né (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), tau...