5 bé sinh 5 đầu tiên của VN háo hức vào lớp 1
Những ngày cuối tháng 8, căn nhà nhỏ của gia đình chị Lê Huỳnh Anh Thư trong con hẻm 320, Trần Bình Trọng luôn rộn ràng. 5 đứa trẻ (ca sinh 5 đầu tiên của Việt Nam) đã chính thức vào lớp một.
5 đứa trẻ (ca sinh 5 đầu tiên của Việt Nam) đã chính thức vào lớp một. Ngôi trường mà các em theo học là trường tiểu học Lê Văn Tám (Quận 5, TPHCM) chỉ cách nhà vài trăm mét
Ca sinh 5 đủ cả “nếp tẻ” với 3 nam là Nguyễn Lê Quách Thế Huynh, Nguyễn Lê Quách Thế Đệ, Nguyễn Lê Quách Thế Lộc và 2 bé gái là Nguyễn Lê Quách Phượng và Nguyễn Lê Quách Muỗi
Ngày đầu tiên đi tựu trường về, điều mà 5 đứa trẻ ấn tượng nhất tại ngôi trường mới – là “Cô giáo rất hiền”.
Chia sẻ về điều này, cô Nguyễn Thị Hồng Phấn, giáo viên chủ nhiệm của anh em Huynh, Đệ Lộc cười và cho rằng, giáo viên dạy lớp 1 phải hiểu được tâm lý trẻ nhỏ. Các con vừa chuyển từ môi trường mầm non, còn nhiều bỡ ngỡ nên giáo viên vừa phải gần gũi, trò chuyện, nhưng cũng không quên nhắc nhở mỗi lúc các con nghịch ngợm, làm sai.
Sau khi bốc thăm phân lớp, 5 đứa trẻ được chia thành 2 lớp, 2 bé gái học lớp 1.2 và 3 bé trai học lớp 1.3. Cô Phấn cũng cho biết thêm, 3 anh em trai đều đã quen với môi trường học tập mới. Đôi khi có chút chậm, nhưng các con đều ngoan ngoãn trong giờ học
Vào giờ ra chơi, 2 bé gái từ lớp bên cạnh lại chạy sang, ý ới gọi các anh em xuống sân trường nô đùa
Video đang HOT
Tại trường mới, những đứa trẻ nhanh chóng thích nghi và tỏa vẻ thoải mái
Đôi khi cũng có chút rụt rè
Bà Phùng Ngọc Thúy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Văn Tám cho biết: 5 đứa trẻ được chia thành 2 lớp thông qua việc sắp xếp ngẫu nhiên. Mặc dù không chung lớp, nhưng 2 lớp nằm ngay cạnh nhau, vẫn khá thuận tiện cho ba mẹ đưa đi học.
Các em đi đâu cũng đi cùng với nhau. Trên thực tế, việc chia lớp cũng chẳng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý 5 anh em, những đứa trẻ hồn nhiên, dễ mến. Ở ngôi trường mới, chúng vừa kết bạn thêm bạn học mới, lại có những bạn cùng trường mầm non, lớn lên cạnh nhau, vì vậy nhanh chóng hòa nhập.
Dù nhà gần trường nhưng mẹ bé cũng phải vất vả đi 2 chuyến xe mới chở hết được 5 bé. Chị Anh Thư, mẹ của 5 đứa trẻ phải nghỉ công việc bán hàng, nhờ bà nội, bà ngoại phụ giúp chăm sóc các bé. Chồng chị lo kiếm kinh tế để nuổi đàn con thơ. Những ngày không đi gửi trẻ, cả 5 đứa đều ở nhà, chị sẽ “đảm đương” 3 cậu con trai, bà nội “phụ trách” 2 bé gái. Quanh đi, quẩn lại hết một ngày
Bà Nguyễn Thị Kim nội của 5 bé cho biết, từ ngày các cháu ra đời, hiếm khi nào bà có thời gian rảnh để đi ra ngoài. Hoặc có, thì cũng là “cắp nách” 2 trong 5 đứa đi cùng
Bà Kim cho biết thêm, trong thời gian nghỉ hè, bà nội và mẹ cũng đã rèn cho các bé khả năng tự vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, để các con có thể chăm lo cho bản thân khi ở trường. Bà chia sẻ: “Mặc dù nhà gần trường, nhưng gia đình vẫn cố gắng để cho các cháu ở bán trú. Vừa tạo cho các bé tính tự lập, lại vừa đỡ vất vả cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là những hôm mưa gió”
5 bé tự học ở nhà. Trước khi đến trường tiểu học, các bé cũng được mẹ và nội dạy kèm, ở nhà còn thuê thêm cô giáo để dạy kèm để các bé nhanh chóng bắt kịp với các bạn
Bé lớn nhất là Thế Huynh, mặc dù cũng nhỏ thó như những đứa em, nhưng Huynh tỏ ra trầm tính, ít nói hơn. Bé cũng rất biết quan tâm mọi người, thấy bà nội đang ngồi trên ghế, bé tự động mang gối ra cho nội tựa lưng, sợ nội đau mỏi. Hai bé Phượng và Đệ có phần e dè với người lạ, trong khi 2 em út là Muỗi và Lộc dạn dĩ, hay nói cười hơn cả
Gia đình không khác một nhà trẻ. Dù vất vả nhưng cả chị Thư và bà nội đều ngập tràn trong hạnh phúc khi nhìn thấy những đứa trẻ khôn lớn từng ngày
Theo VietNamNet
Làm gì nếu học sinh "bị đuối" khi bước vào đầu cấp?
Không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng, học sinh nản chuyện học tập khi mới "chân ướt chân ráo" vào lớp 1 hay lớp 6.
Giai đoạn này, học sinh buộc phải làm quen với môi trường học tập mới, lượng kiến thức cao hơn dẫn đến ban đầu trẻ nhập cuộc khá vất vả.
Bước vào lớp đầu cấp, học sinh sẽ phải mất khoảng thời gian ban đầu để làm quen với môi trường học mới. Ảnh minh họa: Q.Anh
Hụt hơi khi vào đầu cấp
Con mới đi học được 2 tuần nay, song quãng thời gian này đối với chị Vũ Thị Vân (Ba Đình, Hà Nội) không ngày nào là không lo lắng cho chuyện học của con vừa vào lớp 1. Chị Vân cho biết, có tham khảo và được biết quy định của Bộ GD&ĐT là cấm dạy chữ trước khi vào lớp 1. Để học sinh như nhau khi vào lớp 1, cô sẽ uốn nắn từng trẻ được dễ hơn, tránh tình trạng bé biết đọc, viết rồi, cô sẽ khó dạy chung với các bé chưa biết... Tuy nhiên, chính sự chủ quan của chị khiến con mình như "tờ giấy trắng" khi bước vào lớp 1.
"Thấy con về nhà có vẻ không thích học, ngồi học không tập trung và kiếm cớ để không đi học, tôi hỏi con thì biết con sợ đi học vì học kém. Các nét cơ bản, thuộc mặt chữ con kém xa với các bạn trong lớp. Thậm chí, trong lớp có bạn đã mang truyện tranh đọc cho nhau nghe. Hôm rồi, cô giáo chủ nhiệm lớp 1 vừa than phiền là các bé khác đều biết đọc biết viết hết, mỗi con là không biết nên cô có vẻ không vui. Bản thân tôi cũng không muốn ép con học, nhưng giờ cũng hoang mang vì chưa biết phải làm sao. Con bị chậm so với bạn bè, lo con thấy sợ hãi việc học, cũng tính chuyện cho con đi học thêm, nhưng cho con đi học vào lúc này cũng lo vì con đã học chính rồi, còn đi học thêm nữa", chị Vân kể.
Không chỉ lớp 1, đối với nhiều phụ huynh, học sinh lớp 6 cũng đang "loay hoay" chuyện học của con. Bởi từ cấp tiểu học bước sang THCS, cụ thể là lớp 6 có sự khác biệt rõ rệt, không chỉ tăng số môn học mà khối lượng kiến thức nhiều hơn, khó học hơn. Nhiều môn có hàm lượng kiến thức khó như: Toán, Vật lý. Một số môn có tính chất học thuộc lòng nhiều như: Ngữ văn, Sử, Địa, Sinh học, Công nghệ...
Chị Thu Thảo (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 6 công lập chia sẻ: "Mới hôm đầu đi học con còn hứng thú vì cô chủ yếu dặn dò, giới thiệu về môn học... nhưng sang đến tuần tiếp theo, con thực sự cảm thấy sợ đi học vì quá nhiều sự khác biệt so với học tiểu học. Nội quy của THCS cũng khắt khe hơn, không được ăn quà bánh trong trường, đi muộn chút, hay quên không đeo khăn đỏ là bị sao đỏ ghi tên. Giờ vào lớp sớm hơn, giờ tan trường cũng rất muộn vì nhiều hôm học 5 tiết. Chương trình học nặng hơn, nhiều môn học thuộc nên con phải dành nhiều thời gian để học, ít thời gian chơi như trước".
Hãy đồng hành với con trong giai đoạn đầu
Nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học lóp 1, cô Nguyễn Thanh Huyền - giáo viên tiểu học ở Hà Nội cho biết, chuyện cho con đi học trước khi vào lớp 1 là khá phổ biến ở các thành phố lớn, tuy nhiên điều này đã bộc lộ 2 mặt: Trẻ đi học trước sẽ biết sớm và học trong thời gian đầu nhanh, cô giáo cũng nhàn vì theo chương trình làm quen cho học sinh mới vào các em đã thông thạo rồi. Tuy nhiên, lại bộc lộ một số bất cập của việc này, đó là trẻ mất đi hứng thú học đường, nảy sinh tư tưởng chủ quan và mất tập trung trong giờ học.
"Với trường hợp chưa đi học chữ, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, trong thời gian mới bắt đầu đừng quá quan tâm đến điểm số, chuyện con viết sai, đọc sai... là bình thường, không nên quát mắng, so sánh con với các bạn, tránh cho con mất tự tin, sợ đi học. Phụ huynh cố gắng kèm con thêm, bám sát vào các nội dung học của con, có thể cho con viết thêm, đọc thêm ở nhà. Ngoài ra, cố gắng phối hợp với giáo viên, đề nghị giúp đỡ con trong học tập nhiều hơn. Sau một thời gian, các con quen dần và không còn sợ đi học nữa vì đã theo kịp chương trình", cô Huyền cho biết.
Còn đối với trẻ vào lớp 6, anh Trần Mạnh Tuấn có con học lớp 7 Trường THCS Việt Nam - Algeria (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, cách hiệu quả nhất là đồng hành cùng với con, có kế hoạch cho cả tuần và thường xuyên nhắc nhở con trong chuyện học, tuân thủ nội quy trường. Với môn học thuộc, hãy giải thích, kiểm tra kiến thức của con để nhắc bài. Còn đối với các môn tự nhiên như Toán, giúp con nắm chắc công thức, khái niệm... để làm bài tốt hơn.
"Phụ huynh cũng không nên đặt nặng điểm số khi con mới vào lớp 6. Có thể con ở tiểu học hay được điểm 9 - 10, nhưng lớp 6 điểm thấp hơn cũng không nên gây sức ép khi con chưa được điểm cao. Đặt thời gian biểu hợp lý để giúp con ngủ đúng giờ, dậy sớm để chuẩn bị đi học đúng giờ. Sau khoảng 2 tháng, con sẽ có ý thức và quen dần với học THCS, phụ huynh sẽ thấy con tự biết cách chăm sóc bản thân và học tập tốt hơn so với học tiểu học", anh Tuấn chia sẻ thêm.
"Hiện nay, xã hội phát triển nên phụ huynh quan tâm đến chuyện học tập của con em mình hơn đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy đó là khi gặp bế tắc trong việc quản lý con cái, hoặc nhận thấy con có dấu hiệu học kém, chưa bắt kịp chương trình là phụ huynh nghĩ ngay đến chuyện học thêm cho con. Điều này vô tình gây sức ép cho học sinh, trong khi phụ huynh chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân là gì, chưa dành thời gian quan tâm, động viên và kèm cặp con thêm. Học sinh phải gồng mình vì điểm số, vì đi học thêm gây hệ quả đó là ảnh hưởng tới tâm lý học sinh, căng thẳng, chán học".
(TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội)
Theo giadinh.net
Chương trình giáo dục mới: Học sinh lớp 1 sẽ làm gì cả ngày ở trường? Nhiều nội dung tự chọn của lớp 1 năm học này sẽ trở thành bắt buộc của năm học tới, trong đó có việc dạy học 2 buổi/ngày. Học sinh sẽ có trọn vẹn cả ngày ở trường nên Bộ GD-ĐT cũng buộc phải có những hướng dẫn phù hợp với yêu cầu mới này. Học sinh lớp 1 tại TP.HCM bước vào...