5 bàn phím cơ đáng mua nhất trong tầm giá 2 triệu
Nhu cầu về bàn phím cơ ngày càng tăng. Không phải ai cũng có đủ hiểu biết để lựa chọn cho mình một sản phẩm giữa một ‘rừng’ thiết bị như hiện nay.
Đặc điểm để phân chia các loại bàn phím cơ chính là switch (cơ chế đàn hồi của nút bấm). Có 3 loại switch cơ bản: Red, Blue, Brown. Ngoài ra còn có các switch do các hãng tự sản xuất như Green và Orange của Razer.
Switch Blue dành riêng cho giới văn phòng, thường xuyên soạn thảo văn bản. Đặc điểm của switch Blue là tiếng clicky và người dùng có thể cảm nhận được một khấc nhỏ trong quá trình gõ. Điều này giúp cảm nhận tốt hơn khi nào phím của mình đã ghi được tín hiệu.
Trái ngược với Blue, switch Red mang lại trải nghiệm êm ái, nhẹ nhàng. Chuyên dành cho các game thủ, vì vậy switch Red không tạo ra bất cứ tiếng clicky hay cảm giác khấc nào. Nó giúp tăng sự tập trung cho người chơi hoặc cho những người dị ứng với các âm thanh lạ.
Lai giữa hai loại trên, switch Brown vừa mang lại cảm giác của khấc nhỏ như Blue và cả sự êm ái của Red. Đây là lựa chọn cân bằng giữa hai loại switch Red và Blue. Nó dành cho những người thích yên tĩnh, không chịu được tiếng clicky nhưng lại muốn có cảm giác kiểm soát tốt lực bấm.
1. Corsair K63R (1,98 triệu đồng)
Corsair K63R thích hợp cho những gamer thường xuyên di chuyển.
Corsair là thương hiệu đến từ Mỹ, khá nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất thiết bị PC. Góp mặt trong danh sách này là sản phẩm có tên K63R.
Model này chỉ có duy nhất một sự lựa chọn là switch Red từ Cherry, một hãng chuyên sản xuất switch của Đức. Bàn phím có định dạng Ten key less (TLK- không có bàn phím số). Vì thế nó khá nhỏ gọn, thuận tiện cho nhu cầu di chuyển nhiều.
Đèn nền chỉ có duy nhất màu đỏ cùng nhiều tùy chọn hiệu ứng hiển thị ánh sáng rất bắt mắt. Corsair K63R trang bị đầy đủ các phím media hỗ trợ tốt nhu cầu nghe nhạc, xem phim. Ngoài ra còn có chế độ gaming mode, giúp game thủ khóa phím Windows, tránh gây bấm nhầm dẫn tới thoát ứng dụng khi đang chơi.
2. G.Skill KM570 giá 2,2 triệu đồng
Gskil KM570 có nhiều tùy chọn phù hợp cho những nhu cầu khác nhau.
Gskill là thương hiệu của Đài Loan nổi tiếng với những cây RAM như Sniper hay Ripjaws. Giờ đây Gskill đã xuất hiện trên bản đồ bàn phím cơ thế giới với mã hàng KM570.
Cũng sử dụng switch của Cherry nhưng sản phẩm này cung cấp cả ba tùy chọn switch Red, Blue, Brown tùy theo từng nhu cầu. Bàn phím có dạng đầy đủ tất cả các phím những khác gọn gàng do viền được thiết kế rất mỏng. Đèn nền ở dạng đơn sắc màu đỏ.
Tính năng gán tổ hợp phím được thực hiện trực tiếp trên sản phẩm. Thích hợp cho các gamer thường sử dụng tổ hợp phím cho các combo, hay giới văn phòng sử dụng cụm phím tắt. Quá trình thiết lập rất đơn giản. Chỉ cần nhấn phím MR (macro) sau đó chọn các phím tổ hợp và gán nó với một phím. Điều này giúp thao tác sử dụng tinh gọn đi rất nhiều.
Ngoài ra KM570 cũng có chế độ Gamming Mode, tùy chỉnh ánh sáng trực tiếp bằng các phím chức năng.
Video đang HOT
3. TT eSport Mekapro giá 2,29 triệu đồng
Meka Pro chú trọng hiệu năng sử dụng, trải nghiệm gõ cũng như hiệu ứng ánh sáng.
Một thương hiệu nữa cũng đến từ Đài Loan, TT eSport chuyên sản xuất thiết bị cho thể thao điện tử mang đến sản phẩm có tên Meka Pro. Bàn phím này có thiết kế đơn giản với hai màu đen và đỏ. Nó có kích thước tiêu chuẩn, đầy đủ cả phím số và các phím đa phương tiện.
Meka Pro chỉ có một tùy chọn duy nhất là switch Blue của Cherry. Được sản xuất để hướng tới người dùng muốn có những trải nghiệm thật sự cơ học của bàn phím.
Các tùy chỉnh về hiệu ứng, gán phím Macro đều thực hiện trực tiếp thông qua các phím chức năng, điều này giúp đơn giản hóa thao tác thích hợp cho những người mới làm quen với bàn phím cơ.
Mekapro có hệ thống đèn LED đơn sắc màu đỏ hiện thị rất đẹp. Bên cạnh khả năng cài đặt ánh sáng cho tường phím, nó còn có sẳn những chế độ ánh sáng dành riêng cho các thể loại game như FPS, MMO, MOBA, RTS hỗ trợ tốt hơn cho người chơi.
4. Logitech G Pro giá 2,49 triệu đồng
Vỏ hộp của G Pro có sologan “Mục đích duy nhất: Chơi để chiến thắng”.
Về thương hiệu thì Logitech đã quá quen thuộc với người dùng Việt Nam, từ những sản phẩm bình dân cho tới cao cấp. Bàn phím cơ của Logitech phổ biến với các mã G610, G413, G310, G810. Trong đó G Pro được xem là nổi trội nhất trong các mã.
Sản phẩm có thiết kế tối giản, vuông vưc và nhỏ gọn. Định dạng TKL giúp bàn phìm tiện lợi trong việc di chuyển. Tuy là TKL nhưng G Pro vãn có đầy đủ các phim đa phương tiện. Dây cáp được bọc vải dù chịu lực và một lốp chống nhiễu tín hiệu. Cổng kết nối có hai moc cao su giúp cố định dây rất tốt. Đây cũng là sản phẩm duy nhất trong 5 loại có đèn nền RGB, hiện thị được nhiều màu sắc, giúp hiệu ứng ánh sáng đa dạng hơn.
G Pro sử dụng switch Red Romer-G bền bỉ, độc quyền của hãng Logitech. Điều này giúp người dùng có trải nghiệm sử dụng êm ái trong việc gõ phím. Ngoài ra, Logitech cung cấp phần mềm giúp khách hàng có thể tùy chỉnh màu sắc, hiệu ứng, phím tắt của bàn phím trực tiếp trên phần mềm.
5. Razer Black Window Ultimate giá 2,7 triệu đồng
Razer Black Window Ultimate là mẫu phím cơ rẻ nhất mà Razer cung cấp. Được thiết kế dành riêng cho các gamer.
“For gamers, for gamers” là sologan của Razer. Nó khẳng định thương hiệu này sinh ra để dành riêng cho các game thủ chuyên nghiệp. Sản phẩm của Razer được biết đến với giá sản phẩm rất đắt nhưng đi kèm với nó là chất lượng tốt.
Góp mặt ở cuối danh sách là Black Window Ultimate, đây là bàn phím cơ giá rẻ nhất mà Razer cung cấp trên thị trường. Từ cách đóng hộp đến thiết kế tổng quan đều thể hiện một nét gì đó rất gamer, khỏe khoắn và mạnh mẽ.
Sản phẩm sử dụng switch Green độc quyền của Razer, được tối ưu từ switch Blue của Cherry nhưng có độ bền tới 60 triệu lần nhấn cho một phím. Ngoài ra hãng còn cung cấp lựa chọn switch Orange, là kết hợp của Brown và Red đem lại trải nghiệm bấm êm hơn switch Green. Black Window Ultimate có định dạng bàn phím đầy đủ kèm theo là 1 cổng USB và âm thanh 3.5 mm.
Đèn nền led đơn sắc có màu xanh lá với các tùy chỉnh hiệu ứng thực hiện trực tiếp trên phần mềm Razer Synapse. Chỉ một lần đăng nhập người dùng có thể đồng bộ tùy chỉnh của mình cho rất nhiều thiết bị.
Trên đây là tổng hợp 5 mẫu bàn phím đáng sở hữu nhất trong thời điểm hiện tại. Cảm ơn Apshop đã hỗ trợ thực hiện bài tổng hợp.
Xuân Tiến
Theo Zing
Những mẫu bàn phím cơ độc lạ tụ họp ở Sài Gòn
Nhiều mẫu bàn phím cơ lạ mắt, giá cao được người chơi mang đến để giao lưu. Có những mẫu cổ, hiếm và có giá trị sưu tầm.
Xuất hiện trong những năm gần đây, phong trào chơi bàn phím cơ (Mechanical Keyboard, hay gọi tắt là Mechkey) ngày càng thu hút những người yêu công nghệ tại Việt Nam. Những hội nhóm trên Facebook liên quan đến chủ đề này tại Việt Nam có khoảng 15.000 thành viên.
Tại TP HCM, cộng đồng chơi Mechkey có khoảng vài ngàn người. Ngày 27/3 vừa qua, những người chơi tâm huyết đã cùng tụ họp để mang đến những bộ bàn phím ấn tượng nhất.
Mẫu bàn phím cơ của hãng Jagor, với những phím (keycap) thuộc bộ Cherry G 1800 và một số phím được tuỳ biến riêng.
Mẫu bàn phím Ducky Shine 3 Yellow của thành viên Bùi Đức Huy.
Mẫu Filco Minila dùng bộ keycap SA Carbon của thành viên Võ Minh Hoàng. Trong giới chơi Mechkey, bàn phím thường được thay thế phím từ những bộ keycap riêng biệt để đạt được ý đồ thẩm mỹ của người chơi.
Giữa những mẫu Mechkey đời mới, mẫu bàn phím cơ "đồ cổ" này gây sự chú ý bởi tuổi đời và lịch sử của mình. Theo những người chơi, thiết bị này được gỡ từ một tàu chiến.
Tương tự, mẫu IBM Model M 1996 của Lê Hồng Tuyên, sinh viên Đại học Quốc tế TP HCM, cũng là một trong những mẫu Mechkey đồ cổ nhưng còn khá mới, có giá trị sưu tầm. Giá bán của bàn phím này khoảng 300 USD, tương đương 6,7 triệu đồng.
Những người mới chơi Mechkey thường lựa chọn Filco vì dễ sử dụng và không yêu cầu kỹ thuật tuỳ biến cao.
Model này mang tên Filco MT2 ECW, của thành viên Lê Vy, có giá 3,3 triệu đồng. Đây là mức giá khá mềm, vừa tầm với những người mới bắt đầu.
Mẫu Mechkey Octagon V1 của nickname Kỳ Lân.
Bàn phím này được tuỳ biến (custom) riêng, với thân kim loại nguyên khối. Giá trị của mẫu này vào khoảng gần 8 triệu đồng.
Không chỉ sưu tầm Mechkey và keycap từ nước ngoài, một số người chơi cũng mang đến những mẫu keycap handmade.
Thành viên Trần Mạnh Hùng, ngụ quận 6, TP HCM, giới thiệu bộ phím Jelly Key, được đúc từ những vật liệu đặc biệt.
Bàn phím cơ là một dạng cao cấp của bàn phím thông thường. Trong đó, mỗi phím đều có bộ Switch riêng biệt, cho cảm giác nhấn và hành trình phím tốt hơn. Bàn phím cơ được giới chơi game eSport ưa chuộng nhờ sự chính xác và độ bền cao. Giới lập trình viên và văn phòng cũng ưa chuộng Mechkey bởi nó mang lại cảm giác nhấn tốt và cho tốc độ gõ nhanh hơn so với bàn phím thông thường.
Duy Tín
Theo Zing
Loạt đồ chơi máy tính, smartphone vừa ra mắt tại IT Day 2016 Nhiều hãng công nghệ chuyên sản xuất "đồ chơi" cho smartphone, máy tính như SanDisk, Plextor, ViewSonic... đã cùng giới thiệu loạt sản phẩm mới tại IT Day 2016. 7 hãng công nghệ đến từ Mỹ, Đài Loan, Hong Kong đồng tổ chức sự kiện IT Day 2016 tại TP.HCM. Đây là dịp để các thương hiệu này giới thiệu một số sản...