4G LTE vẫn là giấc mơ với chip di động Intel
Trong một công bố mới đây, Intel cho biết vi xử lý Medfield cho di động của hãng (vốn được dùng trên các smartphone như Orange San Diego và Motorola Razr i – có tên Droid Razr M tại thị trường Mỹ) sẽ chưa vội hỗ trợ mạng 4G LTE ( Long-Term Evolution).
Tuy nhiên, Intel cũng đang tích cực để hỗ trợ nền tảng mạng này. Giám đốc marketing sản phẩm Sumeet Syal của Intel cho biết với trang công nghệ Tech Crunch rằng hãng đang lên kế hoạch “xuất xưởng một số sản phẩm hỗ trợ LTE vào cuối năm nay và đầu năm sau”. Với việc mạng 4G đang bắt đầu phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, có thể thấy rằng Intel sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc cạnh tranh trên thị trường di động với các đối thủ ARM như Nvidia hay Texas Instruments.
Motorola RAZR i.
Con chip của Intel hiện đang có mặt trên 6 mẫu điện thoại, bao gồm XOLO 900, đang được bán ra ở Ấn Độ. Các mẫu khác gồm Lenovo K800 được bán ở Trung Quốc, San Diego được nhà mạng Orange của Anh phân phối, Mint do Megafon bán ở Nga, Grand X IN được nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc ZTE bán ở châu Âu. Đáng chú ý nhất hiện nay là chiếc RAZR i do Motorola sản xuất vừa được ra mắt cách đây không lâu và sẽ được bán ở châu Âu và Nam Mỹ.
Medfield 2 nhân cạnh tranh với ARM 4 nhân
Intel cũng đang bắt tay vào sản xuất các phiên bản Medfield 2 nhân với sức mạnh được xem là có thể sánh ngang với các chip 4 nhân được trang bị trên HTC One X và Samsung Galaxy S3. “Chip Medfield 2 nhân của Intel sẽ được trang bị công nghệ siêu phân luồng (hyper threading). Do đó, mặc dù chip chỉ có 2 nhân nhưng Medfield sẽ có 4 luồng xử lý. “Như chúng tôi đã demo trước đây, phiên bản Medfield đơn nhân cũng đã có thể vượt trội về hiệu năng so với một số model đối thủ vốn có 2 nhân, 4 nhân xử lý. Phiên bản 2 nhân sắp tới cũng sẽ được trang bị kĩ thuật siêu phân luồng với 2 nhân và 4 luồng xử lý” – giám đốc martketing sản phẩm của Intel cho biết.
Lenovo K800 – một trong những smartphone đang dùng chip Intel hiện nay.
Video đang HOT
Một thắc mắc sẽ đặt ra lúc này là vì sao Intel lại phải đầu tư phát triển chip 2 nhân trong khi model đơn nhân của họ cũng đã có kĩ thuật siêu phân luồng. “Chúng ta phải nhìn vào việc kiến trúc có thể xử lý bao nhiêu lệnh (instruction) mỗi xung nhịp. Chúng tôi tin rằng các đối thủ đã sai lầm khi cho rằng chip cứ nhiều nhân thì hiệu năng càng cao. Intel nâng cao hiệu năng chip dựa vào kiến trúc, do đó, chúng tôi rất tự tin khi tung ra các model chỉ có 1 nhân, 2 luồng xử lý cho sản phẩm đầu tiên. Và khi đã phát triển thêm được về kiến trúc chip, Intel nhận thấy đã đến lúc phát triển chip 2 nhân cho thế hệ sản phẩm mới” – Syal cho biết. Vậy còn Medfield 4 nhân? – Có vẻ như nó vẫn nằm trong kế hoạch của Intel, nhưng người đại diện cho biết “không tiết lộ bất kì kế hoạch sản xuất chip 4 nhân nào vào thời điểm này”.
Tương thích với ứng dụng Android
Mặc dù Intel hợp tác chặt chẽ với Google để tối ưu hóa kiến trúc chip của họ cho Android, nhưng không phải tất cả ứng dụng Android có thể tương thích với chip Intel, trong đó có cả trình duyệt Chrome cho Android mới được Google phát hành gần đây. Syal cho biết “phần lớn” ứng dụng Android sẽ tương thích với Medfield nhưng không đưa ra một con số phần trăm cụ thể. Trước đây Intel cho biết con số này là 95%, còn trong một phát biểu trước đó thì là 70%.
Theo genk
Tại sao iPhone 5 bị ghét?
Kể từ khi iPhone xuất hiện và làm mưa làm gió trên thị trường, thế giới công nghệ đã chia thành 2 phe rõ rệt: iFan và những người ghét Apple. Không thể phủ nhận Apple và iPhone đang thống trị công nghệ di động của thế giới nhưng cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà có nhiều người quay lung lại với Apple đến vậy. Nếu để ý kỹ hơn một chút, bạn có thể dễ dàng nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nhưng rõ nhất có thể kể tới đó là việc nhiều khách hàng thất vọng và cảm thấy có phần lạc hậu với những gì Apple mang lại cho họ khi mà Android đã ứng dụng những tính năng đó từ rất lâu rồi. Đó là còn chưa kể tới những điều chỉ có trên Android còn Apple thì không.
Sau đây là những nguyên nhân chính:
Màn hình 4 inch liệu đã đủ?
Sự thay đổi đáng kể nhất về phần cứng của iPhone 5 là một màn hình lớn hơn (4 inch) và radio 4G LTE. Tuy nhiên sẽ rất khó để bạn có thể tìm thấy một đối thủ Android ngang tầm với iPhone có màn hình nhỏ hơn 4 inch. Thực tế chứng minh các nhà sản xuất điện thoại Android đã chú trọng hơn vào độ lớn của màn hình từ vài năm về trước. Để rồi giờ đây, Apple mới nhận ra sai lầm của mình và vội vã thay đổi cho kịp với xu thế này. Đối với những ai đã từng "kiên quyết" bảo vệ cho iPhone đến cùng, giờ đây cũng nhận ra rằng đó là một điều hết sức ngớ ngẩn và vô ích. Vì thế, màn hình 4 inch xem ra cũng chẳng có gì là mới mẻ trong thế giới smartphone ngày nay.
LTE đã xuất hiện trên Android từ cách đây hơn 1 năm
Kế đến là LTE, chuẩn truyền tải dữ liệu không dây nhanh nhất hiện nay. Thực tế thì LTE đã xuất hiện trên HTC Thunderbolt từ đầu năm 2011, kể từ đó hầu như tất cả những smartphone Android đều được tích hợp LTE. Trong khi đó, iFan phải chờ đợi tới gần 1 năm rưỡi sau mới được sử dụng tới công nghệ hiện đại này trên iPhone 5. Nếu có trách, hãy trách Apple đã không tích hợp nó vào iPhone 4S ngay từ cuối năm ngoái.
Sạc không dây trên Lumia 920.
NFC và công nghệ sạc không dây là những điều bị Apple bỏ qua trên iPhone 5. NFC cho phép người dùng có thể thực hiện thanh toán ngay trên thiết bị của mình cũng như trao đổi dữ liệu một cách nhanh chóng với các thiệt bị ngoại vi gần đó. Công nghệ sạc không dây cho phép nhiều thiết bị cùng sạc một lúc trong bán kính tầm gần (điển hình có thể kể tới Lumia 920, "vũ khí mới nhất" của Nokia). Chắc chắn rằng 2 yếu tố trên sẽ trở nên phổ biến trong một ngày không xa, nhất là đối với một thế giới công nghệ thay đổi tính theo từng giây từng phút. Sẽ là khá "hời hợt và nông cạn" khi nghĩ rằng hiện giờ công nghệ này chưa phát triển thì có thể bỏ qua. Xét về lâu dài, những người tiên phong, hướng về khách hàng của mình sẽ luôn là người giành được thắng lợi trên thị trường.
NFC trên Samsung Galaxy S3.
Mặc dù không thể phủ nhận NFC và sạc không dây vẫn còn nhiều yếu điểm như cơ sở hạ tầng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, thời gian sạc lâu hơn nhưng không vì thế mà nó không nhận được sự hưởng ứng từ phía người dùng. Việc "găm hàng" để bòn rút thêm hầu bao của người tiêu dùng, có lẽ đó là nguyên nhân lớn nhất khiến cho ngày càng có nhiều người mất niềm tin về các dòng sản phẩm của Apple.
Apple đang "bòn rút" khách hàng của mình.
Không chỉ tại tâm lý "khó chịu" cho người dùng, Apple còn tiếp tục tự tạo cho mình thêm nhiều "kẻ thù" nữa khi họ liên tiếp đâm đơn kiện các hãng phát triển di động khác trong vài tháng vừa qua. Việc tranh giành bản quyền về sở hữu trí tuệ, suy cho cùng sẽ ngăn cản khách hàng tiếp cận những sản phẩm tốt trên thị trường, tạo ra một sự độc quyền không đáng có đối với người tiêu dùng.Sẽ chẳng có ai muốn bỏ thêm tiền để sở hữu một sản phẩm có tính năng tương đương nhưng mức giá lại cao hơn tới 30-40%. Đó là một lý do nữa tại sao nhiều người lại ghét Apple nói chung và iPhone 5 nói riêng.
Ai sẽ là nạn nhân kế tiếp của Apple?
Tóm lại, dù Apple vẫn đang là thương hiện hàng đầu trên thị trường công nghệ vào thời điểm này, mỗi sản phẩm của họ có thể mang về hàng tỷ đô la cho hãng, nhưng nếu như Apple vẫn tiếp tục với chiến lược kinh doanh như hiện nay cùng với việc không có nhiều những cải tiến hay đột phá trong thời gian sắp tới, việc càng ngày càng có thêm nhiều người quay lưng lại với iPhone và việc ngôi vị số 1 của Apple rơi vào tay kẻ khác cũng là điều dễ dự đoán.
Liệu Apple có giữ được ngôi vị số 1 của mình mãi mãi?
Theo Genk
Xperia T: Con bài chiến lược của Sony Qua một số thử nghiệm benchmark cơ bản, Sony Xperia T cho thấy hiệu suất làm việc khá tốt. Sony Xperia T đã được hãng điện tử Nhật Bản Sony giới thiệu trong triển lãm công nghệ IFA 2012. Đây là sản phẩm chiến lược của Sony và hứa hẹn sẽ giúp hãng cạnh tranh với các đối thủ rất mạnh khác đến...