400 rùa biển chết nổi bí ẩn ngoài khơi El Salvador
Hàng trăm xác rùa biển được phát hiện trôi nổi ngoài khơi El Salvador, khiến giới chức nước này đau đầu tìm cách xác minh nguyên nhân.
Xác rùa biển trôi dạt ngoài khơi bờ biển El Salvador.
Theo Daily Mail, khoảng 300-400 rùa biển chết trôi nổi cách Vịnh Jiquilisco khoảng 12km, Bộ Môi trường El Salvador cho biết.
Đa số xác rùa biển đang trong tình trạng phân hủy khi được tìm thấy, Bộ Môi trường El Salvador nói thêm, không cho biết rùa chết hàng loạt thuộc loài nào.
“Chúng tôi chưa xác minh được nguyên nhân khiến rùa biển chết hàng loạt”, thông cáo từ Bộ Môi trường El Salvador cho biết, nhấn mạnh sẽ đưa các mẫu rùa biển này đến kiểm tra tại phòng thí nghiệm.
Video đang HOT
Giới chức El Salvador tìm thấy hàng trăm rùa biển trong tình trạng phân hủy.
Tường hợp từng xảy ra khoảng tháng 9-10.2013, khi hàng trăm xác rùa cũng được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển El Salvador. Trong vụ việc này, giới chức El Salvador xác định rùa chết là do ăn phải tảo độc và bị tổn thương hệ thần kinh.
Việc tạo sinh sản với số lượng nhanh trong nước dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ, gây chết hàng loạt sinh vật biển.
Năm 2006, độc tố saxitoxin từ tảo giết khoảng 500 rùa biển ở El Salvador. 4 năm sau đó, 100 con rùa cũng chết vì nguyên nhân tương tự.
Theo Danviet
Hàng chục ngàn chim cánh cụt con lăn ra chết ở Nam Cực
Cộng đồng chim cánh cụt 40.000 con ở Nam Cực năm nay chứng kiến cảnh chim cánh cụt con chết hàng loạt, chỉ 2 cá thể mới chào đời sống sót.
Chim cánh cụt con chết hàng loạt ở Nam Cực.
Theo Daily Mail, hòn đảo Adelie ở Nam Cực, mái nhà của loài chim cánh cụt trùng tên đang phải đối mặt với cảnh chim cánh cụt chết hàng loạt. Chỉ 2 cá thể mới sinh trong đàn cánh cụt gần 40.000 con sống sót sau thảm họa.
Các nhà khoa học cho biết, nguyên nhân có thể là do mật độ băng đá cao bất thường, bao phủ vùng biển phía đông của Nam Cực
Mật độ băng đá cao, kết hợp với nhiệt độ thấp bất thường khiến các cá thể cánh cụt bố mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thức ăn để duy trì sự sống cho các con. Nhiều con chim cánh cụt con bị đóng băng đến chết.
"Diện tích băng đá tăng khiến các cá thể bố mẹ phải di chuyển rất xa để kiếm thức ăn, thậm chí xa hơn 100 km so với mọi năm", Yan Ropert-Coudert, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp nói.
Cộng đồng chim cánh cụt ở Nam Cực đang suy giảm mạnh về số lượng.
Theo các nhà khoa học, số lượng chim cánh cụt Adelie đang sụt giảm mạnh vì biến đổi khí hậu và tác động của con người.
Các chuyên gia từ Quỹ Động vật hoang dã (WWF) kêu gọi các quốc gia trong khu vực cần bảo vệ vùng biển phía Đông Nam Cực, tránh tình trạng chim cánh cụt không tìm được thức ăn vì tàu đánh cá đã bắt hết Krill, một loài giáp xác nhỏ giống như tôm.
Các biện pháp nhằm giải cứu các loài sinh vật Nam Cực sẽ được thảo luận chi tiết trong buổi họp của Ủy ban Bảo tồn sinh vật biển Nam Cực (CCAMLR), dự kiến diễn ra vào ngày 16.10 tới.
Năm 2015, khoảng 150.000 him cánh cụt Adelie đã chết sau khi một tảng băng trôi khổng lồ mắc kẹt bao vây vịnh Commonwealth, khiến chúng không thể tìm thấy thức ăn.
Theo Danviet
Mổ bụng cá vàng óng, kinh ngạc với bữa ăn cuối bên trong Một ngư dân Mexico mổ bụng cá vàng óng mới bắt được và phát hiện hàng chục sinh vật bên trong. . Theo Daily Star, đoạn video bắt đầu bằng hình ảnh con cá "khủng" màu vàng óng được đặt trên sàn tàu. Một ngư dân đứng cạnh với con dao trong tay. Người này bắt đầu rạch bụng con cá vàng óng...