40 trường Đại học Pháp tham gia Ngày hội “Bienvenue en France!” 2018 tại Việt Nam
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp sẽ tổ chức ngày hội lớn “ Bienvenue en France!” 2018 tại TP. Hồ Chí Minh vào thứ Bảy, ngày 06/10 và tại Hà Nội vào Chủ nhật, ngày 07/10.
Đây là lần thứ 5 Ngày hội “Bienvenue en France!” được tổ chức tại Việt Nam, là một trong những hoạt động khẳng định giáo dục luôn là sợi dây liên hệ và mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp. Sự kiện nhằm quảng bá hệ thống giáo dục đại học Pháp, giúp cho các bạn sinh viên Việt Nam định hướng rõ ràng hơn kế hoạch du học Pháp và hiểu rõ hơn về nước Pháp.
Tham gia Ngày hội “Bienvenue en France!” 2018 sẽ có 40 trường Đại học của Pháp, trong đó có 8 trường Đại học Tổng hợp, 13 trường Thương mại, 11 trường Kỹ sư và nhiều trường chuyên ngành, cung cấp thông tin đa dạng các chương trình đào tạo từ bậc Cử nhân đến Tiến sĩ trong các lĩnh vực: Quản lý, Khoa học ứng dụng, Thiết kế, Nhà hàng- Khách sạn…
Ngày hội “Bienvenue en France!” thu hút ngày càng đông sinh viên Việt Nam tham dự
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ có các Hội thảo về hệ thống giáo dục Đại học Pháp, các lĩnh vực đào tạo do các trường giới thiệu, học bổng, visa… để giúp khách tham dự có một cái nhìn tổng quan về du học Pháp.
Đến với “Bienvenue en France!” 2018, các học sinh, sinh viên và người quant âm cũng sẽ có cơ hội trao đổi trực tiếp với nhóm thực hiện Campus France và các cựu du học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Pháp. Đặc biệt, quý khách quan tâm có thể đặt hẹn để có một cuộc nói chuyện cá nhân 15 phút với đại diện của các trường mà họ lựa chọn thông qua trang web của Ngày hội.
Video đang HOT
Ngày hội “Bienvenue en France!” 2018 cũng là dịp để khách tham dự khám phá tất cả những khía cạnh hấp dẫn và lôi cuốn của nước Pháp như: du lịch, ẩm thực, nghệ thuật sống và các thành tựu sáng tạo thông qua các gian thông tin chuyên đề và nhiều hoạt động thú vị. Các bạn sẽ được hiểu thêm về một nước Pháp với nhiều công trình nghiên cứu, sự đổi mới, công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp.
Sau 4 lần tổ chức, Ngày hội “Bienvenue en France!” đã trở thành một địa chỉ tin cậy dành cho sinh viên Việt Nam, những người có ý định muốn tìm hiểu các thông tin du học tại Pháp. Ngày hội “Bienvenue en France!” được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với sự tham gia của 18 trường Đại học Pháp và tăng dần qua các năm, và tới năm 2018 đã có 40 trường Đại học Pháp tham gia sự kiện này.
Theo toquoc.vn
Trường Đại học Việt - Nhật là dự án "hải đăng" trong quan hệ hai nước
Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt Tsutomu Takebe vào ngày 7/9.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng nhấn mạnh, các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước vừa qua đã mở ra một giai đoạn phát triến mới toàn diện và thực chất hơn nữa trong quan hệ hai nước.
Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản thường xuyên tiếp xúc, trao đổi tại các diễn đàn, hội nghị quốc tế.
Thủ tướng nêu rõ Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA, thứ 2 về đầu tư, thứ 3 về du lịch và thứ 4 về thương mại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt Tsutomu Takebe. (Ảnh: VGP)
Hợp tác, giao lưu giữa các địa phương, giao lưu giữa nhân dân Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được tăng cường, góp phần làm sâu sắc hơn sự hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa người dân hai nước.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược sâu rộng, luôn chia sẻ với nhau những vấn đề song phương và toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đánh giá rất cao mối quan hệ này, luôn làm hết sức mình, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để mối quan hệ này phát triển mạnh mẽ.
Thủ tướng cũng khẳng định vai trò quan trọng của vốn ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, đồng thời nhắc lại yêu cầu bảo đảm trần nợ công khi đàm phán các dự án vay vốn ODA.
Việt Nam luôn thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết giữa hai nước về sử dụng vốn ODA bởi đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề niềm tin chính trị hai nước.
Về dự án Trường Đại học Việt - Nhật, Thủ tướng đánh giá đây là dự án "hải đăng" trong quan hệ hai nước; nêu rõ quan điểm của Chính phủ Việt Nam là phát triển trường mạnh mẽ, bền vững với tầm nhìn dài hạn.
Thủ tướng đề nghị ông Tsutomu Takebevà các nghị sĩ trong Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam quan tâm, thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thông qua hợp tác trên các lĩnh vực.
Nhất là thúc đẩy các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, qua đó góp phần phát triển mạnh kinh tế Việt Nam, bảo đảm ổn định vĩ mô, thu hút mạnh mẽ đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam.
Ông Tsutomu Takebe cho biết lãnh đạo Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt luôn yêu cầu ông phải nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước và hiện nay, ông đang tập trung thúc đẩy dự án Trường Đại học Việt - Nhật.
Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: VGP)
Ông bày tỏ ấn tượng về tinh thần học hành chăm chỉ, thông minh của các sinh viên Việt Nam, đồng thời cho biết ông luôn suy nghĩ nhiều giải pháp để trường phát triển lớn mạnh, trở thành biểu tượng của quan hệ hai nước.
Do đó, ông Tsutomu Takebe mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm tới sự phát triển của trường, nhất là cơ chế tài chính; mong Thủ tướng hai nước trong các cuộc hội đàm sắp tới có các giải pháp để trường phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ông Tsutomu Takebe cũng cho biết Nhật Bản có kinh nghiệm về phát triển hạ tầng nông nghiệp công nghệ cao, có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực này.
Theo giaoduc.net.vn
Chỉ thị yêu cầu học sinh không viết vào SGK: Không vô lý! Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các trường phổ thông của Bộ GD-ĐT gây nhiều tranh cãi. Đặt trong bối cảnh thực tế và hoạt động tổ chức dạy thì chỉ thị này không vô lý. Ngày 24/9, Bộ GD-ĐT ra chỉ thị sử dụng SGK và sách tham khảo trong các cơ sở...