40 triệu USD để nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngành kỹ thuật
Chiều 20/8, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký biên bản thỏa thuận và công bố đầu tư mở rộng hợp tác và cam kêt tài chính nhằm thúc đây đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngành kỹ thuât của Viêt Nam.
Đây là chương trình phối hợp giữa Bộ GD-ĐT, Tổng cục Dạy nghề – Bộ Lao động Thương bình và Xã hội ,Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tâp đoàn Intel và Đại học Bang Arizona với các cơ quan nhà nước, các trường đại học và cao đẳng Viêt Nam thông nhât tăng cường các nô lực đê hiên đại hóa giáo dục đại học tại Viêt Nam thông qua Chương trình Hợp tác Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuât (gọi tắt là HEEAP). Tham dự buổi lễ ký kết này có sự tham gia của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động…
Quang cảnh buổi lễ ký kết.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, chương trình hợp tác giáo dục ngành kỹ thuật (HEEAP) là mô hình kết hợp thành công giữa 3 nhà: Nhà nước, Nhà doanh nghiệp và Nhà trường trong việc đào tạo nhân lực. Đây là các thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, hợp tác giữa khu vực công và tư trong đào tạo nhân lực, hỗ trợ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt nam.
“Tôi đánh giá cao các kết quả đạt được của HEEAP và dự kiến thông qua HEEAP có thể xây dựng một chương trình quốc gia về mô hình hoạt động và quản lý hiệu quả trong trường đại học. Chính phủ Viêt Nam hoan nghênh việc mở rộng quy mô và nội dung hoạt động của HEEAP để góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới đại học Việt Nam” – Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói.
Trong khuôn khô chương trình HEEAP mở rông, Bộ GD-ĐT và Đại học Bang Arizona là các đôi tác đâu tiên đã ký thỏa thuân về đầu tư đào tạo giảng viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, xây dựng chương trình đào tạo và năng lực giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh với tổng chi phí ước tính trên 4 triệu USD.
Ngoài cam kêt của Bộ GD-ĐT, chương trình HEEAP mở rông cũng sẽ được cung cấp kinh phí từ nguồn lực của Tông cục Dạy nghê – Bô Lao đông Thương binh và Xã hôi, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Intel và các đôi tác công nghiêp khác. Ước tính tông đâu tư cho chương trình HEEAP mở rông vào khoảng 40 triêu USD.
Mục tiêu của HEEAP nhằm góp phân thúc đẩy phát triển kinh tế của Viêt Nam qua viêc đào tạo một lực lượng lao động chât lượng cao tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp công nghệ cao toàn cầu. Hơn nữa, HEEAP cũng hứa hẹn thúc đẩy hợp tác giáo dục và nghiên cứu, cũng như các mối quan hệ kinh doanh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Viêc mở rông chương trình HEEAP sẽ thiết lập một mạng lưới đào tạo từ xa cho phép sinh viên trên cả nước có thể tham gia các khóa học trực tuyến cùng một lúc. Các hệ thống cơ sở dữ liệu đang được sử dụng tại các chương trình giáo dục kỹ thuật tại các trường đại học và cao đẳng của Việt Nam cũng sẽ được nâng cấp.
Bên cạnh đó cũng sẽ đào tạo thêm khoảng 1.000 giảng viên tại Viêt Nam phù hợp với các yêu cầu từ tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học – cụ thể là ABET (Ban Chứng nhận Kỹ thuật và Công nghệ của Hoa Kỳ) và chuân CDIO (Hình thành Ý tưởng – Thiết kế – Triển khai – Vận hành).
Được biết, chương trình HEEAP được khởi xướng từ năm 2010 với sự hỗ trợ tài chính từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và tập đoàn Intel. HEEAP được thực hiên và quản lý bởi Trường Kỹ thuật Ira A. Fulton của Đại học Bang Arizona. Đến nay chương trình đã đào tạo được hơn 100 giảng viên từ các trường đại học và cao đẳng Việt Nam về đôi mới thiết kế chương trình và phương pháp giảng dạy ngành kỹ thuật.
Kể từ khi bắt đầu, chương trình cũng đã được sự tham gia của các đối tác công nghiệp khác như Siemens, Danaher và Cadence, các đối tác này đã cung cấp thiết bị, công cụ phần mềm và đào tạo giảng viên cách sử dụng các thiêt bị này.Với viêc mở rông này, HEEAP sẽ dự kiến bổ sung thêm ít nhất 12 đối tác công nghiệp mới trong vòng 5 năm tới.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Nhiều phương án xét tuyển bổ sung
Hầu hết các trường tốp trên đều dự kiến không xét tuyển nguyện vọng (NV) bổ sung. Trong khi các trường tốp giữa cho biết sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển thêm để chọn được thí sinh điểm cao.
Như mọi năm, các trường đào tạo ngành kinh tế có tiếng như Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM... đều không tuyển NV 2, 3 (nay là các NV bổ sung).
Thí sinh nộp đơn chấm phúc khảo bài thi tại phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Kinh tế: chọn thí sinh điểm cao
ĐH Thương mại là trường đào tạo nhóm ngành kinh tế thường xuyên tuyển sinh NV2 ở các năm trước chính là "đích nhắm" của nhiều thí sinh, dù đạt điểm cao nhưng chưa đủ để vào Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính... Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường xét tuyển đến hết ngày 30-11, nên nhà trường không vội vã xét tuyển NV bổ sung mà sẽ thông báo việc xét tuyển NV bổ sung sau khi gọi nhập học trúng tuyển NV1.
Đừng quá lo lắng Theo một cán bộ chuyên về công tác tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, năm 2012 bộ cho phép thí sinh được xét tuyển nhiều trường, các trường được xét tuyển nhiều đợt, kéo dài đến hết tháng 11 nên thí sinh bình tĩnh trước khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cán bộ trên khuyên: "Các em có thể chọn được nhiều trường cùng lúc, nhưng không phải cứ nộp xong là ung dung ngồi chờ gọi trúng tuyển. Đối với một số trường ngại "ảo" yêu cầu thí sinh nộp phiếu báo điểm gốc, thí sinh chỉ có hai lựa chọn thì cần theo dõi sát sao biến động về danh sách nộp hồ sơ xét tuyển với chỉ tiêu xem mình đứng ở vị trí nào. Nếu thấy cơ hội không cao thì tốt nhất nên rút hồ sơ, phiếu báo điểm để nộp trường khác. Các trường sẽ có trách nhiệm cho thí sinh được rút hồ sơ ngay khi các em muốn".
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã công bố dự kiến điểm chuẩn các ngành đều tăng từ 1-2 điểm so với năm 2011. Đồng thời trường dự kiến xét tuyển bổ sung 35 chỉ tiêu cho ngành hệ thống thông tin quản lý với điểm sàn xét tuyển 16 và 100 chỉ tiêu cho ngành tài chính - ngân hàng (bậc CĐ) với điểm sàn xét tuyển 14,5.
Trường ĐH Tài chính - marketing dự kiến tiếp tục xét tuyển NV2 ở hai ngành bất động sản và hệ thống thông tin quản lý với 50-60 chỉ tiêu/ngành. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển NV2 của trường: 15-16 điểm trở lên.
Phương án tuyển dự kiến của các trường này cho thấy "cửa" cho thí sinh đăng ký xét tuyển các NV bổ sung vào khối các trường chuyên ngành kinh tế sẽ không còn rộng mở. Thí sinh cũng có khá ít lựa chọn.
Trong khi đó, tại các trường ĐH đa ngành dự kiến có nhiều chỉ tiêu hơn cho NV bổ sung. Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong số các trường có nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV bổ sung, đặc biệt ở nhóm ngành kinh tế. Ông Phạm Thái Sơn - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết dự kiến trường sẽ xét tuyển 1.300 chỉ tiêu NV bổ sung tất cả các ngành bậc ĐH. Trong đó các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán với 150 chỉ tiêu/ngành.
PGS.TS Nguyễn Đức Minh - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết trường dự kiến xét tuyển NV2 tất cả các ngành. "Tuy nhiên, năm nay trường không dành quá nhiều chỉ tiêu xét tuyển ở nhóm ngành kinh tế. Ở nhóm ngành này chúng tôi mong muốn chọn được những thí sinh có điểm cao ở trường tốp trên" - ông Minh nói.
Rộng cửa nhóm ngành kỹ thuật, xã hội
Theo ông Đặng Quyết Thắng - phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Nam Định, đến thời điểm này trường xác định sẽ xét tuyển NV bổ sung đến 70% chỉ tiêu. Năm 2012, trường có 900 chỉ tiêu đào tạo ĐH. Thí sinh chỉ cần đạt điểm sàn trở lên là có thể đăng ký xét tuyển vào trường.
Các trường thành viên ĐHQG TP.HCM dự kiến cũng dành một số chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung vào những ngành có điểm chuẩn NV1 thấp. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến dành khoảng 200 chỉ tiêu NV2 bậc ĐH ở các ngành khoa học vật liệu, vật lý, hải dương học... Tuy nhiên, trường chỉ xét tuyển thí sinh dự thi khối A. Điểm sàn xét tuyển NV2 của trường có thể cao hơn điểm chuẩn NV1 từ 1 điểm trở lên. Bên cạnh đó, trường dành 700 chỉ tiêu bậc CĐ ngành công nghệ thông tin.
Trường ĐH Công nghệ thông tin đã công bố điểm chuẩn dự kiến NV1 là 20 (môn toán hệ số 2). Trường sẽ xét tuyển NV2 hơn 200 chỉ tiêu tất cả các ngành. Năm nay trường sẽ nhân đôi hệ số môn toán nên thí sinh có điểm toán cao sẽ rất lợi thế. Trường ĐH Bách khoa cũng đã thông báo xét tuyển 150 chỉ tiêu bậc CĐ ngành bảo dưỡng công nghiệp.
Mặt bằng điểm thi năm nay của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) dự kiến điểm trúng tuyển ngành du lịch, quan hệ quốc tế, báo chí tăng hơn năm trước. Tuy nhiên, nhiều ngành khác như thư viện, lưu trữ học, nhân học, lịch sử, triết học, xã hội học... điểm chuẩn có thể tương đương hoặc giảm nhẹ so với năm 2011. Nhiều khả năng các ngành này sẽ được xét tuyển NV tiếp theo mới đủ chỉ tiêu.
Bà Nguyễn Việt Hương - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa Hà Nội - cho hay nếu chọn phương án xét tuyển điểm chuẩn theo từng ngành mà không áp dụng việc xét tuyển vào trường thì dự kiến Trường ĐH Văn hóa sẽ tiếp tục xét tuyển NV2 ở một số ngành như bảo tàng học, thông tin học, khoa học thư viện...
Trong khi đó, ThS Nguyễn Thanh Tùng - quyền trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - cho biết nếu tính theo điểm sàn của Bộ GD-ĐT như năm trước, dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành của trường bằng điểm sàn. Trường sẽ xét tuyển thêm 300-400 chỉ tiêu cho một số ngành ở NV2 còn thiếu chỉ tiêu: thư viện, di sản văn hóa, văn hóa học, văn hóa dân tộc thiểu số, quản lý văn hóa... Bên cạnh đó, trường cũng sẽ tuyển 430 chỉ tiêu CĐ ở NV2.
Theo tuổi trẻ
Điểm chuẩn cao đẳng sẽ... sát sàn Ông Nguyễn Hữu Loan - trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Thủy sản - cho biết tổng số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường năm 2012 sụt xuống mức 612 hồ sơ. Song đến ngày thi tuyển thì số thí sinh thực tế đến dự thi còn tụt hơn nữa: chỉ có 297 thí sinh. "Trường cũng dự báo được sự...