40 nhà vườn Huế đặc trưng được hỗ trợ chính sách bảo vệ
Ngày 25/4, tại kỳ họp HĐND chuyên đề tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 3 khoa VI đã thông qua một nội dung rất quan trọng được nhiều chủ nhà vườn Huế chờ đợi lâu nay.
Đó là tờ trình, đề án của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” đã được các đại biểu thông qua vào 14h30′ chiều cùng ngày.
Theo đó, giai đoạn từ 2015-2020 tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ để bảo vệ từ 25-40 nhà vườn Huế đặc trưng đã được khảo sát (chủ yếu là khu vực thuộc TP Huế). Các nhà vườn này đảm bảo các yếu tố như diện tích vườn phải lớn hơn 600 m2, có kiến trúc, mỹ thuật của nhà đặc trưng Huế (như nhà rường 1 gian 2 chái, 3 gian 2 chái, các cấu kiện chạm trổ công phu mang tinh thần Huế xưa…). Hầu hết các nhà vườn trên đều được xây dựng trước năm 1945 nay đã xuống cấp theo thời gian do ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết khắc nghiệt.
Nội dung quan trọng nhất tại kỳ họp HĐND chuyên đề tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua về chính sách hỗ trợ bảo vệ nhà vườn Huế đặc trưng
Sẽ có 3 loại nhà vườn được hỗ trợ kinh phí trùng tu là loại 1 tối đa không quá 700 triệu đồng, loại 2 không quá 500 triệu đồng và loại 3 không quá 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, chi phí duy trì cảnh quan cho nhà vườn cũng được thông qua như hỗ trợ thiết kế không quá 15 triệu đồng, giống cây trồng không quá 15 triệu đồng…
Riêng chính sách hỗ trợ kinh doanh đối với chủ nhà vườn, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ như cho vay không quá 200 triệu, học nghề không quá 15 triệu, làm công trình vệ sinh không quá 20 triệu… với thời hạn 5 năm được nhà nước bù lãi suất.
Riêng tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở nhà vườn, Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất đề xuất trích ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% tiền thuế này với phần diện tích đất tối đa không quá 5.000m2 cho các nhà vườn tham gia chính sách.
Một ngôi nhà vườn cổ ở Huế tuyệt đẹp (ảnh: NSND Nguyễn Đăng Hạnh)
Nhiều đại biểu cho rằng đây là một chính sách rất quan trọng nhằm giúp cho các nhà vườn đang xuống cấp trầm trọng, nâng cao vị thế ứng xử văn hóa, thúc đẩy du lịch vào nhà vườn. Và còn vì nhà vườn Huế là nét đặc trưng tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa Huế, có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành cốt cách, tâm hồn con người xứ Huế.
Từ năm 2006, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết 3i/2006/NQBT-HDDND5 (gọi tắt Nghị quyết 3i) về Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010. Nhưng nghị quyết này chưa thực hiện như mong đợi do số lượng nhà vườn được đề xuất bảo tồn quá lớn (152 nhà) vượt quá khả năng cân đối ngân sách tỉnh; chính sách hỗ trợ về thuế sử dụng đất không được áp dụng cơ chế đặc thù (miễn thuế) nên các chủ nhà vườn có diện tích lớn gặp nhiều khó khăn; các ràng buộc để tham gia chính sách quá chặt.
Một ngôi nhà vườn đẹp ở Kim Long bị biến đổi ít nhiều khi có một nhà lầu mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chủ nhà trong khi chờ chính sách hỗ trợ thời gian qua của tỉnh
Video đang HOT
Cụ thể từ 2006 đến nay, UBND TP Huế – đơn vị được UBND tỉnh giao trách nhiệm triển khai đã phê duyệt hỗ trợ tu bổ, tôn tạo nhà chính cho 6 nhà vườn Huế nhưng chỉ 2 nhà được triển khai (nhà vườn Thường Lạc Viên và Nguyễn Văn Thành) nhưng vẫn đang vướng mắc về thủ tục phê duyệt quyết toán và sử dụng vốn dự phòng; 4 nhà còn lại chưa thực hiện do chủ nhà chưa mặn mà với chính sách hỗ trợ, không đủ vốn đối ứng, hoặc do mới được phê duyệt (vào tháng 12/2014 mới đây). Chỉ có khoảng 700 triệu đồng được giải ngân từ đó đến nay.
“Nghị quyết 3i được thay thế bằng đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy nhà vườn Huế đặc trưng” là một điều rất đáng mừng vì đã 10 năm rồi nhưng vấn đề nhà vườn vẫn chưa có gì tiến triển. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đề nghị UBND tỉnh bổ sung ngay vào đề án 1 chương về Quy chế quản lý nhằm có một số biện pháp quy định, bảo vệ đối với nhà vườn được hỗ trợ nhằm hạn chế việc chia tách vườn nhà, thừa kế qua các đời làm biến đổi hiện trạng nhà vườn…” – ông Lê Trường Lưu, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết ý kiến.
Lối vào đầy bóng mát của cây mai trắng ở nhà vườn An Hiên
Đồng tình với quan điểm trên, các đại biểu đã nhất trí sau khi tiến hành thực hiện chính sách hỗ trợ, phải có quy chế quản lý nhà vườn. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, cần phải tiến hành làm ngay Dự thảo quy chế quản lý trong đó nêu rõ trách nhiệm của chủ nhà vườn. Tuy nhiên phải làm thế nào cho hợp lý vì nếu quy chế quá chặt thì người dân sẽ không đồng ý tham gia. Cơ chế dự thảo này phải được thường trực HĐND, các ban ngành của HĐND, các hộ nhà vườn liên quan đóng góp ý kiến để hoàn thiện trước khi ban hành chính thức.
Đại Dương
Theo Dantri
Kỳ vọng của tân Bí thư Quảng Ninh
Không phụ thuộc vào lợi thế tự nhiên, tiếp tục mạnh dạn cải cách, đổi mới từ tổ chức bộ máy đến mô hình phát triển để biến Quảng Ninh thành nơi cần đến và đáng sống.
Tân Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc trò chuyện với VietNamNet hôm qua, ngay sau khi ông được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh.
Thưa ông, những năm gần đây, tình hình kinh tế của cả nước gặp nhiều khó khăn nhưng riêng Quảng Ninh vẫn giữ được phong độ với mức tăng trưởng 9%, bình quân thu nhập đầu người tăng gấp đôi từ 1.800 USD lên 3.500 USD. Ông có thể chia sẻ bí quyết của tỉnh?
Tôi khẳng định rằng đây là kết quả của cả một quá trình phấn đấu, kết quả của sự đoàn kết, thống nhất, sâu sát và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong toàn tỉnh.
Quảng Ninh đã chủ động, linh hoạt, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể ba khâu đột phá chiến lược, tập trung xây dựng thể chế mà điểm xuất phát là từ bài toán quy hoạch và cải cách hành chính. Tỉnh đã xây dựng Đề án đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc. Ảnh: H.Anh
Cùng với đó, chúng tôi đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quy luật của kinh tế thị trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trong việc định hướng xây dựng quy hoạch chiến lược, xây dựng thương hiệu địa phương; trong thu hút nhân tài và đào tạo nhân lực chất lượng cao. Đối với các dịch vụ công, tỉnh thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân, còn nhà nước giữ vai trò điều tiết cho đối tượng chính sách và khu vực khó khăn...
Có ý kiến cho rằng, Quảng Ninh đạt được những kết quả này phần lớn nhờ khai thác tốt lợi thế từ thiên nhiên ban tặng như: mỏ than lớn nhất Đông Nam Á, kỳ quan thiên nhiên thế giới vinh Hạ Long, Bái Tử Long, thêm vào đó là vùng đất thiêng Yên Tử... Và nhiều nhà khoa học cũng cảnh báo việc phát triển dựa vào đào và chặt sẽ không bền vững mà còn nguy hại đến môi trường và kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác. Là một tỉnh có nguồn thu lớn dựa vào than, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Nếu nói rằng sự phát triển của Quảng Ninh hoàn toàn phụ thuộc vào những thứ trời cho và khai thác theo kiểu đào và chặt thì hoàn toàn không đúng.
Tôi đưa ra một vài con số thống kê để chúng ta có thể hình dung về sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm qua. Nếu như năm 2011, thu ngân sách từ than là 67% thì đến năm 2014, con số này chỉ còn 47%. Về đóng góp trong GDP, năm 2011, khai thác than là hoạt động kinh tế lớn nhất tại Quảng Ninh chiếm 25% tổng GDP toàn tỉnh, nhưng đến 2014 nó chỉ chiếm 18,6% GDP.
Trong khi đó thu ngân sách từ du lịch lại có bước chuyển dịch tích cực: năm 2011, thu ngân sách từ du lịch chỉ chiếm 2,4%, 2014: 5,1%. Đóng góp trong GDP thì lĩnh dịch vụ tăng từ 34% lên 44,2%.
Chuyển từ nâu sang xanh
Đây là kết quả của triết lý phát triển chuyển từ nâu, đen sang xanh" của Quảng Ninh?
Tăng trưởng xanh đã được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc gia của nhiều khu vực trên thế giới.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, tăng trưởng xanh được hiểu là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển gắn chặt với việc thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược mà Đại hội XI của Đảng đề ra (cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kết cấu hạ tầng).
Qua đó, tỉnh dần dần giảm bớt việc dựa vào các yếu tố không bền vững như tài nguyên hữu hạn và tăng dần các yếu tố bền vững dựa vào vị trí địa chính trị, kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, cảnh quan, văn hóa, truyền thống lịch sử và trí tuệ con người... để phát triển.
Kỳ vọng của ông về một Quảng Ninh xanh trong tương lai sẽ như thế nào?
Chúng tôi xác định đây không phải là kỳ vọng mà là mục tiêu phải đạt được trong thời gian tới.
Cụ thể, đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường bền vững.
Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam, sẽ là nơi cần đến và đáng sống của mọi người.
Không 'nhầm vai'
Ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch tỉnh và ông Nguyễn Văn Đọc Bí thư có gì khác nhau, thưa ông?
Hôm nay (20/4) tôi ngồi đây vẫn là người của Ủy ban, sáng nay tôi được bầu thêm một chức nữa là Chủ tịch HĐND nhưng sáng mai tôi sẽ chuyển sang Tỉnh ủy. Do vậy ông Nguyễn Văn Đọc Bí thư và ông Nguyễn Văn Đọc Chủ tịch vẫn là một, chỉ có vai trò khác nhau.
Bí thư là vai trò người đứng đầu, cơ bản là xây dựng đường hướng, chủ trương, chính sách, đó là tập trung lãnh đạo, tập trung ra nghị quyết đảm bảo phát triển kinh tế xã hội hoặc liên quan đến an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền... Còn Chủ tịch UBND thì cụ thể hóa những nghị quyết này bằng các công việc cụ thể, quyết định cụ thể, đảm bảo thực hiện được những nghị quyết mà ông Bí thư đã ra.
Liệu có khi nào ông nhầm vai?
Một trong những vấn đề chúng tôi đang từng bước chỉ đạo thực hiện là thí điểm đại hội cơ sở bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư và phó bí thư. Ở cấp xã phường thực hiện bí thư kiêm chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND để cho có sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành, còn ở mỗi vị trí có vai trò khác nhau thì chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Cao hơn nữa, chúng tôi đang phấn đấu kì này có 2 bí thư huyện kiêm chủ tịch UBND.
Ở cương vị của tôi vừa là Bí thư tỉnh vừa là chủ tịch HĐND thì Quảng Ninh đã có tiền lệ nhiều lần và đã có nhiều địa phương thực hiện rồi. Tôi thấy rằng mô hình này đã được phát huy và chắc chắn không có sự nhầm vai. Mỗi một cơ quan chức năng đều có một chức năng, vai trò khác nhau. Đảng lãnh đạo toàn diện, HĐND thì xây dựng cơ chế chính sách, giám sát thực hiện các nghị quyết.
Về mặt tổ chức bộ máy cũng như trong chỉ đạo điều hành thì việc bí thư kiêm chủ tịch HĐND mang lại nhiều thuận lợi như ông nói. Nhưng đứng góc độ là người dân thì HĐND là nơi đại diện cho tiếng nói của dân còn cơ quan Đảng lại giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo. Ông làm thế nào để cân bằng và hài hòa được hai nhiệm vụ này?
Vấn đề lớn nhất, mục tiêu lớn nhất của Đảng là để phục vụ nhân dân mà vào HĐND cũng là để phục vụ nhân dân, đại diện cho nhân dân triển khai các nghị quyết đi vào cuộc sống và giám sát việc thực hiện này. Vì vậy không có chuyện lệch vai.
Đã là lãnh đạo thì trước hết phải lãnh đạo vì nhân dân cho nên làm Bí thư hay Chủ tịch HĐND cũng vậy, không có sự chồng chéo.
Theo Thu Hằng
Vietnamnet
Quảng Ninh: Chủ tịch HĐND được bầu làm Chủ tịch tỉnh Sáng 20/4, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 12 đã họp kỳ thứ 20 bầu bổ sung các chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Kỳ họp đã thực hiện biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Đọc, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Nguyễn...